Vì sao nhiều nông dân miền Trung – Tây Nguyên mê mẩn giống lúa của ThaiBinh Seed?
Trải qua gần 15 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed – Chi nhánh Miền Trung – Tây Nguyên (thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed) đã để lại nhiều ấn tượng với nông dân miền Trung – Tây Nguyên về các bộ giống lúa có ưu điểm vượt trội, chống chịu được sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt, cho năng suất cao.
Các bộ giống chống chịu được thời tiết khắc nghiệt
Ông Triệu Tấn Phú, Giám đốc Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, với sứ mệnh đồng hành cùng nghành nông nghiệp của các địa phương, từ khi hình thành đến nay công ty luôn đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như ứng dụng kĩ thuật 3 giảm, 3 tăng, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng…, đưa các bộ giống chất lượng của ThaiBinh Seed vào phục vụ sản xuất; góp phần thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp và cải thiện mặt bằng chất lượng giống cây trồng tại khu vực.
Nông dân miền Trung – Tây Nguyên phấn khởi với các bộ giống của ThaiBinh Seed mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: T.H.
Bắt đầu từ các mô hình khảo nghiệm, trình diễn cho đến sản xuất đại trà, các giống lúa của ThaiBinh Seed luôn thể hiện được những kết quả khả quan, khiến nông dân mê mẩn.
Theo thời gian, nhận thấy những tiềm năng và lợi ích mà các giống lúa của ThaiBinh Seed mang lại, nông dân đã không ngần ngại lựa chọn để sử dụng thay thế cho các giống truyền thống trước đây.
Sau khi được công nhận là Giống Quốc gia vào năm 2015, TBR225 đã có mặt tại miền Trung và được nông dân đón nhận rất nhiệt tình. Ảnh: T.H.
Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed – Chi nhánh Miền Trung – Tây Nguyên (thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed) thành lập từ năm 2007, công ty được giao nhiệm vụ hoạt động tại 13 tỉnh gồm 8 tỉnh khu vực duyên hải Nam trung bộ (Đà Nẵng – Bình Thuận) và 5 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum – Lâm Đồng).
Đến nay, công ty đã đưa những bộ giống lúa chất lượng, chống chịu sâu bệnh và thích ứng tốt với khí hậu, thổ nhưỡng đến khắp các tỉnh trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Các bộ giống chủ lực của ThaiBinh Seed đang có như BC15, TBR225, TBR-1, TBR36, TBR45, TBR279, TBR97, Đông A1, nếp A Sào, nhị ưu 888, thái xuyên 111, phúc thái 168…
Giống lúa BC15 mới, có chuyển gen kháng đạo ôn chống chịu sâu bệnh, cho năng suất cao. Ảnh: T.H.
Ông Ngô Văn Phi – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Minh, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, những năm qua Hợp tác xã đã chọn giống BC15 mới và TBR225 của ThaiBinh Seed để sản xuất và được nông dân rất ưa chuộng. Hiện nay Hợp tác xã liên kết với công ty sản xuất hơn 170ha/năm lúa BC15 mới và TBR225.
Năng suất bình quân của giống lúa BC15 mới ước đạt khoảng 85 tạ/ha và TBR225 đạt khoảng 80 tạ/ha. Đặc biệt, giống lúa BC15 mới, có chuyển gen kháng đạo ôn với nhiều ưu điểm, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt.
Video đang HOT
Trải qua gần 15 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed – Chi nhánh Miền Trung – Tây Nguyên (thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed) đã ghi dấu ấn đậm nét với nông dân miền Trung – Tây Nguyên. Ảnh: T.H.
Dự án “ Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính” của ThaiBinh Seed đạt giải nhất trị giá 750.000 USD
“Vụ hè thu vừa qua gia đình tôi cấy hơn 5 sào (mỗi sào 500m2) giống lúa BC15 mới. Năm nay thời tiết thuận lợi, lúa phát triển khá tốt. Nếu như làm các giống lúa khác tôi phải chi phí thêm hơn 150.000 đồng/sào để phun thuốc trừ sâu, chống các loại bệnh của cây lúa, nhưng đối với giống lúa BC15 mới thì không cần phun thuốc, giảm được một phần chi phí, năng suất lại cao”, lão nông Nguyễn Hữu Chi, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam phấn khởi nói.
Nhiều vụ lúa được mùa, nông dân phấn khởi
Đánh giá về các bộ giống của ThaiBinh Seed, ông Phạm Duy Tân, Giám đốc Hợp tác xã Nhơn Thọ 2 (thị xã An Nhơn, Bình Định) cho biết, Hợp tác xã liên kết sản xuất với công ty từ năm 2009 đến nay, hàng năm, Hợp tác xã liên kết sản xuất 120ha/năm, với hơn 300 hộ nông dân tham gia sản xuất, với các giống lúa chủ lực là TBR1 và BC15.
TBR97 là giống lúa ngắn ngày, thích hợp sản xuất cả 2 vụ đông xuân và hè thu. Ảnh: T.H.
Ông Tân cho biết thêm, qua sản xuất cho thấy các bộ giống của công ty luôn cho năng suất cao, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại miền Trung. Đặc biệt, các giống lúa canh tác được 2 vụ trong năm, kháng được sâu bệnh nên được bà con nông dân trên địa bàn rất “trung thành” với các giống lúa của công ty.
Giống lúa TBR225 được đánh giá rất cao về chất lượng gạo ngon, cơm mềm. Ảnh: T.H.
“Thời gian tới, tôi mong muốn Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed – Chi nhánh Miền Trung – Tây Nguyên tiếp tục liên kết sản xuất, mở rộng diện tích với các Hợp tác xã, bà con nông dân, nhằm đưa các bộ giống mới năng suất cao đến tay người nông dân, giúp họ yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế…”, ông Tân nói.
Hiện nay Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed – Chi nhánh Miền Trung – Tây Nguyên thực hiện liên kết sản xuất bình quân 1.650ha/năm. Ảnh: T.H.
Chị Nguyễn Thị Bình, ở thôn An Đại 1, xã Nghĩa Phương (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), một hộ dân tham gia trình diễn mô hình sản xuất giống lúa thuần TBR97 của ThaiBinh Seed cho biết, trong quá trình gieo sạ, chăm sóc, chị nhận thấy giống phát triển mạnh, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, chống chịu được đổ ngã. Trong thời gian làm đòng và trỗ bông, nhiệt độ tại đây dao động từ 38-40 độ C nhưng lúa vẫn phát triển tốt.
“Vụ hè thu năm 2021, tôi trồng thử nghiệm 1.200m2, lúa rất ít sâu bệnh gây hại, nhẹ phân, chi phí sản xuất thấp. Vì những lý do đó, vụ tới chắc chắn tôi sẽ mở rộng diện tích sản xuất lúa TBR97…”, chị Bình vui mừng nói.
Năng suất bình quân của giống lúa BC15 mới đạt khoảng 85 tạ/ha. Ảnh: N.P.
Được biết, hiện nay Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed – Chi nhánh Miền Trung – Tây Nguyên thực hiện liên kết sản xuất lúa diện tích bình quân 1.650ha/năm, sản lượng giống thương mại thu mua bình quân đạt 7.500 tấn/năm.
Ngoài sản xuất lúa thuần, chi nhánh còn tổ chức sản xuất thành công hạt lai F1 liên tiếp trong 3 năm qua. Hàng năm chi nhánh thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho trên 20 Hợp tác xã với khoảng trên 20.000 hộ nông dân, tạo ra giá trị tăng thêm cho ngành trồng trọt các địa phương trong khu vực từ 15-17 tỷ mỗi năm.
Bất chấp chỉ đạo, giống lúa chưa được phép lưu hành vẫn công nhiên bán ra thị trường Quảng Bình
Dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thu hồi toàn bộ lượng lúa giống chưa được cấp phép, thế nhưng, Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình vẫn cung ứng ra thị trường lúa giống chưa được cấp phép.
Liên quan đến vụ việc Một công ty ở Quảng Bình ngang nhiên bán cả tấn lúa giống chưa được cấp phép cho nông dân, ông Mai Văn Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, xác nhận: "Sở đã thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra làm việc và yêu cầu Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình cùng các địa phương dừng ngay việc cung ứng và sử dụng các giống chưa được công nhận lưu hành trong sản xuất".
Tuy nhiên, phản ánh tới báo Dân Việt, bà con nông dân ở huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) cho biết, nhiều cửa hàng trên địa bàn huyện này vẫn đang cung cấp các loại giống: QC03, QS447, PN99, KH336... của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình, đây là những giống lúa chưa được công nhận lưu hành giống cây trồng.
Để xác thực, trong vai người mua hàng, PV đã liên hệ với hộ gia đình có treo biển bán lúa giống tên là Nhà Quân - Hoàn (ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Tìm hiểu của PV, điểm bán này là của 2 vợ chồng đang là người của Trại giống An Ninh thuộc Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình.
Dù cấm lưu hành các giống lúa chưa được cấp phép, nhưng một cửa hàng nông nghiệp ở xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vẫn ngang nhiên bán. Ảnh: Trần Anh
Qua trò chuyện, một người tên Quân cho biết: "Tôi đang bán giống QC03 đây, 26.000 đồng/kg, anh cần lấy bao nhiêu cũng có".
Sau đó, PV đã vào hỏi mua giống lúa QC03 và mua được 1 bao lúa giống QC03 của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình với giá 260.000 đồng/bao/10kg một cách dễ dàng.
Bao lúa giống QC03 có giá 260.000/bao/10kg mà PV Dân Việt mua được ở một cửa hàng nông nghiệp tại xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ảnh: Trần Anh
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Bình vẫn đang mua lúa giống chưa được công nhận lưu hành của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình giao cho bà con nông dân sản xuất vụ đông - xuân.
Bà Nguyễn Thị Cẩm (ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) mở bao lúa giống QC03 đang ngâm ủ cho PV xem. Ảnh: Trần Anh
Tại huyện Lệ Thủy, nơi được xem là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình, thời điểm này, nhiều địa phương ở huyện này đã bắt đầu xuống giống vụ đông - xuân. Trong cơ cấu lúa giống của nhiều xã ở huyện này, có các giống chưa được công nhận lưu hành giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trò chuyện với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Cẩm (SN 1951, ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho hay: "Năm nay, tôi sản xuất vụ đông - xuân bằng giống QC03 của Hợp tác xã Văn Xá cấp. Tôi ngâm ủ giống này được 2 ngày rồi và ngày kia sẽ xuống giống".
Bà Nguyễn Thị Hòa (ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) cầm trên tay lúa giống QC03 mà bà chuẩn bị gieo trồng trên 1 sào ruộng. Ảnh: Trần Anh
Bắt gặp trên cánh đồng, bà Nguyễn Thị Hòa (SN 1958, ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) cho biết: "Tôi đang làm đất để chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông - xuân. Năm nay tôi gieo 4kg giống QC03 trên 1 sào ruộng, giống này do HTX Văn Xá cấp".
Cạnh đó, bà Trần Thị Lý (SN 1958, ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đang cặm cụi tát nước trong ruộng ra để chuẩn bị xuống giống. Trò chuyện với PV, bà Lý nói: "Nhà tôi năm nay làm 1 sào, được HTX Văn Xá cấp cho 3kg giống QC03. Đây là năm đầu tiên tôi làm giống này, chính quyền họ cấp cho thì làm thôi".
Bà Trần Thị Lý (trái) cùng nhiều bà con ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) sử dụng lúa giống QC03 để gieo trồng vụ đông - xuân. Ảnh: Trần Anh
Ông Nguyễn Văn Bắc - Chủ nhiệm HTX Văn Xá (xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Nhiều bà con nông dân trên địa bàn thôn năm nay sản xuất vụ đông - xuân bằng giống QC03, nhà tôi cũng làm giống này. Giống QC03 do xã Phú Thủy hỗ trợ theo nghị định 62 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa".
Còn ông Lê Qúy Tùng - Chủ nhiệm HTX Quy Hậu (ở xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho hay: "Gần tuần nữa bà con xuống giống, năm nay bà con nơi đây dùng gần 1 tấn QC03, chúng tôi mua với giá 27.000 đồng/kg. Giờ anh nói chúng tôi mới biết giống này chưa được phép lưu hành".
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Thanh Hạnh - Chủ tịch UBND xã Phú Thủy, cho hay: "Chúng tôi có hỗ trợ bà con giống QC03 theo nghị định 62 của Chính Phủ để gieo trồng vụ này, nhưng chỉ một phần diện tích nào đó thôi. Cái này chúng tôi chưa quyết toán".
Công ty cung ứng lúa giống: Khó thu hồi vì bà con vẫn giữ lại... giống
Lý giải về sự việc trên, ông Nguyễn Xuân Kỳ - Giám đốc Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình, cho biết: "Sau khi báo nêu, tỉnh vào cuộc, chúng tôi chấp hành, phát công văn đến các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để thu hồi giống lúa chưa được công nhận lưu hành nhưng nhiều bà con thấy giống lúa có năng suất tốt nên cứ giữ lại để sản xuất khiến công tác thu hồi khó khăn (?)".
Trước đó, báo điện tử Dân Việt đã đăng tải "Một công ty ở Quảng Bình ngang nhiên bán cả tấn lúa giống chưa được cấp phép cho nông dân", phản ánh về việc nhiều giống lúa của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình chưa được công nhận lưu hành giống cây trồng đã cho bán nông dân gieo trồng trong nhiều mùa vụ.
Sau đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra làm việc với Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình.
Cô giáo Tấm tận tụy truyền kỹ năng nghề chăn nuôi, thú y cho sinh viên Chọn cho mình một nghề chẳng giống ai, nhưng với Phạm Thị Tấm, việc nâng cao kỹ năng tay nghề chăn nuôi, thú y cho sinh viên và lao động nông thôn góp phần phát triển kinh tế mới là điều quan trọng. Bén duyên với nghề "chẳng giống ai" Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nghèo và theo bố...