Vì sao nhiều nhà hàng không cho khách mang đồ ăn thừa về?
Nhiều người cho rằng việc các nhà hàng sang trọng không chịu cho khách đóng gói thức ăn thừa mang về là lãng phí nhưng thực chất có những nguyên nhân tế nhị đằng sau.
Tại một nhà hàng hai sao Michelin ở Mayfair, Anh, một nhóm khách hàng gồm cả những người nổi tiếng đang ngồi thưởng thức đồ ăn thượng hạng. Luisa Gottardo đến từ Hertfordshire cũng là một trong số đó. Cô kết thúc bữa ăn bằng món Risotto (một món cơm kiểu Italy) cùng phô mai và lê. Trước khi về, Gottardo yêu cầu nhà hàng gói những thứ còn thừa và cho vào túi để cô mang về nhưng bị từ chối. Khi cô phàn nàn, nữ thực khách nhận được câu trả lời rằng đây là quy định.
Nhiều nhà hàng không cho phép thực khách mang đồ ăn thừa về. Ảnh minh họa
Ian Hogan, từng đưa con gái ăn tối tại một khách sạn cao cấp ở Hunter Valley, Australia. Hai cha con gọi món mì ống, nhưng con gái Hogan không ăn hết. Do đó, anh yêu cầu gói món ăn lại để có thể mang lên phòng. Nhưng bồi bàn từ chối.
“Chúng tôi phải trả 400 USD cho một đêm nghỉ ở đây, và món mì ống có giá 12 USD. Con bé mới chỉ ăn một hai miếng. Tôi yêu cầu gặp quản lý và người này cũng nói không với đề nghị đóng gói đồ ăn mang về”, anh nhớ lại. Nam du khách cho rằng đó là một sự l ãng phí đồ ăn.
Luisa và Ian Hogan không phải là trường hợp đầu tiên bị từ chối yêu cầu mang đồ ăn thừa về. Dù cho có hụt hẫng đi chăng nữa nhưng đây là những quy định ở các nhà hàng và bạn sẽ phải công nhận chúng hoàn toàn hợp lý khi nghe những lý do giải thích của các đầu bếp nhu sau:
1. Nhà hàng không muốn phá vỡ phần trình bày của món ăn
Đồ ăn ở các nhà hàng lớn thường được trình bày không chỉ đẹp mắt khách hàng mà còn gần như trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Đó chính là đứa con tinh thần của những người đầu bếp danh tiếng với hi vọng khi chúng được bồi bàn mang ra, kết hợp với vẻ ngoài xinh đẹp của chiếc khăn trải bàn, cộng với không gian xung quanh cùng tiếng nhạc dương dương sẽ tạo được cảm giác ấn tượng cho khách.
Khách có thể không ăn hết nhưng các nhà hàng này cũng sẽ không bao giờ đồng ý cho khách gói mang về bởi một lẽ đơn giản, khi cho vào hộp rồi, phần trình bày sẽ không còn nữa. Điều đó một phần phá vỡ ý đồ sáng tạo ban đầu của đầu bếp và phần nữa là sẽ làm thực khách nghĩ rằng đồ ăn này cũng “thường” thôi. Họ sẽ giảm bớt sự hào hứng, phần khích nếu lần sau còn ghé qua. Đó được coi như là sự thất bại của bất cứ nhà hàng nào.
2. Thức ăn có thể bị hỏng trong quá trình khách mang về
“Nếu đầu bếp đang nấu món gì đó trong một nhà hàng có tiếng tăm, thậm chí gắn sao Michelin, tôi tin rằng anh ấy muốn khách ăn ngay tại chỗ để có thể thưởng thức hương vị trọn vẹn nhất. Hơn thế nữa, các đầu bếp và quản lý nhà hàng luôn lo lắng nếu khách hàng đem đồ ăn về thì họ không thể kiểm soát chất lượng món ăn nữa, ai mà biết được những chuyện nghiêm trọng nào có thể xảy ra chứ?”, Russell Norman – người đứng đầu chuỗi nhà hàng Polpo nổi tiếng ở Anh cho biết.
Ngoài yếu tố thẩm mỹ thì các nhà hàng lo ngại thực khách ăn đồ thừa có thể bị trúng độc.
Video đang HOT
Ai cũng nghĩ những món ăn được chế biến, nấu chín kỹ thì vô hại. Nhưng vi khuẩn ngoài môi trường có thể bám vào suất ăn, phát triển nhanh và gây ra ngộ độc thực phẩm.
Do vậy, nhiều nhà hàng không đồng ý để khách mang đồ còn thừa về, vì sợ không kiểm soát được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài bồi thường tiền viện phí cho khách, các nhà hàng còn lo sợ nhất là tin tức này bị lan ra, công việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn.
3. Theo thói quen từng quốc gia
Bên cạnh chính sách của một số nhà hàng, việc gói thức ăn về cho khách phụ thuộc vào quan điểm và thói quen của người dân ở từng quốc gia. Người dân Australia luôn tự nhận mình là những người sành ăn. Vì vậy, họ xấu hổ khi yêu cầu bồi bàn đóng gói thức ăn thừa để mang về nhà. Tại Mỹ, nhiều nhà hàng thường đề nghị gói thực phẩm để khách mang về trước khi bạn yêu cầu. Nhưng tại Pháp, điều này không được thực hiện thường xuyên.
Trải nghiệm ẩm thực cao cấp thông qua công nghệ thực tế ảo
Những bữa ăn thông qua công nghệ thực tế ảo thường có giá rất cao, tuy nhiên những trải nghiệm mà nó đem lại cho thực khách là hết sức tuyệt vời
Những bữa ăn thông qua kỹ thuật số xuất hiện ngày một nhiều tại các nhà hàng (Ảnh: SCMP)
Việc thưởng thức những bữa ăn thông qua kỹ thuật số đã không còn là một xu hướng, mà nó đang dần trở nên chính thống với hàng loạt các bữa tiệc tương tác bằng máy tính đang dần xuất hiện trên khắp thế giới.
Khách sạn Park Hyatt Bangkok tại Thái Lan là nơi đầu tiên thực hiện ý tưởng bữa ăn kỹ thuật số. Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn 3D tại nhà hàng Embassy Room, nhà hàng nằm trong khuôn viên của khách sạn.
Bữa ăn sẽ bắt đầu với sự xuất hiện của một đầu bếp tý hon có tên Macro PoLo. Anh chàng đầu bếp "ảo" này sẽ dẫn du khách đi đến một hành trình ẩm thực độc đáo được chiếu bên trên bàn ăn. Macro PoLo sẽ cho thực khách đi hết từ nước này sang nước khác, từ Pháp đến Trung Quốc để tạo ra thực đơn cho bữa ăn.
Ngoài bếp trưởng PoLo, hàng loạt các nhân vật phụ như những chú chim, tàu thuyền và rồng lửa cũng sẽ xuất hiện để cuộc hành trình ẩm thực của thực khách thêm phần hấp dẫn.
Bữa ăn kỹ thuật số cùng với đầu bếp ảo tí hon PoLo (Ảnh: SCMP)
Sebastian Krack - Giám đốc ẩm thực của khách sạn Park Hyatt Bangkok cho biết: "Bữa ăn sẽ bao gồm nền ẩm thực của Ả-rập, một chút gia vị từ Ấn Độ, kem sorbet từ dãy Himalaya, cá vược hấp và dimsum tôm hùm từ Trung Quốc và sau đó sẽ quay trở về Pháp với món tráng miệng".
"Con người thích xem kịch, thích xem phim, thích công nghệ và tất nhiên họ thích cả ăn uống. Do đó, đầu bếp tí hon PoLo sẽ kết hợp tất cả những điều trên để phục vụ thực khách. Đây là một trải nghiệm ẩm thực cao cấp và thú vị".
Bữa ăn kỹ thuật số này có mức giá 124 USD, được xếp vào một trong những bữa ăn đắt nhất tại các nhà hàng ở Bangkok. Tuy mới trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng những bữa ăn với sự phục vụ của anh chàng đầu bếp ảo PoLo đã nhận được rất nhiều phản hồi tích kịch đến từ thực khách và cách ăn độc đáo này được rất nhiều người quan tâm. Dù khách sạn hiện đang phải tạm ngưng đóng cửa do dịch COVID-19, nhưng những kế hoạch để hoàn thiện bữa ăn thực tế ảo đã được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ lại các thực thực khách khi hết dịch.
Với bữa ăn kỹ thuật số tại Park Hyatt Bangkok, thực khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ khắp nơi trên thế giới (Ảnh: SCMP)
try if (Web_AdsArticleInBody != undefined & Web_AdsArticleInBody.aNodes.length> 0) document.write(Web_AdsArticleInBody); Web_AdsArticleInBody.start(); else document.getElementById("adsWeb_AdsArticleInBody").style.display = "none"; catch (e) document.getElementById("adsWeb_AdsArticleInBody").style.display = "none";
Không chỉ nổi tiếng tại Thái Lan, anh chàng đầu bếp tí hon còn được các thực khách đến từ Châu Âu và Trung Đông yêu quý. Nhân vật đầu bếp tí hon Macro PoLo được tạo ra năm 2015 tại studio Skullmapping. Studio này là của 2 nghệ sĩ người Bỉ Filip Sterckx và Antoon Verbeeck.
Một hình thức nữa của trải nghiệm ăn uống kỹ thuật số là thực khách có thể quan sát món ăn ở nhiều góc độ sau đó mới đưa ra quyết định chọn món ăn đó.
Tại New York, chuỗi cửa hàng burger Bareburger và chuỗi bánh ngọt Magnolia Bakery cũng đang khuyến khích thực khách sử dụng mô hình đồ ăn AR để xem qua những món ăn trước khi gọi món. Trên thực tế công nghệ AR đã có từ lâu tuy nhiên việc áp dụng vào ngành nhà hàng là hoàn toàn mới và độc đáo.
Thực khách tại Bareburger có thể xem chi tiết các món ăn trước khi quyết định gọi món (Ảnh: SCMP)
Alper Guler - giám đốc sản phẩm QReal, nơi sản xuất ra mô hình ăn uống bằng thực tế ảo chia sẻ vì sao anh ấy lại nghĩ ra ý tưởng này: "Hồi năm 2016, tôi mời bạn bè đến một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ tại New York. Tôi là ngưởi rất hay ăn đồ ăn của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng những người bạn tôi thì không. Những người bạn tôi không thể hình dung được những món ăn trong menu trông sẽ ra sao. Vì vậy để cứu vãn bữa ăn tôi đã phải gọi toàn bộ những món mà tôi thích và đó chính là lúc mà ý tưởng sử dụng công nghệ AR trong ngành nhà hàng nảy sinh trong đầu mình".
"Thật trùng hợp vào khoảng thời gian đó, tôi và người cộng sự Caner Soyer cũng đang cố gắng tạo ra một giải pháp AR cho ngành kiến trúc. Tôi đã kể câu chuyện ở nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ cho anh ấy và sau đó chúng tôi đã lấy cảm hứng từ sampuru (mô hình đồ ăn giả tại Nhật Bản)"
Tuy nhiên, để thực hiện ý tưởng này không phải là một việc có thể làm trong một sớm một chiều
"Để thực hiện những mô hình đồ ăn qua AR, bạn cần phải có bảm mẫu 3D của các món ăn", Guler nói: "Khi bắt tay vào làm không có mô hình 3D đồ ăn nào tối ưu cho AR. Việc tạo ra mô hình thực tế cho sản phẩm hữu cơ gần như bất khả thi hoặc phải mất rất nhiều tuần để tạo ra được một cái".
Thay vào đó, họ đã sử dụng một quá trình quang trắc học - sử dụng hình ảnh của các món ăn từ nhiều góc độ khác nhau và tập hợp lại để tạo thành một mô hình 3D. Sau khi chụp xong các món ăn, họ dành ra nhiều tháng trời để tối ưu hóa các mô hình để có thể hoạt động trên nền tảng AR.
Trở ngại tiếp theo của Guler và cộng sự của mình là làm thế nào để bán ý tưởng này trong một thị trường vốn đã đầy ắp những giải pháp công nghệ.
Guller chia sẻ: "Tại thời điểm đó, cách duy nhất để sử dụng AR là phải tải ứng dụng về máy, điều này gây cản trở khả năng phân phối của chúng tôi. Tuy nhiên dần dần Apple, Goolge, Facebook, Instagram đều phát triển tính năng AR trên nền tảng của họ và thế là mọi thứ đã thay đổi"
"Giờ đây chúng tôi đang tạo ra trải nghiệm AR cho rất nhiều nhà hàng, nhãn hàng đồ ăn. Chúng tôi dự định sẽ mở rộng dịch vụ của mình sang lĩnh vực thời trang, xe cộ và nhiều thị trường khác".
Theo đánh giá của Guler, xu hướng ẩm thực thực tế ảo sẽ còn phát triển hơn nữa tại Châu Á.
"Hiện mô hình này đang rất phổ biến tại Trung Quốc. Tôi tin rằng AR sẽ có thể cạnh tranh với mô hình sampuru ở Nhật Bản vì nó không cần dùng đến nhựa".
Tại Nhật Bản, nhà hàng Tree by Naked cũng đã đi theo trào lưu này dưới sự chỉ đạo của nghệ sĩ đa phương tiện Ryotaro Muramatsu.
Người đàn ông này đã nảy ra ý tưởng về một bữa tối không đơn giản chỉ là một bữa ăn. Trong bữa ăn này, món ăn chỉ là đóng vai phụ, điểm nhấn trong bữa ăn lại đến từ chính những hình ảnh kỹ thuật số. Giá của một bữa ăn này là 215 USD.
"Đối với hầu hết các thực khách thì đây là trải ngiệm có một không hai trên đời", Laura Offe - giám đốc điều hành của The Box Partnership - công tư tư vấn thực phẩm và đồ uống ở Hong Kong - cho biết.
"Tôi đã từng đưa mẹ đến nhà hàng Ultraviolet ở Thượng Hải nhân dịp sinh nhật bà ấy. Nhà hàng này của một đầu bếp người Pháp có tên Paul Pairet. Đồ ăn ở đây rất tuyệt vời, tuy nhiên điều khiến chúng tôi thực sự ấn tượng lại đến từ trải nghiệm mà nhà hàng đem lại."
Thực khách thưởng thức bữa ăn kỹ thuật số tại nhà hàng Ultraviolet (Ảnh:SCMP)
Ulatraviolet đã kết hợp hình chiếu, ánh sáng, hương vị và âm thanh để biến hội trường vỏn vẹn 10 chỗ ngồi trở thành một thế giới ảo, nơi món khai vị được nâng tầm chẳng khác gì một chuyến phiêu lưu đa giác quan, đậm chất điện ảnh.
Một thực khách đã nhận xét "Ultraviolet đã xóa bỏ mọi quy tắc của một nhà hàng. Đây có lẽ sẽ là tương lai của ngành dịch vụ nhà hàng và khách sạn trong thế kỷ 21".
Dấu hiệu cảnh báo thực phẩm phải bỏ đi Nếu phát hiện thực phẩm bị đổi màu, mốc, nổi bong bóng, bạn nên vứt bỏ chúng ngay lập tức. Trứng nổi trên mặt nước: Trứng sống có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3 tuần. Nhưng nếu bạn nghi ngờ về chất lượng của quả trứng, hãy kiểm tra bằng cách thả nó vào cốc nước đầy. Nếu trứng chìm...