Vì sao nhiều người thích ăn cay dù có hại?
Nhiều người nhạy cảm với vị cay, một số khác ăn cay từ nhỏ nên hình thành thói quen này.
Khảo sát năm 2017 của tiến sĩ Kalsec cho thấy đến 90% người Mỹ thích ăn đồ cay nóng. Thực phẩm cay ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tuy nhiên gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Khi ăn đồ cay, chứng ợ nóng xảy ra do axit dạ dày trào ngược vào ống thức ăn, gây cảm giác nóng rát ở ngực. Một số loại ớt cay, cà ri… tác động mạnh hơn cả. Nhiều loại thực phẩm cay nóng có chứa hợp chất capsaicin, làm chậm lại quá trình tiêu hóa. Khi đó, thức ăn cay ở trong dạ dày lâu hơn, kích thích nước bọt và dịch dạ dày, làm tăng nguy cơ ợ nóng, gây khó chịu. Nguy hiểm hơn còn có thể viêm dạ dày.
Muốn giảm tác dụng của capsaicin, bạn có thể uống sữa, ăn bánh mì, bơ gạo. Trên thực tế, bất kỳ món ăn từ sữa kết hợp với thực phẩm cay có thể làm dịu mát khẩu vị. Nước uống không giúp làm mất tác dụng của gia vị cay như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại, nó còn làm lây lan các phân tử ớt trong miệng.
Nhiều món ăn dùng ớt làm gia vị. Ảnh: Steemit
Bác sĩ da liễu ở La Grange Park cho biết, thành phần cay còn là chất gây kích ứng da nghiêm trọng. Sau khi ăn cay, nhiệt độ cơ thể tăng lên và kích thích tuyến mồ hôi tiết ra, khiến da đổ dầu nhiều hơn. Bụi bẩn và vi khuẩn dễ bám lại trên dầu ở da gây mụn, thậm chí là tạo thành vết chàm.
Các nghiên cứu cũng cho thấy ăn cay gây chứng hôi miệng. Khi bạn ợ nóng, thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản, điều này có thể gây ra mùi hôi phát ra từ miệng. Một số trường hợp dây thanh âm bị viêm, khiến bạn khàn giọng. Đặc biệt khi bạn vừa ăn cay đã nằm ngủ, các axit trong dạ dày trào ngược trở lại, đốt cháy niêm mạc thực quản gây khó ngủ.
Một số nghiên cứu phát hiện thực phẩm cay có thể hạn chế sự thèm ăn. Với một số người muốn giảm cân, đây có thể là một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, các nhà khoa học không ủng hộ ăn cay hàng ngày, bởi nó làm mất cảm giác ngon miệng và có thể khiến sự chán ăn trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Video đang HOT
Trên thế giới, nhiều trường hợp đã được ghi nhận tử vong vì ăn quá nhiều ớt ma, loại ớt cay nhất thế giới.
Tại sao mọi người lại thích ăn cay?
Bất chấp tất cả, nhiều người thực sự thích đồ ăn cay, họ có thể chịu đựng được sự cay nóng hơn những người khác gấp nhiều lần. Tiến sĩ Maya Feller giải thích, cơ thể mỗi người có sự nhận thức cảm tính khác nhau. Ăn thức ăn có độ cay khác nhau dựa trên chỉ số nhiệt vị giác cá nhân. Một số người cực kỳ nhạy cảm với khẩu vị này. Một số người có xu hướng tăng dần cấp độ cay của mình lên.
Kèm theo đó, ảnh hưởng văn hóa cũng đóng một vai trò quan trọng. Nhiều người có cơ hội tiếp cận và thưởng thức những thực phẩm cay nóng thường xuyên từ khi còn trẻ, nên sớm hình thành thói quen ăn cay. Nghiên cứu cho thấy chỉ số vị giác cay được hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ, biểu hiện bằng việc mẹ bầu ăn cay khi đang mang thai và cho con bú, từ đó trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng.
Thúy Quỳnh
Theo Thisisnsider
Hôn nhau có thể truyền loại khuẩn gây ung thư dạ dày không?
Một nụ hôn chứa hàng chục triệu vi khuẩn, nhưng liệu có loại khuẩn nào có thể gây ung thư?
GS.TS Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết vi khuẩn Helicobacter Pylori (khuẩn HP) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày. Triệu chứng thường gặp là đau thượng vị, ợ chua, bụng cồn cào, nóng rát sau xương ức...
Ảnh minh họa
Tỷ lệ người Việt nhiễm khuẩn HP rất cao.Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây, tỷ lệ này có thể lên đến 70%. Một nghiên cứu khác tại Hà Nội cũng cho thấy, cứ 1.000 người thì tới hơn 700 ca nhiễm vi khuẩn HP. Tại TP HCM, 90% người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP.
3 con đường lây lan chính của khuẩn HP
Lây nhiễm qua đường miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, tuy nhiên, chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn từ bát chung, có 1 bát nước chấm chung... vì vậy nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.
Lây nhiễm qua đường dạ dày - dạ dày: Quá trình lây nhiễm này diễn ra khi thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế. Nếu dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người lành.
Lây nhiễm qua đường phân - miệng: Khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch, hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.
Trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng dễ lây nhất
Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ nhiễm loại khuẩn này nhất do hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn chỉnh. Khi nhiễm khuẩn HP, trẻ có thể bị các biến chứng khó tiêu, viêm dạ dày cấp và mạn, loét dạ dày tá tràng, lâu dài dẫn đến ung thư. Trẻ mang khuẩn sẽ chán ăn, buồn nôn, chậm lớn, nặng nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen hôi.
Trẻ được người lớn hôn, thơm vào miệng để thể hiện cử chỉ yêu thương mà không biết đã vô tình lây nhiễm virus HP nếu người lớn có khuẩn trong cơ thể. Trẻ nhỏ cũng được người lớn mớm, đút thức ăn, dùng chung đũa, uống chung ly nên khả năng lây lan bệnh rất cao.
Hôn nhau cũng có thể lây HP nếu một người đã nhiễm khuẩn này, nhưng nguy cơ thấp hơn những con đường khác.
Không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có 200 loại khuẩn HP khác nhau, chỉ 1 số loại mang gene CagA có độc lực cao tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có đến 80% người trên 50 tuổi có mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng ung thư.
Chưa có triệu chứng, nhiễm khuẩn HP chưa cần điều trị
GS Đào Văn Long cho biết thêm, điều trị vi khuẩn HP ngành y mỗi nước có khuyến cáo khác nhau, ở Việt Nam nếu chưa có triệu chứng thì trước mắt chưa cần phải điều trị.
Thực tế, các nhà khoa học nhận thấy vi khuẩn HP trong một số trường hợp không hẳn có hại. Nếu không gây ra triệu chứng gì, sự có mặt của HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi có một số tác dụng đối với cơ thể.
Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Ngoài ra các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn... cũng giảm.
Người không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói..., không có tổn thương nghi ngờ hoặc có nguy cơ ung thư dạ dày, tiền sử gia đình không có người bị ung thư dạ dày thì không cần điều trị.
T.Nguyên
Theo giadinh.net.vn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn giảm bớt cà phê và trà? Cà phê và trà đều có lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có tác dụng phụ của nó. Vì vậy khi giảm bớt hai loại thức uống này thì cơ thể sẽ rơi vào những tình huống sau, theo Reader. Trà ít caffeine hơn cà phê - SHUTTERSTOCK Giảm cholesterol Cà phê phin loại bỏ các hợp chất cafestol và kahweol, nhưng...