Vì sao nhiều người không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi?
Khói thuốc lá là nguyên nguyên hàng đầu mỗi khi nhắc đến ung thư phổi, tuy nhiên không phải tất cả những người bị ung thư phổi đều hút thuốc.
Các yếu tố như tiếp xúc với khí radon, amiăng, ô nhiễm môi trường, biến đổi gien, hút thuốc lá thụ động… là những nguyên nhân khác gây nên ung thư phổi.
BS Nguyễn Minh Thuận – Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn – cho biết: Theo những nghiên cứu trên thế giới những năm gần đây tỷ lệ mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá càng tăng cao và đa phần gặp ở những người trẻ và phụ nữ. Có nhiều yếu tố khác gặp ở những người ung thư phổi nhưng chưa từng hút thuốc lá bao giờ.
Nếu bạn là người hút thuốc, bạn có thể tưởng tượng phổi của mình như một chiếc túi màu trắng, và ung thư giống như đặt một viên bi đen trong đó. Loại ung thư mà một người không sử dụng thuốc lá mắc phải có tên là ung thư biểu mô tuyến. Thay vì một đốm hoặc một khối u nằm trong phổi, nó giống một vùng mơ hồ và lan tỏa trên lá phổi. Một điểm khác biệt nữa là chúng có thể phát triển chậm và ít di căn đến các cơ quan khác nhưng có thể tái phát ngay cả khi đã phẫu thuật thành công.
Hiện nay nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi vẫn chưa rõ ràng nhưng người ta tìm thấy những mối liên quan giữa bệnh lý ác tính này ở người không hút thuốc lá gồm các yếu tố như sau.
Bên cạnh hút thuốc có nhiều yếu tố khác dẫn đến ung thư phổi như môi trường, ăn uống…. Ảnh SHUTTERSTOCK
Yếu tố môi trường: Hít phải khí radon hoặc amiăng hoặc ô nhiễm môi trường
Tiếp xúc với khí radon được coi là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc, gây ra khoảng 21.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm. Radon là vô hình và không có mùi, nhưng nó xuất hiện tự nhiên ở ngoài trời. Nó đã được tìm thấy với số lượng tập trung bên trong một số ngôi nhà được xây dựng trên đất có chứa các mỏ uranium tự nhiên.
Video đang HOT
Khí radon từ trong nền đất, đá có thể thoát ra và thâm nhập vào tòa nhà thông qua các vết nứt trên tường hay qua nền gạch bê tông. Chính vì vậy, những người dành nhiều thời gian trong tầng hầm hay ở các tầng thấp của tòa nhà sẽ có nguy cơ cao tiếp xúc với khí radon.
Amiăng không phải là một mối nguy hiểm tiềm ẩn trừ khi vật liệu bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng, tạo ra bụi. Khi bạn hít vào, các sợi amiăng bị kẹt sâu trong phổi và theo thời gian có thể dẫn đến ung thư phổi. Đôi khi amiăng ẩn náu ở những nơi như ống dẫn hơi nước hoặc gạch trong những ngôi nhà cũ. Ngoài ra amiăng và dầu diesel có nhiều trong các mỏ khai thác, những công nhân khai thác mỏ sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
Ô nhiễm môi trường có thể gây ra những thay đổi trong ADN và từ đó đặt tiền đề gây bệnh. Khí thải ô nhiễm từ xe cộ, nhà máy công nghiệp, bếp củi và các nguồn khác chứa các hạt nhỏ có thể góp phần làm ô nhiễm không khí và gây ung thư phổi. Bụi, khói và hóa chất trong không khí gây ra khoảng 1 – 2% trong tổng số các ca mắc ung thư phổi.
Hút thuốc lá thụ động từ người xung quanh
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạn chỉ cần ở trong phòng có người hút thuốc lá 1 giờ đồng hồ thì số hóa chất độc hại được cơ thể tiếp nhận tương đương với việc hút 10 điếu thuốc/ngày. Thực tế, khói thuốc nhả ra môi trường còn độc hại hơn cả khói thuốc được người hút hít vào.
Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10 m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.
Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10 m. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn uống không phù hợp
Một nghiên cứu mới đây đã xem xét chỉ số đường huyết (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường) có thể liên quan đến khả năng bị ung thư phổi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhất có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các loại thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả này bao gồm bánh mì trắng, ngũ cốc có đường, gạo trắng, bánh quy và bỏng ngô. Do đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh như bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, bột yến mạch, khoai lang và các loại trái cây.
Triệu chứng của người ung thư phổi không hút thuốc lá
Theo bác sĩ Thuận, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu thường rất ít biểu hiện cho người bệnh biết. Hầu hết, các dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi xuất hiện ở giai đoạn muộn. Những triệu chứng ung thư phổi ở người không hút thuốc lá tương tự với người hút thuốc lá như khó chịu hoặc đau ở ngực, ho không giảm hoặc nặng dần theo thời gian, khó thở, thở khò khè, có máu trong đờm, khàn tiếng, khó nuốt, ăn không ngon, sụt cân không có lý do, cảm thấy rất mệt mỏi, viêm hoặc tắc nghẽn trong phổi, hạch sưng hoặc phì đại ở trong ngực hoặc vùng giữa 2 phổi.
Để phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư phổi, bác sĩ Nguyễn Minh Thuận khuyến cáo, mọi người cần hình thành thói quen đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Không chỉ ung thư, bất kỳ bệnh nào nếu phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ thuận lợi hơn.
Ung thư phổi có di truyền?
Bệnh phổ biến trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư ở cả 2 giới.
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính xuất phát từ sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào trong nhu mô phổi. Ước tính mỗi năm khoảng 1,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do căn bệnh này.
Hút thuốc lá được coi là nguy cơ chính gây ra ung thư phổi. Tuy nhiên, theo thống kê trên toàn thế giới, khoảng 10-15% người hút thuốc lá bị ung thư phổi và 10-25% người bị ung thư phổi không hề hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động được đặt ra trong trường hợp này, vì nó được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên 20%. Vậy nhưng hút thuốc lá thụ động cũng chỉ chiếm từ 16-24% các trường hợp ung thư phổi ở những người không hút thuốc.
Hút thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ chính với ung thư phổi. (Ảnh minh họa)
Ung thư phổi ở những người không hút thuốc thường được chẩn đoán ở giới nữ, trẻ tuổi hơn và xu hướng đáp ứng tốt hơn với điều trị có sự xuất hiện của các đột biến gene giúp can thiệp bằng liệu pháp điều trị đích.
Đặc điểm này cùng với nỗi lo của nhiều gia đình bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi rằng "Có hoặc không có gene đột biến thì liệu ung thư phổi có di truyền hay không?". Các nghiên cứu được thực hiện để làm rõ vai trò của các gene và khả năng di truyền của nó.
BS.Nguyễn Tiến Đồng, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tế bào ung thư là những tế bào đột biến, phát triển không chịu sự kiểm soát của cơ thể. Phần lớn các đột biến này xuất hiện sau khi sinh, trong quá trình tương tác với môi trường sống và chúng không di truyền được. Một số nhỏ đột biến khác có từ ngay khi mới sinh (do đột biến tế bào mầm - tế bào phân chia và hình thành nên toàn bộ cơ thể) và những đột biến này thì di truyền được.
Cơ thể chúng ta nhận 2 bản sao gene khác nhau từ bố và mẹ. Do đó, khi đã mang trong mình một gene đột biến (ví dụ gene ức chế khối u đột biến mất chức năng), thì chỉ cần đột biến ở một gene còn lại sẽ tạo điều kiện hình thành ung thư. Trong khi đó, ở một người mang cả 2 gene bình thường thì cần đột biến xảy ra ở cả 2 gene mới đủ khả năng để sinh bệnh. Vì vậy, những người nhận di truyền gene đột biến sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn so với những người sinh ra không có gen đột biến.
Tương tự như vậy với ung thư phổi. Nếu gia đình có bố mẹ, anh chị em mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ tăng lên 2-3 lần so với những người không có tiền sử. Tuy nhiên, cần xem xét điều này trong một bối cảnh rộng hơn, nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc ung thư đó có thể là do cùng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc (hút chủ động hoặc bị động), môi trường sống chung ô nhiễm hóa học, phóng xạ... Đây cũng chính là những khó khăn khi xác định có phải là ung thư phổi gia đình hay ung thư phổi di truyền không.
Theo BS Nguyễn Tiến Đồng, khoảng 8% các trường hợp ung thư phổi là ung thư phổi di truyền. Với những đặc điểm sau có thể gợi ý đến bệnh cảnh ung thư di truyền:
Nhiều thành viên cùng mắc một loại ung thư (nhất là những bệnh ung thư ít gặp).Ung thư ở độ tuổi trẻ hơn bình thường (như ung thư ruột kết ở tuổi 20).Một người mắc nhiều hơn 1 loại ung thư (ví dụ như một phụ nữ cùng bị ung thư vú và ung thư buồng trứng).Ung thư ở cả hai cặp cơ quan (như cả hai mắt, cả thận hoặc cả hai vú)Ung thư ở nhiều thế hệ (như ở ông, cha và con trai).
Hiện nay xét nghiệm di truyền với ung thư phổi còn rất hạn chế. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng gặp phải khó khăn này và chưa có cách tốt nhất để quản lý những người mang gene đột biến nhưng chưa phát sinh bệnh. CT liều thấp có thể được kết hợp trong chăm sóc và quản lý những người bệnh này, nhưng tần suất nào để có hiệu quả tối ưu là điều không chắc chắn.
Ngoài ra, tư vấn di truyền cho gia đình của những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi vẫn là thách thức. Không có hướng dẫn xét nghiệm di truyền nào được thiết lập chỉ dựa trên tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi, trừ khi những trường hợp này đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một hội chứng di truyền đã biết.
Tuy nhiên, phần lớn các đột biến gene gây ung thư phát sinh trong quá trình sống của mỗi người và không di truyền cho thế hệ sau. Vậy nên, dù trường hợp của bạn có người thân mắc ung thư phổi thì nguy cơ của bạn bị di truyền vẫn rất thấp. Dù vậy, bạn vẫn nên cung cấp thông tin này cho bác sĩ để có những tư vấn phù hợp nhất trong việc sàng lọc.
Cơ chế gien đặc biệt giúp nhiều người hút thuốc lá lâu năm không bị ung thư phổi Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), 90% ca tử vong do ung thư phổi ở Mỹ là do các sản phẩm thuốc lá. Ảnh minh họa - Getty Images Trong bản hướng dẫn mới nhất, cơ quan y tế công cộng quốc gia Mỹ còn cảnh báo những người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong vì...