Vì sao nhiều người đổ ra đường sau giãn cách
Tối 21/9, Vũ Trà My lấy bộ váy hoa mua từ tháng 6 mà chưa có cơ hội mặc, là lượt cẩn thận rồi dắt xe ra khỏi nhà.
Kế hoạch của nữ nhân viên kế toán 26 tuổi là từ Hoàng Mai lên Cầu Giấy đón người yêu đã hai tháng không gặp.
Cùng lúc đó, tại Đông Anh, chị Phạm Thúy, 36 tuổi, bế con gái hai tuổi vào ôtô. Bữa tối hôm ấy được đẩy sớm hơn một tiếng để cả nhà lên phố, kết thúc chuỗi ngày quẩn quanh trong căn hộ 70 m2.
Họ đều có chung điểm đến là Hồ Gươm, như hàng nghìn người khác vào đêm Trung Thu. Từ 19h30 ngày 21/9, đoàn người từ các phố Tràng Thi, Phố Huế, Hàng Bông, Hai Bà Trưng… đổ về khu vực xung quanh Hồ Gươm, dẫn đến tình trạng ùn tắc ở đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ khiến nhà chức trách phải lập rào cấm ở một số khu vực.
Sáng 22/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, cho rằng nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại bất cứ lúc nào và “công sức của toàn xã hội trong hai tháng chống dịch có thể trở thành uổng phí vì sự chủ quan”.
PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp y tế cộng đồng (Bộ Y tế), bày tỏ lo lắng “nếu trong đám đông tối qua tại Hà Nội, có một F0 với chủng Delta, sẽ rất dễ lây lan sang những người khác. Khi đó, nhà chức trách khó truy vết, bởi không biết ai tiếp xúc với ai”.
Phương tiện ùn tắc tại tuyến phố trung tâm Hà Nội, tối 21/9. Ảnh: Huy Thành.
“Nhưng chuyện người dân ra đổ ra đường tối 21/9 là điều có thể đoán được”, ông Nguyễn Xuân Phong, thạc sĩ tâm lý ĐH Toulouse Jean Jaurès (Pháp), nhận định. Không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, trên thế giới hiện tượng này không hiếm gặp.
Hồi tháng 5, Tây Ban Nha gỡ tình trạng khẩn cấp, người dân Barcelona tràn ra đường reo hò và chơi nhạc. Ở Madrid, cảnh sát phải cưỡng ép người dân rời khỏi quảng trường Puerta del Sol tại trung tâm thành phố, nơi đám đông không đeo khẩu trang tụ tập ăn mừng.
Video đang HOT
Cũng trong tháng 5, Reuters đưa tin người dân Ba Lan ra đường ăn mừng “như giao thừa” khi nước này cho mở lại nhà hàng và quán bar sau hơn sáu tháng đóng cửa. Thời điểm đó, số ca mắc Covid-19 ghi nhận trong một ngày ở Ba Lan đã giảm đáng kể, còn hơn 3.000 ca so với hơn 35.000 ca hồi đầu tháng 4. Gần 36% người trưởng thành đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine và gần 14% đã đủ hai mũi.
Có nhiều nguyên nhân khiến người dân ra đường sau giãn cách.
“Một số người coi điều này như món quà tự thưởng”, thạc sĩ Phong nói. Trong thời gian bị buộc phải kiềm chế nhu cầu cơ bản hay gắng gượng để vượt qua điều gì đó, con người có xu hướng đặt ra những phần thưởng tinh thần để tự động viên và tăng thêm hy vọng. Phần thưởng đó có thể là ăn món mình thích, đến chỗ mình thân thuộc và 21/9 chính là lúc họ thực hiện hóa phần thưởng ấy.
“Nhắc đến Hà Nội thì không thể không nhắc đến Hồ Gươm”, Vũ Trà My lý giải về lựa chọn điểm đến, tiết lộ thêm mình cùng người yêu còn tranh thủ đi ăn phở – món ăn được nhiều người coi là biểu tượng của Hà Nội.
Ngoài ra, việc người dân lập tức ra đường khi các chỉ thị giãn cách được nới lỏng một lần nữa chứng minh rằng Internet không thể thay thế nhu cầu được tiếp xúc gần gũi của con người.
“Con người là sinh vật xã hội và sự gắn kết không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua ánh mắt, cái ôm”, chuyên gia Nguyễn Thu Hương, chủ nhiệm một văn phòng tư vấn tâm lý ở quận Ba Đình, Hà Nội, phân tích.
Giao tiếp mắt trực tiếp làm tăng sự tin tưởng giữa con người, tăng khả năng chú ý và lan tỏa cảm xúc tích cực. Ví dụ, nếu thấy người đối diện mình cười, một phần bộ não của bạn cũng cười, bà Hương dẫn một nghiên cứu của Italy năm 2004.
Nghiên cứu năm 2017 của Đại học Liverpool (Anh) thì chỉ ra những cái ôm giúp giải phóng oxytocin, còn gọi là hormone tình yêu, giúp con người đỡ căng thẳng, sợ hãi và cô đơn – những hệ quả tâm lý hay gặp trong thời gian giãn cách xã hội. Đây cũng là lý do Trà My đi cùng người yêu.
Bên cạnh đó, bà Hương cho rằng ra đường là cách thể hiện quyền kiểm soát cuộc sống, thứ nhiều người cảm thấy bị mất đi trong đại dịch, đồng thời giúp họ xả khối năng lượng bị nén bấy lâu. Gia đình chị Thúy là một trường hợp như vậy bởi họ vốn ưa dịch chuyển, trước giãn cách tuần nào cũng đi chơi. Ở nhà nhiều, không riêng người lớn mà bé gái hai tuổi cũng cáu gắt, la hét cả ngày. “Đến lúc được ra ngoài, con bé vừa cười vừa đập tay vào cửa kính suốt chuyến đi”, chị Thúy kể.
Tính chất lễ hội của Trung Thu cũng góp phần thúc đẩy con người ra đường, dù theo cả hai chuyên gia, đường phố vẫn sẽ đông ngay cả khi không trùng ngày đặc biệt nào.
Ông Phong cho biết thêm, mọi nhóm tuổi đều có nhu cầu ra đường, chỉ khác ở cách thức, cung đường và thời gian. Ví dụ, người già đi bộ tập thể dục lúc sáng sớm còn các bà nội trợ trung niên tranh thủ tụ họp lúc đi chợ.
Dẫu vậy, đa số người dân Hà Nội vẫn chấp hành các quy định phòng chống dịch, tiếp tục ở trong nhà. Anh Nguyễn Hoàng, 30 tuổi, ở quận Long Biên nói: “Năm nào chẳng có Trung Thu, không đi một năm cũng chẳng sao”.
Trần Quỳnh Chi 28 tuổi, sống ngay tại quận Hoàn Kiếm thậm chí quên mất 21/9 là Trung thu. Đến lúc bạn nhắn tin rủ đi chơi, cô nhân viên văn phòng mới nhớ ra, nhưng từ chối thẳng thừng.
“Ra đường là nhu cầu tự nhiên, có thể hiểu được. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc thỏa mãn nhu cầu bản thân cần xếp sau các yêu cầu phòng chống dịch”, chuyên gia Nguyễn Xuân Phong khuyến cáo.
Ngoài đảm bảo quy tắc 5K, ông Phong gợi ý mỗi người nên tự sắp xếp những điều muốn làm theo thứ tự ưu tiên. “Hà Nội giống như một người ốm lâu ngày vừa khỏe lại. Các hoạt động nên được khôi phục chậm rãi, hài hòa”, ông Phong gợi ý.
Bà Hương nhấn mạnh, trước khi ra đường bạn nên tự hỏi: “Điều này có thực sự cần thiết hay không?”.
Đông nghẹt người đổ về hồ Hoàn Kiếm trong đêm Trung thu
Đêm 21/9, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ về hồ Gươm chơi đêm Trung thu, khiến mọi ngả đường hướng Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - Lê Thái Tổ ùn tắc kéo dài.
Tối 21/9 là buổi tối đầu tiên Hà Nội được nới lỏng giãn cách và trùng với Tết Trung thu, người dân Hà Nội đổ ra đường, dồn về trung tâm thành phố mặc dù vẫn đang áp dụng Chỉ thị 15.
Nhiều tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm đông nghịt người và xe.
Biển người và phương tiện di chuyển theo hướng Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - Lê Thái Tổ.
Nhiều gia đình đèo con nhỏ len lỏi giữa dòng người.
Do ùn tắc, nhiều xe máy đi lên vỉa hè trên phố Hàng Bài.
Các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm bị ùn ứ.
Lúc 21 giờ 30 phút tại phố Đinh Tiên Hoàng, lượng phương tiện dồn về đông.
Nhiều thanh niên không đội mũ bảo hiểm di chuyển trên đường.
Trẻ em nô đùa tại vườn hoa đối diện đền Ngọc Sơn.
Phương tiện đổ dồn về quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Lực lượng chức năng phải phân luông, điều khiển giao thông, giải tỏa ùn tắc.
Cảnh sát trật tự liên tục nhắc nhở người dân không tụ tập đông người, đề phòng dịch COVID-19 lây lan.
Mặc dù thành phố khuyến cáo người dân không ra đường khi không cần thiết, nhưng tình trạng tập trung đông người vẫn xảy ra vào đêm Trung thu.
Trên cầu Long Biên, nhiều thanh niên tụ tập hóng gió trông trăng.
Lực lượng chức năng nhắc nhở , xử lý những trường hợp cố tình vi phạm phòng chống dịch.
Hội đồng đạo đức: Nano Covax có tác dụng với chủng Delta, Alpha Trong thông cáo vừa được Bộ Y tế phát đi về phiên họp chiều 18-9 của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia, Nano Covax đảm bảo tính an toàn, sinh miễn dịch, ước tính hiệu quả bảo vệ đủ căn cứ chuyển hồ sơ đề nghị xem xét cấp phép. Tiêm thử nghiệm Nano Covax tại Học viện...