Vì sao nhiều giáo viên vẫn bị “thúc” học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Nhiều giáo viên ở Hà Tĩnh phản ánh liên tục bị nhà trường, Phòng Giáo dục nhắc nhở, thúc giục đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên để được thăng hạng.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang là gánh nặng với giáo viên. Ảnh: Đình Trọng
“Ép học” và thu 2,5 triệu đồng/ người
Ngày 20.10, một giáo viên tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) phản ánh: Gần đây, chúng tôi bị nhà trường thúc giục đăng ký tham gia học lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên, nếu không tham dự thì thiệt thòi quyền lợi, phải tự chịu trách nhiệm.
“Họ gửi kèm theo văn bản của Sở Giáo dục, rồi mẫu đơn đăng ký học gửi trường Đại học Hà Tĩnh, mẫu danh sách trích ngang đăng ký” – giáo viên cho biết.
Điều làm giáo viên này bức xúc vì phải nộp học phí khoảng 2,5 triệu đồng cho một chứng chỉ mang tính hình thức, đối phó với việc thăng hạng để nâng lương chứ không có tác dụng thực chất.
“Tôi đã tốt nghiệp đại học sư phạm, đủ các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, giảng dạy đã 20 năm, kiến thức, kĩ năng chuyên môn tốt. Không hiểu học thêm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nữa để làm gì” – giáo viên nói trên chia sẻ.
Cùng tâm trạng nói trên, nhiều giáo viên tại các địa phương khác ở Hà Tĩnh cho biết cứ liên tục bị nhà trường thúc giục phải đi học các lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, với mức học phí khoảng 2,5 triệu.
Vừa triển khai, vừa “nghe ngóng”
Sáng 21.10, ông Nguyễn Trường Giang – Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hương Sơn cho biết, hiện ở huyện Hương Sơn đang cho các trường tổ chức cho giáo viên đăng ký học chứng chỉ nghề nghiệp giáo viên trên tinh thần tự nguyện. Hiện mới tổ chức đăng ký, chưa tổ chức học, huyện đang “nghe ngóng” việc triển khai ở các huyện, thị trong tỉnh, khi nào nhiều địa phương cùng triển khai thì ở huyện cũng sẽ triển khai cho học.
Về việc đang chờ Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục cho giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mà sao vẫn triển khai cho giáo viên đăng ký học, ông Giang cho rằng, hiện theo thông tư của Bộ GDĐT vẫn yêu cầu đến 31.12.2021 phải hoàn thành chứng chỉ để xét chuyển đổi giữ hạng, hoặc thăng hạng giáo viên để xếp lương.
Video đang HOT
Do đó, nếu không tổ chức học thì sợ muộn, khi đó giáo viên không có chứng chỉ theo quy định để xét thì cũng sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Ông Giang cũng chia sẻ mong muốn Chính phủ sớm ban hành quy định để tránh vướng, băn khoăn ở cơ sở.
Ông Phan Thanh Dân – Trưởng Phòng Giáo dục huyện Lộc Hà thông tin, trên địa bàn huyện đã triển khai cho giáo viên học chứng chỉ nghề nghiệp trên tinh thần tự nguyện. Ông Dân cũng cho hay, hiện theo quy định của Bộ Giáo dục thì vẫn đang cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên để xét giữ hạng, thăng hạng.
Trong lúc chờ quyết định của Chính phủ thì Phòng thông báo đến các trường trao đổi với giáo viên để họ tự nguyện đăng ký học hay không, nếu không học sau này ảnh hưởng đến quyền lợi thì giáo viên tự chịu trách nhiệm.
Bà Nguyễn Thanh Nga – Trưởng Phòng Giáo dục huyện Thạch Hà cho hay, ở Thạch Hà chưa triển khai cho giáo viên đăng ký học lớp chứng chỉ nghề nghiệp vì theo văn bản của UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện.
Phòng Giáo dục thành phố Hà Tĩnh cũng khẳng định chưa triển khai về các trường đăng ký học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên vì hiện chưa nhận được văn bản hướng dẫn liên ngành của Sở Nội vụ và Sở Giáo dục về vấn đề này.
Trước đó, Báo Lao Động đã có nhiều bài phản ánh tình trạng bất cập trong việc triển khai các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cho giáo viên, đó là tình trạng lãng phí, không thiết thực, chỉ có tính chất đối phó.
Bộ nói bỏ các chứng chỉ nhưng lại đòi minh chứng, giáo viên biết tìm đâu ra?
Đến nay, yêu cầu các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên gần như vẫn duy trì như cũ.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bốn Thông tư: 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/3, nhiều giáo viên đã vui mừng, cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Họ hy vọng 2 vấn đề lớn là lương, thu nhập giáo viên sẽ cải thiện và giải tỏa được áp lực chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học như là những giấy phép con hành giáo viên trong thời gian.
Nhưng sự thật lại không phải như vậy, "niềm vui ngắn chẳng tày gang", gần như đến giai đoạn này vấn đề chuyển xếp lương theo chùm Thông tư mới thì vẫn "giậm chân tại chỗ", các phương án dự định xếp lương mới còn bất hợp lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo không lên tiếng cũng không ban hành hướng dẫn cụ thể mà để các địa phương "tự bơi" mỗi nơi mỗi kiểu.
Còn về vấn đề các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, chức danh nghề nghiệp thì yêu cầu đối với giáo viên vẫn không có gì thay đổi, vì sao?
Chúng chỉ tin học, ngoại ngữ. Ảnh minh họa: TTXVN
Giáo viên vẫn bị "hành" bởi các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học
Tại các Thông tư mới 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT, trong các tiêu chuẩn của các hạng I, II, III giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học đã không còn yêu cầu có chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ như ở chùm Thông tư 21, 21, 22, 23/2015/TTLT-BNV-BGDĐT trước đây.
Giáo viên tưởng được cởi trói các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học trên. Tuy nhiên, khi thực hiện các phương án để bổ nhiệm, xếp lương giáo viên, các địa phương, cơ sở giáo dục vẫn yêu cầu giáo viên vẫn phải có chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học thì mới được bổ nhiệm và xếp lương mới theo các hạng.
Bởi vì ở trong tất cả các tiêu chuẩn ở các hạng thì ở tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đều có quy định: "Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên... hạng... và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao" .
Do đó ở một số địa phương khi yêu cầu để được bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới bắt buộc phải có chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, nếu không có minh chứng thì xem như xếp giáo viên chưa đạt chuẩn.
Công văn số: 971/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có quy định: "Việc bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên ở từng cơ sở giáo dục phải đúng người đúng việc, bảo đảm đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ở từng hạng."
Yêu cầu của công văn trên là đủ các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm. Do đó, gần như khi xếp hạng, bổ nhiệm lương mới vẫn có yêu cầu phải có minh chứng là các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học cho việc biết sử dụng Ngoại ngữ, Tin học khiến giáo viên vô cùng bức xúc.
Việc giáo viên học Ngoại ngữ, Tin học từ khi phổ thông lên tới đại học đó là minh chứng cụ thể cho việc giáo viên đã được học, đã biết sử dụng và thực tế là giáo viên hiện nay đa số sử dụng giáo án, bài giảng điện tử, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm,... như vậy cần thêm chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học để minh chứng cho tiêu chuẩn trên là quá vô lý.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp vẫn "hành" giáo viên nhiều nhất
Trong chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021 trên, giáo viên ở các hạng gần như phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, có giáo viên muốn thăng hạng phải có đến 3 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Cụ thể: Giáo viên mầm non đến trung học cơ sở chỉ có giáo viên mầm non, tiểu học (đang giữ hạng IV cũ), giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông là không cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III.
Còn các trường hợp còn lại như giáo viên mầm non, tiểu học đang giữ hạng III cũ muốn chuyển sang hạng III mới phải có chứng chỉ nghề nghiệp hạng III.
100% giáo viên muốn thăng hạng hoặc bổ nhiệm hạng II, I ở tất cả các bậc học phải có chứng chỉ hạng trên.
Chùm Thông tư này gây bức xúc rất lớn về việc quy định các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên, có giáo viên phải "cõng" đến 3 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là quá vô lý.
Tuy nhiên, giáo viên tiếp tục hy vọng khi Bộ Nội vụ có Công văn số: 2499/BNV-CCVC gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất cắt giảm các loại chứng chỉ.
Theo đó Bộ Nội vụ sẽ rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức quy định đối với viên chức giáo dục ở mỗi cấp học, bậc học và đề xuất chỉ còn 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp duy nhất (chưa có quy định cụ thể chức danh loại nào).
Tuy nhiên, sau khi Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đến nay giáo viên vẫn chưa nhận được văn bản nào về việc giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nên rất nhiều giáo viên vẫn phải bị "hành" bởi các chứng chỉ trên, làm giàu cho các cơ sở chiêu sinh lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trên.
Bộ không lên tiếng giáo viên vẫn bị "hành" dài dài
Cả chùm Thông tư mới và văn bản của Bộ Nội vụ đã quy định không còn yêu cầu các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo không lên tiếng cũng như không có văn bản hướng dẫn nên đến nay giáo viên hiện nay vẫn bị "hành" bởi chứng chỉ trên.
Giáo viên đang rất mong chờ từng ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn cụ thể về các "minh chứng": Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên... hạng... và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao".
Nếu không, giáo viên vẫn cứ phải vất vả chạy ngược chạy xuôi, lo lắng về các giấy phép con trên, vì các địa phương xem các chứng chỉ nói trên là "minh chứng" theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn cụ thể càng chậm thì giáo viên càng hoang mang, lo lắng, tốn kém kinh phí, thời gian rất lớn.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên mòn mỏi chờ điều chỉnh chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của Bộ Hy vọng trong 87 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của viên chức đang được Bộ Nội vụ rà soát thì chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ được bỏ. Ngay từ thời điểm ra đời của các Thông tư 01/02/03/04/ 2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo...