Vì sao nhiều doanh nghiệp bất động sản thua lỗ trong năm 2018?
Dầu khí Đông Đô, Petroland và Simco Sông Đà đều vỡ kế hoạch năm đề ra. Trong đó, Dầu khí Đông Đô nợ phải trả chiếm tới 99% tổng tài sản, Petroland thua lỗ và dính lùm xùm xung quanh hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất của tòa nhà Petroland Tower. Riêng Simco Sông Đà cổ đông mòn mởi đợi cổ tức bởi thua lỗ 11 tỷ trong năm 2018.
Thống kê cho thấy, 3 doanh nghiệp BĐS là Dầu khí Đông Đô, Petroland và Simco Sông Đà có kết quả kinh doanh “bết bát” trong năm 2018
“Phá sản” mục tiêu lợi nhuận
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV.2018 của Công ty cổ phần Dầu khí Đông Đô (PVD – Đông Đô), mã chứng khoán PFL. Năm 2018, PVD – Đông Đô đạt xấp xỉ 82 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% so với năm 2017. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại tăng mạnh từ 69 tỷ đồng lên 88 tỷ đồng dẫn tới lợi nhuận gộp của công ty âm 1,6 tỷ đồng.
Xét về chi phí tài chính, năm 2018 chi phí lãi vay của PVD – Đông Đô gần như không biến động so với mức chi phí lãi vay phải trả trong năm liền trước, vào khoảng xấp xỉ 7,5 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí khác là 2 điểm sáng trong kỳ khi giảm 81% và 478% so với cùng kỳ năm 2017.
Cộng hưởng tất cả những biến động trên, PVD – Đông Đô ghi nhận khoản lỗ 19,6 tỷ đồng, tăng 8% so với kết quả thực hiện của năm 2017. Ở giai đoạn 2012 – 2018, ngoại trừ năm 2016 lãi 1 tỷ đồng thì các năm còn lại PVD – Đông Đô đều báo lỗ ít nhất 15 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của PVD – Đông Đô còn cho thấy, tại thời điểm 31.12.2018, công ty có 5,3 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 51% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, nợ phải trả tăng 7% lên 212,2 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả hiện chiếm tới 99% trong tổng tài sản 213,5 tỷ đồng của doanh nghiệp. Trong đó, vay ngắn hạn tăng 29% lên gần 73 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản.
Hiện Dầu khí Đông Đô đang triển khai các dự án Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long, chung cư CT5E Xuân Phương (huyện Từ Liêm), dự án Nam An Khánh (huyện Hoài Đức), tổ hợp nhà ở kết hợp dịch vụ siêu thị và văn phòng làm việc Dolphin Plaza.
Trong đó, có tới 51 tỷ góp vốn đầu tư tại dự án “Khu đô thị Nam An Khánh”, đứng thứ 2 là trên 37 tỷ đồng góp vốn hợp tác kinh doanh dự án Dolphin Plaza. Tại dự án, Xuân Phương (huyện Từ Liêm), công ty có tới 171 tỷ động xây dựng dở dang tính đến cuối năm 2018.
Bên cạnh các dự án làm chủ đầu tư, công ty PVC Đông Đô cũng góp 10% đầu tư khu cao ốc căn hộ 15A2 tại Nguyễn Hữu Thọ, Nhà bè, TP. HCM. Ngoài ra, PVC Đông Đô cũng góp vốn vào tòa nhà hỗn hợp PVFC Land tại Hải Phòng (Sunlight Tower). Tại dự án chung cư Huỳnh Tấn Phát tại số 1351, đường Huỳnh Tấn Phát, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, PVC Đông Đô góp 8% vốn đầu tư.
Năm 2018, trong 43 tỷ đồng phải thu của khách hàng ngắn hạn, có đến 30 tỷ nằm tại công ty địa ốc Phú Long của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Cũng “thất thu” trong năm 2018, nguồn thu hiện tại chủ yếu của công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và Đô thị dầu khí Petroland (HOSE: PTL) đến từ các hoạt động cho thuê văn phòng, hợp tác kinh doanh, quản lý tòa nhà và hoạt động tư vấn giám sát.
Tuy nhiên, hiệu quả từ những hoạt động này không cao, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí nên dẫn tới kết quả kinh doanh lỗ.
Cụ thể, doanh thu thuần năm 2018 giảm 138%, chỉ mang về vỏn vẹn 48 tỷ đồng, song giá vốn hàng bán đã chiếm tới xấp xỉ 96% doanh thu của doanh nghiệp. Trong khi đó, tổng chi phí phát sinh trong kỳ của công ty lên tới 63 tỷ đồng, dẫn tới khoản lỗ 12,6 tỷ đồng trong năm 2018 của Petroland.
Đến cuối năm 2018, công ty đã đầu tư 36 tỷ đồng vào dự án Tương Bình Hiệp. Hàng tồn kho của công ty tính đến cuối kỳ còn 189 tỷ đồng, riêng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của dự án chung cư Mỹ Phú chiếm 134 tỷ đồng.
Trong năm 2018, PFL hầu như không triển khai thêm được dự án mới. Đồng thời, các dự án đang triển khai như dự án khu đô thị Dầu khí Vũng Tàu hay dự án khu nhà ở Tương Bình Hiệp đều phải tạm dừng do không thu xếp được nguồn tài chính.
Các khoản phải thu và nợ phải trả của công ty đều giảm 10% và 42% so với đầu năm. Nếu so với tổng tài sản, nợ phải trả của công ty chiếm 41%.
Video đang HOT
Năm 2018, Petroland còn lùm xùm không ít thông tin liên quan đến những phi vụ hợp tác kinh doanh, tư vấn môi giới, chuyển nhượng… kiểu “lạ kỳ” được ký kết, gây bất lợi cho doanh nghiệp này.
Theo thống kê của Petroland, từ năm 2012 – 2018, ông Bùi Minh Chính, với vai trò Giám đốc Petroland, đã ký tổng cộng 17 hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất của tòa nhà Petroland Tower với ưu đãi về phí dịch vụ, trong đó một số hợp đồng được miễn phí luôn tiền điện, chỗ đậu xe… Điều này dẫn đến Petroland có thể sẽ đi từ thua lỗ này đến thua lỗ khác.
Cũng không khá hơn, vừa mới thoát lỗ ở năm 2017 thì CTCP Simco Sông Đà (HNX: SDA) lại báo lỗ 11,7 tỷ đồng ở năm 2018 do chi phí tài chính tăng mạnh lên 7,3 tỷ từ con số âm 38 triệu của cùng kỳ năm 2017.
Tính đến ngày 31.12.2018, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn của SDA hơn 50 tỷ đồng, gấp 2,6 lần con số đầu kỳ, trong đó khoản phải thu khách hàng khác chiếm gần 46 tỷ đồng. Tồn kho thành phẩm tăng 39% so với đầu năm.
Báo cáo tài chính của SDA cũng cho thấy, công ty hiện đang có 5,6 tỷ tiền mặt gửi ngân hàng, gấp 16 lần con số của cùng kỳ năm ngoái và tương đương với khoản vay ngắn hạn tại BIDV của công ty. Ngoài ra, dự án tòa nhà SIMCO Tower có chi phí sản xuất kinh doanh dài hạn gần 76 tỷ đồng.
Cũng chính vì thua lỗ, năm 2018 cũng là năm thứ 4 liên tiếp công ty này dời ngày thanh toán cổ tức bằng tiền của năm 2011 và 2013 đến tận cuối năm 2021.
Lý do chậm trả cổ tức được đưa ra là số tiền trả cổ tức năm 2011 và 2013 đã được sử dụng để đầu tư vào dự án khai thác và chế biến đá marble tại Myanmar.
Tuy dự án đã hoàn thành, nhưng do gặp khó khăn về tiêu thụ hàng, nên chưa thu hồi được vốn đầu tư. Bởi vậy hiện SDA chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán cổ tức năm 2011 và 2013.
Đáng chú ý, lý do này cũng được SDA nêu ra trong lần thứ 3 lùi thời hạn trả cổ tức từ ngày 15.12.2017 sang 14.12.2018. Với kết quả kinh doanh “bết bát” như hiện nay, nhiều khả năng cổ đông của SDA sẽ phải mòn mỏi hóng cổ tức thêm 1 khoảng thời gian dài nữa cho đến khi công ty không rời vào tình trạng “phá sản” mục tiêu lợi nhuận như những năm gần đây.
Cổ phiếu rẻ như “bèo”
Một trong những điểm chung khác của 3 doanh nghiệp trên là cổ phiếu trên thị trường đều trong trạng thái rất “re”.
SDA là mã cổ phiếu có giá trị lớn nhất so với 2 cổ phiếu PTL và PFL của Petroland và Dầu khí Đông đô.
Diễn biến mã cổ phiếu SDA
Trong 1 năm vừa qua SDA đã tăng 2.500 đồng/cp, tương ứng mức tăng 80,65% giá trị so với đầu năm 2018. Tuy nhiên, so với đỉnh cao trên 30.000 đồng/cổ phiếu giai đoạn 2009 – 2010, giá trị của SDA đã bốc hơi tới gần 6 lần.
Hiện tại, trong phiên giao dịch ngày hôm nay 15.2, SDA đang đứng ở mức 5.600 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng với giá cốc trà đá vỉa hè. Hiện SDA vẫn là cổ phiếu thuộc diện cảnh báo của HNX.
Diễn biến mã cổ phiếu PTL trong 1 năm
Kém vui hơn, mã cổ phiếu PTL của Petroland nằm trong danh sách cổ phiếu đang bị kiểm soát và hiện giao dịch tại 2.670 đồng/cp. Riêng cổ phiếu PFL dò đáy 700 đồng/cp, giảm 50% so với mức giá 1.400 đồng đầu năm 2018.
Theo danviet.vn
Doanh nghiệp bất động sản "điêu đứng" vì giải phóng mặt bằng
Các doanh nghiệp làm chủ đầu tư các dự án bất động sản, dù đã sẵn sàng nguồn lực để phối hợp với chính quyền đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, giải cứu những dự án treo lãng phí hàng chục năm, nhưng sau cùng vẫn bị mắc kẹt, điêu đứng vì khâu giải phóng mặt bằng (GPMB).
GPMB cần hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân và chủ đầu tư theo đúng chính sách pháp luật.
Công tác GPMB bị tắc nghẽn khiến doanh nghiệp bất động sản bị chôn vốn, không có quỹ đất, không thể triển khai dự án, người dân bỏ đất hoang hóa, Nhà nước thất thu các khoản tiền sử dụng đất, thuê đất...
"Tắc nghẽn" từ khâu GPMB
Ước tính, cả nước hiện có hàng nghìn dự án treo, trong đó có dự án đã "ôm đất" hàng chục năm. Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố đang có 383 dự án chậm triển khai, để hoang hoá. Một trong những nguyên nhân chính là liên quan đến khâu GPMB.
Đơn cử như trường hợp của Dự án Xây dựng Nhà ở cán bộ công nhân viên kết hợp bãi đỗ xe tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ngày 16/4/2009, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 3170/UBND-XD chấp thuận đề nghị của Cty CP Tiền Phong về việc thực hiện dự án trên.
Ngày 20/8/2009, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng khu đất với tổng diện tích khu đất lập nghiên cứu quy hoạch khoảng 13.540,8m2 để xây dựng các công trình cao 17 - 21 tầng và bãi đỗ xe.
Đến 21/6/2010, UBND huyện Từ Liêm đã có thông báo số 262/UBND-TB về việc sẽ thu hồi đất tại xã Minh Khai; các quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phục vụ dự án; phê duyệt phương án tổng thể và các quyết định thu hồi đất nông nghiệp tại xã Minh Khai.
Tuy nhiên, sau khi công khai chi tiết kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong nhiều năm, một số người dân sử dụng đất nằm trong phạm vi thực hiện dự án không đồng thuận.
Mặt khác, ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1259/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Đến 13/8/2015, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 3976/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/5000. Theo đó, các dự án đang triển khai đều phải điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch chung nói chung và quy hoạch phân khu đô thị GS nói riêng.
Dự án cũng không tránh khỏi việc điều chỉnh quy hoạch từ cao tầng xuống thấp tầng cho phù hợp với phân khu GS vành đai xanh sông Nhuệ.
Quy hoạch 1/500 dự án đã được phê duyệt.
Để đẩy nhanh tiến độ của dự án, Cty CP Tiền Phong đã phối hợp với Cty CP BIC Việt Nam ký hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng uỷ quyền cho Cty CP BIC Việt Nam thực hiện dự án.
Sau khi ký kết các hợp đồng hợp tác, Cty CP BIC Việt Nam đã nhanh chóng báo cáo, trình hồ sơ điều chỉnh quy hoạch tại Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, trình hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư và được UBND thành phố chấp thuận; nhanh chóng báo cáo UBND quận Bắc Từ Liêm khởi động lại công tác GPMB sau khi dự án được điều chỉnh quy hoạch và quyết định chủ trương đầu tư.
Chiếu theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, dự án chuyển tiếp tiến hành GPMB thu hồi đất. Ngày 05/12/2017, HĐND TP Hà Nội có Nghị quyết số 19/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2018 trong đó có dự án nêu trên.
Cũng tháng 1/2018, UBND TP Hà Nội có Quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Bắc Từ Liêm. UBND quận Bắc Từ Liêm cũng đã có thông báo thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong phạm vi GPMB theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013.
Để phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác GPMB dự án, Cty CP BIC Việt Nam đã nghiên cứu, cân đối với các dự án thực hiện theo hình thức thỏa thuận và đã báo cáo UBND quận Bắc Từ Liêm để thực hiện hỗ trợ bổ sung thêm trên 500 nghìn đồng/m2 đất cho các hộ gia đình, đưa 1m2 đất GPMB tương đương 2 triệu/m2 cao hơn rất nhiều so với phương án GPMB. Với phương thức hài hòa như vậy, nên ngay lập tức đã có trên 50% số hộ gia đình đến nhận tiền đền bù GPMB và bàn giao đất cho dự án.
Tuy nhiên, số hộ dân còn lại do chưa hiểu hết tính chất xã hội của dự án có đòi hỏi mức đền bù quá cao so với khung hướng dẫn của Nhà nước, cho dù nhiều trường hợp để lâu năm không canh tác, không có hộ khẩu tại địa phương, mua đi bán lại nhiều lần trái quy định của pháp luật.
UBND Quận Bắc Từ Liêm đã phải tính làm đúng theo trình tự GPMB có phương án cưỡng chế để đẩy nhanh tiến độ GPMB, nhanh chóng thu tiền sử dụng đất cho ngân sách.
Theo phản ánh từ chủ đầu tư, mặc dù các quy định về mức bồi thường, hỗ trợ đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và thành phố, nhưng không ít hộ dân có những đòi hỏi vượt quá mức quy định chung thậm chí phi lý (đơn giá yêu cầu bồi thường lên đến gần 10 triệu đồng/m2 đất).
Dù là chính sách của chính quyền nhưng họ không đồng tình thì họ không chịu di dời, gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của cả chủ đầu tư và những hộ dân khác.
Trong khi, dự án có tổng diện tích đất khoảng 1,3ha thì phần diện tích đất xây dựng cho nhà ở của cán bộ công nhân viên Báo Tiền Phong chỉ khoảng 4.170m2 đất, còn khoảng 9.736 m2 đất để xây dựng bãi đỗ xe, cây xanh, đường giao thông cho dự án.
Nhà đầu tư bất động sản "điêu đứng"
Theo ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, dự án bị chậm triển khai sẽ dẫn đến tình trạng không nộp được tiền sử dụng đất và không có mặt bằng sạch để thi công.
Quá trình GPMB thường có nhiều khoản chi phí phát sinh như giá đất tăng, các loại thuế, các khoản dự phòng và có thể kéo dài trong nhiều năm chưa dứt.
Trong khi các khoản đầu tư đã đổ vào dự án bất động sản không phải là con số nhỏ mà từ vài trăm vài nghìn tỷ đồng. Chậm GPMB là hình thức thất thoát lớn vì tăng chi phí đồng nghĩa với việc tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh và mất cơ hội đón thời điểm thuận lợi của thị trường.
GPMB là khâu khó khăn khi triển khai dự án.
Ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, phía chính quyền, Ban GPMB cần có tư duy tôn trọng, đối thoại trên cơ sở giải quyết nhu cầu của người dân trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Bên cạnh việc giải quyết hài hoà lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp - người dân, công tác tuyên truyền cần làm tốt để giải thích rõ những chủ trương chính sách và hành động của chính quyền.
Người dân cũng nên có tư duy tham khảo luật sư, tổ chức tư vấn về ngưỡng thương lượng có thể đạt được để có quyết định và thoả thuận hợp lý.
Người dân có đất trong phạm vi chỉ giới thu hồi cũng cần có nhận thức không phải cứ muốn giá nào muốn quyền lợi gì là được đáp ứng giá đó, quyền lợi đó.
Người dân cũng phải đọc hiểu kỹ về những quy định pháp luật về mức giá bồi thường, hỗ trợ đền bù và tái định cư theo khung Nhà nước áp dụng công khai.
Việc giải quyết hài hoà lợi ích khi GPMB cũng giúp người dân sau di dời nhanh chóng thực hiện kế hoạch mới, ổn định cuộc sống giảm những ngày đấu tranh mệt mỏi và hạn chế tối đa những hành động quá khích sai luật dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Diễn biến mới nhất, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, dự thảo sửa đổi quy định theo hướng cụ thể tỷ lệ kết quả lấy ý kiến cộng đồng dân cư và đề xuất tỷ lệ đồng thuận của các hộ dân khoảng 70% trở lên thì chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án. Đồng thời, bổ sung chế tài được cưỡng chế với các chủ sở hữu còn lại không đồng ý di dời bàn giao mặt bằng.
Theo Huyền Hà
Báo Xây Dựng
Doanh nghiệp địa ốc hé lộ kế hoạch chinh phục thị trường năm 2019 Dù thị trường bất động sản năm 2018 có những "điểm nghỉ" nhưng theo các chuyên gia đầu năm 2019 sẽ khởi sắc trở lại ở một số phân khúc. Theo đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2019 với những mục tiêu tăng trưởng lớn. Theo nhận định của ông Vũ Văn Phấn,...