Vì sao nhiều bom tấn tỷ USD của Hollywood thất bại năm 2018?
Trong năm 2018, Hollywood có nhiều bộ phim thương hiệu thành công vang dội, thu về hơn 1 tỷ USD nhưng cũng có rất nhiều tác phẩm ngoại truyện, hậu truyện dở tệ và thất bại ê chề.
Sức hấp dẫn từ doanh thu khiến Hollywood liên tục sản xuất các phim thương hiệu trong thời gian ngắn nhất. Nhưng khi mọi thứ diễn ra ồ ạt, đây có còn là mỏ vàng của các hãng phim trong tương lai?
Ngoại trừ nhóm phim về siêu anh hùng Marvel và DC, các bom tấn sequel (thương hiệu, nhiều phần) dựa trên thương hiệu có sẵn đều không thể mang về niềm vui trọn vẹn cho Hollywood trong năm nay bởi những thất bại liên tiếp về doanh thu. Hầu hết bom tấn gặp thất bại trong việc lôi kéo khán giả tới rạp.
Thất bại từ sự vội vàng, lười biếng sáng tạo
Thay vì tạo ra các tác phẩm nguyên bản, nhiều hãng phim tỏ ra lười biếng khi liên tục “vắt sữa” những thương hiệu cũ.
Tuy nhiên, đây cũng là “căn bệnh” chung của hàng loạt thương hiệu phim bị kéo dài một cách quá đáng. Điều này khiến cho nhiều thương hiệu điện ảnh nổi tiếng, được đầu tư, quảng bá công phu nhưng vẫn phải chịu cảnh “ngã ngựa” thảm hại tại phòng vé.
Tomb Raider là một phiên bản làm lại chưa có được thành công như bản gốc.
Chuyên gia phân tích Eric Handler nhận định: “Có lẽ các nhà sản xuất nên dần tìm kiếm các câu chuyện mới mẻ, các ngôi sao mới. Khán giả đang mong chờ điều đó. Ngay cả những bộ phim mà giới phê bình khen ngợi cũng đã cho thấy dấu hiệu của sự lặp lại khi ý tưởng đã cạn kiệt”.
Hiện tại, có hai luồng ý kiến về tình hình làm phim thương hiệu trong năm qua. Đó có thể là dấu hiệu lụi tàn của dòng phim thương hiệu với các tác phẩm hậu truyện, tiền truyện, ngoại truyện; hoặc nó chỉ đơn thuần phản ánh chất lượng thực sự chưa tốt của các bộ phim ra mắt trong năm 2018.
Năm nay, hàng loạt các phần ngoại truyện, làm lại dựa trên các thương hiệu ăn khách trước đó như The Predator, The Girl in the Spider’s Web, Robin Hood… Hầu hết đều lần lượt ngã ngựa trong cuộc chiến doanh thu phòng vé.
Đặc biệt, Solo: A Star Wars Story đã có cú vấp ngã bất ngờ khi không những không được lòng giới phê bình mà còn gặt hái doanh thu cực kỳ tệ hại. Chiến tranh giữa các vì sao là “cỗ máy kiếm tiền” hàng đầu của Disney, như The Last Jedi (2017) là minh chứng cụ thể nhất với doanh thu trên 1,33 tỷ USD.
Câu chuyện về Han Solo không đủ sức thuyết phục khán giả trung thành của loạt phim Star Wars.
Thế nhưng, phần ngoại truyện về nhân vật phi công Han Solo thời trẻ tuổi do Alden Ehrenreich thể hiện lại không được thành công như mong đợi. Với doanh thu chỉ có hơn 390 triệu USD trên toàn cầu, đây là bước lùi quá xa so với mở màn của một bộ phim ngoại truyện Star Wars khác trước đó là Rogue One với số tiền kiếm được trên 1 tỷ USD.
Thực tế, trong vài năm trước, đã có rất nhiều bài học nhãn tiền trong việc “cố đấm ăn xôi” của các hãng phim khi làm ra bộ phim thất bại và khiến cả thương hiệu rơi vào tình thế lao đao như Transformers: The Last Knight, Terminator: Genisys, The Amazing Spider-Man 2, Batman & Robin… hay doanh thu thấp kỷ lục của phần Pirates of the Caribbean: Salazar’s Revenge (2017) ở Bắc Mỹ là minh chứng rõ ràng nhất.
Con số tỷ USD: quá hấp dẫn cho những liều lĩnh
Ngoài hai bộ phim thuộc vũ trụ điện ảnh Marvel là Avengers: Infinity Wars (2,048 tỷ USD) và Black Panther (1,344 tỷ USD) thì Hollywood trong năm qua cũng thu về một số thành công đáng tự hào, đặc biệt là ở hai thương hiệu điện ảnh nổi tiếng từ hơn chục năm trước.
Video đang HOT
Jurassic World: Fallen Kingdom và Incredibles 2 là hai phim thương hiệu thành công nhất năm. Phần hai của siêu phẩm hoạt hình gia đình siêu nhân nổi tiếng Pixar trở lại sau 13 năm và kiếm về cho Disney 1,24 tỷ USD.
Gia đình siêu nhân trở lại với phần 2 sau hơn 13 năm khiến các fan đợi chờ.
Trong khi đó, phần tiếp theo của loạt phim tái khởi động thương hiệu khủng long nổi tiếng Jurassic Park (1993) đã đại thắng phòng vé và đem về cho Universal hơn 1,3 tỷ USD. Hay với phần 6 của loạt phim Mission Impossible, hãng Paramount cũng mang về hơn 790 triệu USD.
Ngoài ra, thành công cũng mỉm cười đối với một số thương hiệu điện ảnh nhỏ hơn như Halloween, tập thứ 11 của thương hiệu kinh dị về nhân vật Michael Myer hay phần ngoại truyện của loạt phim trộm cắp Ocean’s Eleven nổi tiếng – Ocean’s 8.
Tuy nhiên, điều này cũng không khiến bức ảnh về dòng phim thương hiệu ở Hollywood thêm sáng sủa hơn. Đối với những thương hiệu điện ảnh lớn, đã nổi tiếng từ lâu thì chỉ cần việc tạo ra được một bộ phim hay là đủ sức kiếm được bộn tiền.
Nhưng, thực tế là không phải thương hiệu nào cũng có đủ sức sống bền bỉ, đủ sự thu hút đối với khán giả hiện đại và cũng không phải thương hiệu nào cũng đem lại sự mới mẻ, sáng tạo, vượt ra khỏi lối mòn. Dường như các hãng phim vẫn đang cố gắng mạo hiểm để hòng thắng lớn mà bất chấp hậu quả và những lời chỉ trích.
Jurassic World: Fallen Kingdom là phần phim thương hiệu được làm rất cẩn thẩn và thành công.
Ví dụ gần đây nhất là trường hợp của Fantastic Beasts: The Crimes of Grindelwald. Dựa trên thương hiệu Harry Potter lừng danh khắp thế giới với hàng trăm triệu người yêu thích với giá trị 25 tỷ USD.
Nhưng rốt buộc với bàn tay nhào nặn đầy sạn của đạo diễn David Yates và biên kịch J. K. Rowling, bộ phim chỉ đem lại sự thất vọng ê chề cho các fan. Sau 20 ngày trình chiếu, Fantastic Beast 2 chỉ đem về hơn 536 triệu USD, ít hơn rất nhiều so với phần 1 chứ chưa nói đến loạt phim gốc.
Hơn nữa, một trong những lý do khiến các hãng phim Hollywood vẫn đổ tiền cho các thương hiệu được nối tiếp xuất phát từ sự chênh lệch thị hiếu giữa các thị trường điện ảnh. Có một thực tế rằng Hollywood không thực sự quá lo lắng bởi kết quả doanh thu kém cỏi tại chính nước Mỹ. Rất nhiều bộ phim đã được thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, giải cứu thành công.
Trong năm nay, có thể kể đến bộ phim Pacific Rim: Uprising khi bị khán giả Bắc Mỹ thờ ơ, nhưng sau đó được thị trường Trung Quốc giải cứu. Với sự tham gia sản xuất của công ty Trung Quốc Legendary và nhờ sự xuất hiện của nhiều diễn viên Trung Quốc cộng thêm vai diễn của Cảnh Điềm khá nổi bật đã giúp phần hai “hốt bạc” ở quốc gia tỷ dân.
Pacific Rim: Uprising rốt cuộc lại được cứu bởi Cảnh Điềm và quốc gia tỷ dân.
Phim thương hiệu vẫn sẽ được “vắt sữa” triệt để
Cuối năm 2018, khán giả chuẩn bị đón chờ sự trở lại của cô bảo mẫu tốt bụng, màu nhiệm Mary Poppins trong bộ phim Mary Poppins Returnssau 54 năm kể từ bộ phim gốc năm 1965.
Transformers vốn là thương hiệu điện ảnh tỷ USD qua bàn tay của “ông hoàng cháy nổ” Michael Bay nhưng qua thời gian lại dần trở nên lụn bại bởi kịch bản thiếu đầu tư.
Sắp tới, vào mùa lễ hội cuối năm 2018, khán giả lại được “chiêu đãi” với bữa tiền ngồn ngộn kỹ xảo, khói lửa từ cuộc chiến của những con robot trong phần ngoại truyện Bumblebee . Bộ phim ra đời sau nỗi thất vọng tràn trề mang tên Transformers: The Last Knight vào năm ngoái.
Nhiều thông tin cho rằng đây sẽ là tác phẩm giúp tái khởi động toàn bộ thương hiệu người máy biến hình. Nhưng có thể trước khi hãng Paramount kịp làm mới Transformers thì khán giả đã “ngán đến tận cổ” loạt phim này và không muốn xem thêm bất kỳ bộ phim nào nữa về các robot chiến đấu.
Bumblebee liệu có đem thành công về lại với loạt phim Transformers đang tụt dốc không phanh?
Tương tự với Transformers, loạt phim Terminator cũng là thương hiệu đình đám trong dòng phim khoa học viễn tưởng hồi thập niên 1990. Câu chuyện về những người máy du hành thời gian để thay đổi tương lai tận thế để lại dấu ấn trong lòng người xem với đỉnh điểm là Terminator 2: Judgement Day (1991).
Tuy nhiên, sau 4 phần phim tiếp theo, thương hiệu đã có dấu hiệu đi xuống rõ rệt khi khán giả không mấy mặn mà với cốt truyện đã cũ. Thế nhưng, Paramount vẫn nhất quyết đem Terminator trở lại với phần 6.
Lần thứ ba tái khởi động chỉ trong vòng 10 năm, Terminator 6 đã vấp phải sự phản đối ngay khi tung ra bức ảnh đầu tiên.
Terminator 6 bị phản đối gay gắt ngay khi vừa tung ra bức ảnh đầu tiên.
Không chỉ vậy, thương hiệu Men in Black của tài tử Will Smith cũng chuẩn bị có phần phim ngoại truyện với sự góp mặt của ngôi sao Marvel Chris Hemsworth cũng sẽ ra rạp vào tháng 6/2019. Hay Top Gun- thương hiệu làm nên tên tuổi của Tom Cruise cũng được tài tử đưa trở lại màn ảnh rộng vào mùa hè năm sau.
Phần tiếp theo của câu chuyện hoạt hình kinh điển của hãng Pixar – Toy Story 4 cũng rục rịch trở lại sau 9 năm. Phần thứ ba được xem đã là kết thúc trọn vẹn cho loạt phim hoạt hình kinh điển nay và cũng mang hàm ý khép lại tuổi thơ của nhiều người để bắt đầu trưởng thành hơn.
Song, Disney dường như vẫn chưa muốn dừng lại khi tiếp tục triển khai Toy Story 4. Không biết nội dung phần mới có gì hấp dẫn nhưng nhiều khán giả đã bắt đầu lo sợ thương hiệu sẽ gây thất vọng khi không giữ được phong độ trước kia.
Toy Story lại được đưa lên màn ảnh rộng dù phần ba đã khép lại một cách đầy cảm xúc.
Fantastic Beasts and Where to Find Them (2016) như một tấm vé nhiệm màu trở về với thế giới phép thuật đầy mê hoặc của Harry Potter. Nhưng có lẽ, câu chuyện chỉ nên dừng lại ở hành trình khám phá những con thú huyền bí của Newt Scamander mà thôi.
Kế hoạch làm tới 5 phần phim của Warner Bros. khiến người hâm mộ lo lắng khi chẳng biết được tuổi thơ của mình sẽ bị phá hoại đến nhường nào. Tham vọng bành trướng thương hiệu phù thủy của hãng có thể sẽ trở thành liều thuốc độc giết chết cả loạt phim Fantastic Beast.
Theo zing.vn
8 chi tiết ngớ ngẩn nhất của các bom tấn Hollywood thời gian qua
Hollywood năm 2018 có không ít siêu phẩm chất lượng như "Avengers: Infinity War" hay "Mission: Impossible", nhưng cũng có nhiều bom tấn gây thất vọng với những chi tiết ngớ ngẩn.
Jurassic World: Fallen Kingdom - Một đứa trẻ nhân bản thả khủng long tấn công loài người. Fallen Kingdom gây ngạc nhiên (theo một cách tệ hại) khi tiết lộ việc cô bé Maise Lockwood (Isabella Sermon) là bản sao vô tính của con gái nhà tài phiệt Benjamin Lockwood. Chi tiết ngớ ngẩn nhất là việc Maise nhấn nút thả hàng chục con khủng long ra ngoài. Bộ phim mô tả đây là hành động giàu tình người của Maise, nhưng thực tế là những con khủng long này có thể tàn sát hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người ở các khu vực lân cận. Ảnh: Universal.
Solo: A Star Wars Story - Nguồn gốc của cái tên Han Solo. Bộ phim riêng về nhân vật Han Solo gây thất vọng nặng nề về thương mại khi chỉ đạt doanh thu 393 triệu USD (kinh phí 275 triệu USD), khiến Disney lỗ khoảng 80 triệu USD. Chi tiết tệ nhất của phim là thông tin giải thích cái tên đặc biệt của Han Solo. Khi bị săn đuổi, Han xin gia nhập quân đội của Đế chế Thiên hà. Do anh không cung cấp họ, viên sĩ quan ghi danh anh với họ "Solo" vì anh đi một mình. Giới phê bình nhận xét chi tiết này cho thấy sự lười biếng và thiếu tư duy của các nhà làm phim. Ảnh: Disney.
A Quiet Place - Có bầu trong một thế giới đầy quái vật khát máu. Bộ phim kinh dị của đạo diễn kiêm diễn viên John Krasinski rất thành công, nhưng có một điểm khiến khán giả khó chịu. Đó là việc gia đình Abbotts sinh thêm một đứa con trong thời điểm Trái đất bị những con quái vật khát máu xâm chiếm. Tại sao họ lại liều lĩnh sinh thêm một đứa trẻ khi biết rằng một tiếng động nhỏ cũng khiến họ thiệt mạng? Ảnh: Paramount.
Ocean's Eight - Trailer tiết lộ nội dung quan trọng của phim. Cú "twist" đặc biệt của Ocean's Eight là "nạn nhân" Daphne Kluger (Anne Hathaway) trên thực tế biết rõ về kế hoạch ăn cắp của Debbie Ocean (Sandra Bullock) và trở thành thành viên thứ 8 trong đội nữ siêu trộm. Tuy nhiên, đoạn trailer có cảnh cho thấy rõ ràng Kluger chẳng hiền lành gì. Ảnh: Warner Bros.
Truth or Dare - Gương mặt "đe dọa" hoàn toàn lố bịch. Truth or Dare là một phim thảm họa và ngu xuẩn, và điểm tồi tệ nhất của nó là hình ảnh nhân vật nữ bị ám nở nụ cười đe dọa đáng sợ, nhưng CGI quá tệ biến gương mặt của cô nàng trở nên ngớ ngẩn một cách hài hước. Ảnh: Universal.
The Nun - Sơ Irene không có liên quan gì với Lorraine Warren?. Khi Taissa Farmiga được chọn vào vai chính của The Nun (Ác quỷ ma sơ), từ khán giả đến giới chuyên gia đều dự đoán nhân vật này có mối quan hệ gần gũi với Lorraine Warren của The Conjuring. Bởi người thủ vai Lorraine là Vera Farmiga, chị gái của Taissa. Hai chị em rất giống nhau, Taissa trông như phiên bản thời trẻ của Vera. Nhưng trong The Nun, đoạn cuối của phim lại cho thấy họ chẳng có gì liên quan với nhau cả.
Skycrapper - Sarah tái khởi động tòa nhà dễ dàng. Ở đoạn đầu phim, Will Sawyer (Dwayne Johnson) sửa điện thoại của cô vợ Sarah (Neve Campbell) bằng cách tắt nó đi và mở lại. Anh nói với vợ rằng nếu một thiết bị điện tử không hoạt động, cách tốt nhất là tắt nó đi và mở lại. Cuối cùng, khi tòa nhà công nghệ cao cháy bừng bừng, Sarah dùng một chiếc máy tính bảng để tái khởi động hệ thống kiểm soát của nó. Cô giải thích rằng chỉ tắt hệ thống đi và mở lại. Chắc chắn các chuyên gia công nghệ sẽ phải bật cười với chi tiết này.
The Predator - Con quái vật thèm khát bệnh tự kỷ. Bom tấn của đạo diễn Shane Black bị giới phê bình chỉ trích vì cú "twist" kỳ quái. Đó là quái vật Ultimate Predator không săn lùng Quinn McKenna (Boyd Holbrook) để lấy DNA của anh, mà mục tiêu của nó là Rory, cậu con trai mắc bệnh tự kỷ của McKenna. Trong phim, Casey (Olivia Munn) khẳng định một số nhà khoa học cho rằng tự kỷ là bước kế tiếp trong chu trình tiến hóa của loài người. Và Ultimate Predator săn lùng Rory vì "sự tiến hóa" này, để nó trở nên thông minh hơn, trở thành thợ săn đáng sợ hơn.
Theo Zing.vn
15 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2018, Disney và Marvel chiếm gần một nửa Tình đến thời điểm này, điện ảnh thế giới đã cống hiến cho người hâm mộ hàng loạt các bộ phim bom tấn, hoành tráng và cực kỳ mãn nhãn. Hãy cùng điểm qua top 15 bộ phim đã đem về lương doanh thu phòng vé "khủng" từ đầu năm 2018 đến thời điểm này nhé. 15. A Quite Place (332.4 triệu đô)...