Vì sao nhiệt độ cơ thể là 1 trong 4 dấu hiệu quan trọng khi khám bệnh: 11 sự thật thú vị
Nhiệt độ cơ thể có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Theo trang Johns Hopkins Medicine, nhiệt độ cơ thể là 1 trong 4 dấu hiệu quan trọng để BS xem xét khi khám bệnh.
Nhiễm trùng có thể gây ra một cơn sốt, tuy nhiên nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi theo độ tuổi, giới tính và thậm chí khi bạn nói dối.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về nhiệt độ cơ thể khi bình thường, khi sốt và các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt.
Nhiệt độ cơ thể của bạn luôn thích nghi với môi trường xung quanh và những gì là “bình thường” đối với bạn có thể không bình thường đối với người khác.
1. Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu?
Ảnh: Alexey Smolyanyy/Shutterstock
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường trung bình được cho là 98,6 độ F (37C).
Tuy nhiên, thân nhiệt bình thường có thể dao động từ 97 độ F (36,1C) đến 99 độ F (37,2C) và mức bình thường đối với bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với mức trung bình.
Cơ thể của bạn luôn điều chỉnh nhiệt độ để đối phó với các điều kiện môi trường. Ví dụ, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên khi bạn tập thể dục.
Và theo tổ chức Mayo Clinic, nếu bạn kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế, bạn sẽ thấy rằng nhiệt độ vào cuối buổi chiều và buổi tối cao hơn so với thời điểm đầu buổi sáng khi thức dậy.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiệt độ cơ thể cao hơn so với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, vì diện tích bề mặt của cơ thể lớn hơn so với trọng lượng của chúng, và sự trao đổi chất của chúng hoạt động mạnh hơn.
Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt trung bình là 99,5 độ F (37,5C).
2. Cơn sốt là gì?
Ảnh: Larry Dale Gordon / Getty
Theo tổ chức Mayo Clinic, sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời và thường do bệnh gây ra.
Nhiệt độ trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương (trán) từ 100,4 độ F (38C) trở lên chỉ ra rằng bạn bị sốt.
Các cơn sốt thường giảm dần sau một vài ngày.
Khi bị sốt, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau: Cảm thấy lạnh và rùng mình; Đổ mồ hôi; Đau đầu; Đau cơ; Ăn không ngon miệng; Cáu gắt; Mất nước; Toàn thân mệt mỏi.
Theo Mayo Clinic, đối với người lớn, sẽ rất đáng lo ngại nếu nhiệt độ cơ thể từ 103 độ F (39,4C) trở lên và bạn cần phải gọi ngay cho bác sĩ.
Nên gọi cho bác sĩ nếu bạn sốt, và kèm theo đau đầu dữ dội; phát ban da bất thường; nhạy cảm bất thường với ánh sáng chói; cứng cổ và đau khi bạn cúi đầu về phía trước; rối loạn tâm thần; nôn mửa liên tục; khó thở hoặc đau ngực; đau bụng hoặc đau khi đi tiểu; co giật hoặc động kinh.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, nhiệt độ chỉ cao hơn bình thường một chút cũng có thể là dấu hiệu của việc bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn có các biểu hiện dưới đây:
- Bé dưới 3 tháng và có nhiệt độ trực tràng từ 100,4 độ F (38C) trở lên;
- Bé từ 3 đến 6 tháng tuổi, có nhiệt độ trực tràng lên đến 102 độ F (38,9C) và có vẻ cáu kỉnh, thờ ơ hoặc khó chịu, hoặc có nhiệt độ cao hơn 102 độ F (38,9C);
- Bé từ 6 đến 24 tháng và có nhiệt độ trực tràng cao hơn 102 độ F (38,9C) kéo dài hơn một ngày.
- Nếu con bạn từ 2 tuổi trở lên, hãy gọi cho bác sĩ nếu chúng bị sốt kéo dài hơn ba ngày hoặc nếu chúng có vẻ không phản ứng với bạn.
Video đang HOT
Theo Mayo Clinic, trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị sốt co giật ở mức thân nhiệt cao, thường kéo theo mất ý thức và run chân tay ở cả hai phía cơ thể.
Gọi cấp cứu khẩn cấp nếu cơn co giật kéo dài hơn năm phút, hoặc đưa con bạn đến bác sĩ càng sớm càng tốt sau cơn co giật để tìm ra nguyên nhân.
3. Sốt có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng
Theo Mayo Clinic, hầu hết mọi người đều lo lắng về cơn sốt, nhưng thực tế thì nó có thể hữu ích.
Nhiều loại thuốc khác nhau có thể hạ sốt mà không cần kê đơn, chẳng hạn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin IB), nhưng đôi khi để chúng tự hết sẽ tốt hơn. Điều này là do sốt dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.
Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu họ nghi ngờ cơ thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm họng liên cầu.
4. Nhiệt độ cơ thể là bao nhiêu thì bạn nên cảnh giác với Coronavirus?
Ảnh Sean Locke/Stocksy
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), sốt là một trong những triệu chứng của COVID-19, căn bệnh do SARS-CoV-2 mới gây ra. Nhiệt độ cơ thể thấp không phải là triệu chứng của COVID-19.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đã tiếp xúc với Covid-19, CDC khuyến cáo bạn nên đo nhiệt độ hai lần mỗi ngày để xem bạn có bị sốt hay không. CDC định nghĩa nhiệt độ cơ thể khi sốt là 100,4 độ F (38C) trở lên.
CDC khuyến nghị rằng nếu bạn có con nhỏ hơn 4 tuổi, hãy sử dụng nhiệt kế đo tai để đo nhiệt độ hoặc đặt một nhiệt kế thông thường dưới cánh tay, ở dưới nách của trẻ. Nếu nhiệt độ của trẻ là 99,4 độ F (37,4C) hoặc cao hơn, tức là trẻ bị sốt.
Nếu bạn có thân nhiệt cao hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác của COVID-19, và bạn muốn đi xét nghiệm, CDC khuyên bạn nên gọi cho cơ sở y tế địa phương.
5. Tại sao người già thường cảm thấy lạnh?
Ảnh: Gulcin Ragiboglu/iStock
Nếu bạn luôn cảm thấy lạnh, kể cả trong những ngày hè, thì đó có thể là vấn đề của tuổi tác của bạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi con người già đi, nhiệt độ cơ thể trung bình cũng giảm đi một chút.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng Lâm sàng sau khi đo nhiệt độ cơ thể của 133 cư dân viện dưỡng lão cho thấy: Nhiệt độ cơ thể ở những người từ 65 đến 74 tuổi thấp hơn mức trung bình; Thấp hơn nữa ở những người từ 75 đến 84 tuổi; Và nhiệt độ thấp nhất thường gặp ở những người trên 85 tuổi, một số người có thân nhiệt thấp là 93,5 độ F (34,2C) trong những trường hợp bình thường.
Đó là điều quan trọng mà chúng ta nên biết, vì người cao tuổi thực tế có thể bị sốt ở nhiệt độ thấp hơn so với người trẻ tuổi.
6. Đàn ông và phụ nữ có thân nhiệt khác nhau?
Ảnh: iStock
Thực tế thì câu nói “bàn tay lạnh, trái tim ấm áp” có thể có một căn cứ nhất định. Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Lancet, các nhà nghiên cứu tại Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake, đã phát hiện ra rằng nhiệt độ cơ thể trung bình của phụ nữ cao hơn đàn ông khoảng 0,4 độ (97,8 so với 97,4 độ F).
Nhưng bàn tay của phụ nữ trung bình lại lạnh hơn 2,8 độ so với nam giới (87,2 so với 90 độ F)
7. Một chiếc mũ có thể không đủ để giúp bạn giữ nhiệt cho cơ thể
Ảnh Trisha Jivan / Getty
Bạn có nhớ mẹ của bạn thường bảo bạn đội mũ khi ở ngoài trời lạnh, vì phần lớn nhiệt cơ thể bị mất qua đầu? Theo một bài báo đăng trên Tạp chí y khoa BMJ, lời khuyên của mẹ bạn có thể không hoàn toàn đúng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đầu không phải là bộ phận duy nhất có thể bị mất nhiệt – bất kỳ bộ phận nào của cơ thể không được che phủ cũng sẽ mất nhiệt và sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể theo tỷ lệ. 8. Nói dối có thể khiến nhiệt độ của bạn thay đổi
Ảnh: iStock
Nói dối sẽ không khiến mũi của bạn dài ra nhưng sẽ khiến nó lạnh hơn. Mặc dù không liên quan đến câu chuyện cổ tích của trẻ em, các nhà nghiên cứu tại Đại học Grenada ở Tây Ban Nha đã đặt tên cho phát hiện của họ là “hiệu ứng Pinocchio”.
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2018 trên Tạp chí Tâm lý điều tra và Hồ sơ tội phạm, ảnh nhiệt được sử dụng để chứng minh rằng sự lo lắng do nói dối gây ra khiến nhiệt độ của mũi giảm xuống và nhiệt độ ở các vùng xung quanh trán tăng lên.
9. Ớt đỏ có thể khiến nhiệt độ trung tâm cơ thể cao hơn
Ảnh: iStock
Bạn thích ăn cay? Điều đó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất của bạn. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Physiology and Behavior, khi cho thêm khoảng 1 gam ớt đỏ vào thức ăn của những người tham gia, nhiệt độ trung tâm cơ thể của họ tăng lên, nhưng nhiệt độ da của họ thấp đi.
Các tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc sản sinh nhiệt tăng lên cùng với giảm cảm giác thèm ăn, chứng tỏ lợi ích tiềm tàng của việc ăn ớt đỏ đối với những người đang cố gắng kiểm soát cân nặng của mình, đặc biệt là đối với những người không thường ăn cay.
10. Một trái tim lạnh có thể bảo vệ bộ não của bạn
Ảnh: Gretty
Theo Johns Hopkins Medicine, hạ thân nhiệt trị liệu là một phương pháp điều trị đôi khi được áp dụng cho những người bị ngừng tim (tim đột ngột ngừng đập). Khi tim bắt đầu đập trở lại, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị làm mát để hạ nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân xuống khoảng 89 độ F (31,7C) đến 93 độ F (33,9C).
Việt hạ nhiệt độ cơ thể ngay sau khi tim ngừng đập có thể giúp giảm tổn thương não bộ và tăng khả năng phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.
11. Nhiệt độ cơ thể có thể giúp xác định thời gian tử vong
Ảnh: iStock
Đây không chỉ là tài liệu cho chương trình tội phạm. Sau khi con người chết đi, cơ thể không còn sinh nhiệt nữa và từ từ lạnh đi. Quá trình này được gọi là algor mortis (có nghĩa là “Sự lạnh giá của tử thi”).
Algor mortis được sử dụng như một công cụ trong điều tra pháp y để ước tính thời gian tử vong khi một thi thể được phát hiện.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, vì vậy đây không phải là một kỹ thuật hoàn toàn đáng tin cậy và chính xác.
8 sai lầm về nội y có thể gây hại cho bạn
Những thói quen khó nói với 'đồ bé con' có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, theo Best Health.
Quần nhỏ nếu chật bó sát có thể làm nóng cơ thể và gây đổ mồ hôi, gây kích ứng và lây nhiễm, và cũng có thể gây đau - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 8 sai lầm 'thầm kín' có thể gây hại cho bạn:
1. Đáy quần không phải bằng vải cotton
Tiến sĩ Jennifer Wider, chuyên gia sức khỏe phụ nữ người Mỹ, cho biết lý tưởng nhất là khu vực 3 cm phần đáy của quần lót (quần nhỏ) nên được dệt từ cotton - thoáng khí và hút ẩm, để giữ khô thoáng.
Nghiên cứu cho thấy, chất liệu nilon, tơ tằm và ren giữ nhiệt và giữ ẩm, gây kích ứng da và tạo môi trường cho vi khuẩn hoặc nấm men phát triển và sinh sôi.
Mặc quần nhỏ 100% cotton ít bị kích ứng và nhiễm trùng nấm men hơn.
2. Đồ quá chật
Tiến sĩ Wider cho biết, quần nhỏ nếu chật bó sát có thể làm nóng cơ thể và gây đổ mồ hôi, gây kích ứng và lây nhiễm, và cũng có thể gây đau, theo Best Health.
3. Giặt không đúng cách
Bác sĩ chuyên khoa vệ sinh người Anh, tiến sĩ Lisa Ackerley, khẳng định lâu nay nhiều người đã giặt đồ lót "sai cách" mà không biết.
Tiến sĩ Lisa Ackerley khuyến cáo, để giết chết vi khuẩn trên quần, cần phải giặt bằng nước nóng trên 60 độ C, hoặc thêm chất khử trùng vào nước giặt.
Một nghiên cứu về vi sinh mới đây cho thấy vi khuẩn có thể sống sót nếu giặt bằng nước lạnh.
Từ đó có thể gây hại, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Và làm khô kỹ quần có thể làm giảm lượng vi khuẩn một cách hiệu quả.
4. Sử dụng nước xả vải hương thơm
Da non nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các loại nước hoa tạo hương. Các hóa chất trong nước xả vải cũng có thể gây ngứa và bỏng.
Xà phòng có chất tẩy rửa mạnh cũng có thể gây ngứa và kích ứng hoặc thậm chí là gây bỏng rát, tiến sĩ Wider nói.
Tránh sử dụng chất tẩy rửa có mùi thơm nếu đã từng bị kích ứng. Nên chọn loại có nhãn "không gây kích ứng", theo Best Health.
5. Không thích loại có đường may nổi
Vì không muốn đường may của quần trong hiện rõ trên quần ngoài, nên nhiều người chọn loại không có đường may viền. Điều này đã vô tình mở đường cho vi khuẩn di chuyển trực tiếp từ sau ra trước, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nhiều loại quần có ren, vải tổng hợp không thoáng khí làm tăng nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng.
Ngoài ra, quần có một dải vải mỏng có khả năng di chuyển vi khuẩn từ khu vực này sang khu vực khác.
6. Không để mắt đến "tàn dư"
Nên để mắt kiểm tra, nếu dịch tiết có màu trắng trong thì đó là điều bình thường.
Nhưng nếu có màu xám hoặc xanh có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm bên trong, do sự phát triển quá mức của vi khuẩn sống bên trong.
Dịch tiết giống như mủ, hoặc có bọt hoặc đặc quánh, cũng là có vấn đề.
"Có mùi" nhẹ thì không sao, nhưng mùi nồng, hôi và gây khó chịu có thể là nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác, theo Best Health.
7. Mặc quần ướt đẫm mồ hôi
Sau một buổi tập luyện, không tắm rửa và thay đồ ngay, mà mặc cả đồ nhỏ ướt đẫm mồ hôi là điều không nên, tiến sĩ Wider khuyên.
Vì các loại vải tổng hợp không hút ẩm và giữ lại vi khuẩn sau khi tập luyện.
Hơn nữa, môi trường nóng ẩm có thể gây kích ứng da, dẫn đến viêm nhiễm, trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn và nấm men. Từ đó có thể gây nổi mẩn đỏ ở các nếp gấp da do ma sát, ẩm ướt và không thoáng khí.
Đối với một số người, "quên" mặc quần nhỏ khi ngủ có thể tốt - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
8. Luôn ngủ "kín cổng cao tường"
Đối với một số người, "quên" mặc quần nhỏ khi ngủ có thể tốt.
Đó là những người bị viêm mạn tính ở khu vực nhạy cảm, dễ bị nhiễm nấm, ngứa và kích ứng. Họ có thể dễ chịu hơn nếu ngủ mà không mặc đồ nhỏ, theo Đại học Sản phụ khoa Mỹ.
Vì nấm men và vi khuẩn phát triển mạnh ở những nơi nóng ẩm, nên thỉnh thoảng thoải mái một chút có thể tốt hơn.
Nếu cảm thấy không thoải mái, hãy chọn một chiếc quần nhỏ bằng vải cotton rộng rãi, theo Best Health.
Trời nóng bức làm sao để giảm đổ mồ hôi, nhất là ở nách? Lý do chính mà cơ thể đổ mồ hôi là để làm mát, điều tiết thân nhiệt. Ngoài ra, mồ hôi còn có tác dụng làm ẩm da, duy trì cân bằng điện giải của cơ thể. Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều sẽ gây khó chịu. Chất chống mồ hôi có thể giảm tiết mồ hôi và giúp giảm mùi cơ...