Vì sao Nhật Bản vẫn muốn đầu tư vào Việt Nam?
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố một báo cáo hôm nay (23.2) cho thấy, môi trường đầu tư ở Việt Nam đang tăng tính rủi ro.
Có tới 63,3% doanh nghiệp cho rằng gặp rủi ro với hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch; 61,1% doanh nghiệp gặp rủi ro với thủ tục hành chính, cấp phép phức tạp; 53,9% doanh nghiệp gặp rủi ro với cơ chế, thủ tục thuế phức tạp.
JETRO đánh giá, dù trong năm 2015, Chính phủ đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua việc ban hành Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhưng các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản chưa cảm nhận được nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh của Chính phủ vì vẫn thiếu hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện như nghị định và thông tư. Bên cạnh đó, việc thực thi các chính sách ưu đãi không nhất quán giữa các địa phương trên cả nước cũng gây khó cho nhà đầu tư.
Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội cho rằng, những rủi ro trong đầu tư mà DN Nhật Bản tại Việt Nam phải đối mặt ngày càng xấu đi so với năm trước. Bên cạnh đó, kết quả cuộc khảo sát cũng chỉ ra các DN Nhật đang gặp khó khăn trong vấn đề thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại, 80% DN lo ngại về vấn đề lương cho nhân viên tại nước sở tại tăng.
Mặc dù vậy, báo cáo của Nhật Bản cũng cho thấy tín hiệu đáng mừng là có tới 63,9% DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm 2016 và tiếp tục coi đây là địa điểm đầu tư quan trọng với mục đích chính là tăng doanh thu (85% DN). Con số này cao hơn Trung Quốc (38,1%) và nhiều quốc gia khác.
Lý do để các doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng, tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là tăng doanh thu. Có 85% doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng sẽ tăng doanh thu, 50% doanh nghiệp khảo sát tin tưởng khả năng tăng trưởng và tiềm năng phát triển khi mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tại Việt Nam, cuộc khảo sát của JETRO được tiến hành tại 1027 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 557 doanh nghiệp đưa ra câu trả lời hợp lệ, đạt tỷ lệ 54,2%. Trong đó có 364 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và 193 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phi chế tạo – dịch vụ tại Việt Nam. Cuộc khảo sát này cũng được JETRO tiến hành hàng năm tại 20 quốc gia trong khu vực. Khảo sát này cũng cho thấy, số doanh nghiệp trả lời hoạt động có lãi tại Việt Nam là 58,8%, giảm 3,5%; số doanh nghiệp hoạt động lỗ là 26,2%, tăng 1,3% so năm trước. Nếu xét riêng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì tỷ lệ hoạt động có lãi chỉ dừng lại ở 56%.
Theo_Dân việt
Video đang HOT
Vì sao chùa Phúc Khánh chật cứng người đến cầu an?
Ngày 21/2 (14 tháng Giêng), chùa Phúc Khánh, một ngôi chùa nhỏ nằm ở nội thành Hà Nội thu nhiều phật tử đến cầu an.
Mùng 8 Tết, khóa lễ đầu tiên trong năm đã được tổ chức, đó là khóa lễ dâng sao La Hầu. Hàng nghìn người miệng khấn, tay chắp, ngồi kín một đoạn đường trước cổng chùa trên phố Tây Sơn.
Trong
tháng Giêng năm nay có tới 7 khóa lễ dâng sao giải hạn, cầu an kéo dài từ mùng 8 Tết đến 20/1 âm lịch. Lễ cầu an thu hút lượt người đến rất đông bởi rơi vào ngày cuối tuần.
Mặc dù 19h mới diễn ra nhưng nhiều người đã mang theo ghế hoặc giấy báo, chuẩn bị cơm, bánh mỳ... đến chiếm chỗ ngồi truớc. Lực lượng công an sở tại được tăng cường rất đông để đảm bảo trật tự và phân luồng giao thông nhưng vẫn diễn ra tình trạng chen lấn.
Theo lời kể của các cụ cao niên ở vùng này thì chùa được xây dựng từ cuối đời Trần - đầu thời Lê, là nơi để dạy các Phật tử tu thành chính quả, sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn.
Có tài liệu ghi chép chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa. Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Do đó
chùa Phúc Khánh là một phần trong sự tích vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
Bà Nguyễn Thị Hà, 66 tuổi, sống tại Thái Hà, Đống Đa cho biết: "Để tham gia đại lễ của nhà chùa, người dân phải đến đăng ký từ trước. Thông thường nhà chùa sẽ bán sớ từ 20 tháng chạp đến khoảng mùng 10 tháng Giêng. Mỗi sớ 100 nghìn đồng".
Bà Hà cho biết thêm, trước đây chùa cũng chỉ là nơi lễ Phật của người dân làng Sở. Chùa chỉ thu hút được nhiều người từ khắp các địa phương tìm đến trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi Thượng tọa Thích Thanh Quyết - một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam về đây trụ trì.
Trong lễ, bài sớ cầu an sẽ được sư thầy đọc công khai trên loa phóng thanh, khi đọc đến đoạn có phần thí chủ thì người dân tham dự lễ sẽ ngồi thiền, tay chắp, miệng khấn tên và địa chỉ của mình một cách thành tâm. Họ tin rằng làm như vậy sẽ đem lại may mắn, bình an.
Không giống như lễ giải hạn, theo thông tin từ phía người dân, lễ cầu an diễn ra khoảng 2 tiếng.
Một số hình ảnh diễn ra tại chùa Phúc Khánh, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội tối 21/2:
Nhiều gia đình chuẩn bị cả đồ ăn.
Vì số lượng quá đông nên nhà chùa phải đống cửa, tiến hành làm lễ ở ngoài.
Từ Thái Thịnh đến Tây Sơn đều ngập trong bể người.
Lực lượng chức năng có mặt từ sớm để đảm bảo an ninh.
Sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ phối hợp với nhà chùa tuyên truyền người dân không vứt rác sau khi làm lễ.
Nhiều người đi qua cũng xếp hàng làm lễ cầu an.
Theo_Eva
Vì sao Tể tướng Lê Sát bị vua Lê Thái Tông bức tử? Năm 1436, vua Lê Thái Tông phế Nguyên phi Ngọc Dao, con gái của Lê Sát, làm thứ nhân. Vua Lê Thái Tông xuống chiếu rằng: "Tội của Lê Sát đáng phải giết, không thể dung thứ được, nên chém để rao, nhưng trẫm đặc ân miễn cho không giết". Năm 1436, vua Lê Thái Tông phế Nguyên phi Ngọc Dao, con gái...