Vì sao Nhật Bản không thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên?
Nhật Bản không bắn hạ tên lửa Triều Tiên sau khi phát hiện tên lửa này hướng tới và bay qua vùng trời quanh đảo Hokkaido sáng 29/8. Điều này làm dấy lên những tranh luận rằng liệu Tokyo không muốn hay không thể bắn hạ.
Tên lửa Hwangsong-12 Triều Tiên phóng đi sáng 29/8 (Ảnh: KCNA)
Sáng 29/8, Triều Tiên đã phóng đi một tên lửa từ khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng. Tên lửa bay về hướng đông, bay xa khoảng 2.700km và bay cao 550km, qua không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống bắc Thái Bình Dương.
Nhật Bản coi động thái này của Triều Tiên là “khiêu khích” và là “mối đe dọa chưa từng có”.
Nhật Bản có lẽ đã phần nào lường trước được sự việc này khi Triều Tiên hồi đầu tháng tuyên bố cân nhắc kế hoạch phóng 4 tên lửa tầm trung Hwangsong-12 qua các thành phố Shimane, Hiroshima và Kochi của Nhật Bản trước khi rơi xuống vùng biển gần đảo Guam của Mỹ.
Tuy nhiên, hôm qua, ngay cả khi còi báo động trên đảo Hokkaido đã rung lên, người dân được khuyến cáo tìm nơi trú ẩn, quân đội Nhật Bản vẫn quyết định không bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Điều này làm dấy lên những tranh luận liệu Nhật Bản có thực sự chặn được tên lửa Triều Tiên hay không.
Giới chuyên gia cho rằng ngoài thách thức về kỹ thuật, Nhật Bản cũng vướng phải thách thức pháp lý khi muốn bắn hạ tên lửa Triều Tiên bay qua vùng trời của họ.
Thách thức kỹ thuật
Video đang HOT
Một hệ thống phòng không PAC-3 của Nhật Bản (Ảnh: AFP)
Nhật Bản hiện có hai lớp lá chắn tên lửa gồm 4 tàu khu trục trang bị hệ thống SM-3 và các hệ thống phòng không PAC-3 trên mặt đất. PAC-3 được thiết kế để chặn các tên lửa ở giai đoạn cuối hoặc khoảng thời ngắn trước khi tên lửa chạm mục tiêu.
Do vậy muốn diệt tên lửa bay qua Nhật Bản ở tọa độ cao, Nhật Bản phải dùng đến hệ thống SM-3. Tuy nhiên, Nhật Bản từng hai lần thử nghiệm SM-3, nhưng trong đó một lần thất bại.
Masahisa Sato, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, cũng cho biết rất khó để bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu các tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 triển khai ở biển Nhật Bản.
Thách thức pháp lý
Trong khi đó, đứng trên quan điểm pháp lý, giới chuyên gia cho rằng, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) không được phép bắn hạ bất cứ tên lửa nào nếu như tên lửa đó không vi phạm không phận, lãnh thổ của nước này.
“SDF sẽ chỉ quan sát và bắn hạ tên lửa khi nó rơi vào lãnh thổ Nhật Bản”, cựu Phó đô đốc Yoji Koda cho biết với Japan Times.
Nghĩa là SDF không được phép bắn tên lửa Triều Tiên nếu nó chỉ bay ngang qua mà không vi phạm không phận Nhật Bản như vụ phóng hôm qua. Theo công ước quốc tế, không phận quốc gia được giới hạn trong độ cao 100km. Trong khi đó, tên lửa Triều Tiên bay cao 550km.
Tên lửa Triều Tiên bay cao 550km. (Đồ họa: AFP)
Ngoài ra, Nhật Bản cũng khó viện dẫn “quyền phòng vệ tập thể” trong trường hợp bảo vệ một nước thứ ba, ví dụ như đồng minh Mỹ.
Hiến pháp thời hậu chiến của Nhật Bản từ lâu quy định hạn chế vai trò của SDF chỉ là bảo vệ lãnh thổ quốc gia, cấm sử dụng quyền phòng vệ tập thể theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã giải thích lại điều khoản về “phòng vệ tập thể”. Theo đó, Nhật Bản có thể sử dụng quyền phòng vệ tập thể (bảo vệ nước thứ ba bị tấn công) nếu cảm thấy sự an nguy của quốc gia bị đe dọa.
Mặc dù vậy, luật sư Masahiro Sakata thuộc Cục pháp chế Nhật Bản cho biết, Nhật Bản chỉ sử dụng quyền phòng vệ tập thể trong trường hợp khẩn cấp bị cho là có thể kéo theo thảm họa. Hơn nữa, “chỉ mình Nhật Bản không thể bắn hạ tên lửa (nếu bay về phía Mỹ) trừ khi Mỹ đề nghị hỗ trợ”, ông Sakata nói.
Minh Phương
Theo Japan Times, National Interest
Vì sao Mỹ, Nhật không bắn hạ tên lửa Triều Tiên?
Các vệ tinh quân sự và hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ và Nhật Bản đã phát hiện vụ phóng tên lửa sáng nay của Triều Tiên từ rất sớm, thậm chí từ khâu chuẩn bị, tuy nhiên vẫn quyết định không bắn hạ.
Nhật Bản không bắn hạ tên lửa Triều Tiên vì cho rằng tên lửa này không đe dọa đến lãnh thổ Nhật Bản. (Ảnh minh họa: Reuters)
Không bắn hạ tên lửa Triều Tiên
Sáng sớm nay 29/8, Triều Tiên đã phóng đi một tên lửa từ khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng. Tên lửa bay về hướng đông, bay xa khoảng 2.700km và bay cao 550km, qua không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống bắc Thái Bình Dương.
Nhật Bản coi động thái này của Triều Tiên là "khiêu khích" và là "mối đe dọa chưa từng có". Khoảng hơn 6 giờ sáng, hệ thống cảnh báo khẩn cấp ở đảo Hokkaido của Nhật Bản đồng loạt được kích hoạt qua các loa phát thanh và tin nhắn điện thoại để khuyến cáo người dân tìm nơi trú ẩn an toàn, đề phòng tên lửa Triều Tiên.
Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản không tìm cách bắn hạ tên lửa này. Lý giải về quyết định đó, ông Hiroaki Maehara, Tư lệnh lực lượng phòng không Nhật Bản, cho biết Nhật Bản không bắn hạ tên lửa Triều Tiên bởi chính phủ đánh giá tên lửa này không đe dọa đến lãnh thổ Nhật Bản.
Trong khi đó, hãng tin ABC News dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, các vệ tinh quân sự của nước này đã phát hiện và theo dõi vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên ngay từ khâu chuẩn bị. Tuy nhiên, Mỹ quyết định không bắn hạ vì có thể cho rằng nó không đe dọa đến khu vực Bắc Mỹ.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Rob Manning cho biết: "Chúng tôi vẫn đang đánh giá vụ phóng này. Bộ chỉ huy phòng vệ không gian Bắc Mỹ khẳng định vụ phóng tên lửa này không đe dọa đến khu vực Bắc Mỹ".
Đánh giá của chuyên gia
Hiện Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, nhưng các chuyên gia cho rằng vụ phóng này đánh dấu một bước căng thẳng đáng lo ngại.
"Đây là một vụ phóng tên lửa nguy hiểm hơn nhiều", Abraham Denmark, giám đốc chương trình châu Á tại Viện nghiên cứu Wilson nhận định.
Tal Inbar, giám đốc trung tâm nghiên cứu vũ trụ tại Viện nghiên cứu Fisher, nói: "Việc Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản giống như một điểm tựa. Nếu các bên không có phản ứng thực sự, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành thêm những vụ phóng tên lửa với đường bay tương tự".
Chuyên gia về Triều Tiên Kim Yong-hyun tại Đại học Dongguk ở Seoul thì cho rằng, Triều Tiên có thể phải "nhấc lên đặt xuống" kế hoạch bắn tên lửa qua Nhật Bản hay bắn về phía đảo Guam của Mỹ. "Cuối cùng, họ đã chọn bắn qua Nhật Bản để nói rằng họ hoàn toàn có khả năng bắn tên lửa tới Guam, nếu chọn bắn về phía Guam, Mỹ chắc chắn sẽ không thể làm ngơ", ông Kim nhận định.
Tên lửa Triều Tiên phóng đi sáng nay được cho là Hwasong-12 - tên lửa tầm trung mà Bình Nhưỡng từng dọa sẽ dùng để bắn tới Guam. "Nếu đó thực sự là Hwasong-12, có lẽ họ đang cố thực hiện một bài thử hoàn thiện hơn để chứng minh tên lửa của họ có khả năng bắn tới Guam", David Schmerler, giáo sư nghuên cứu tại Trung tâm James Martin (California) nhận định.
Chuyên gia này cũng cho rằng, nếu vụ phóng hôm nay thất bại, Triều Tiên có thể sẽ sớm tiến hành một vụ thử nữa.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Chuyên gia: Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên nguy hiểm nhất từ trước tới nay Tuy không phải là lần đầu tiên tên lửa Triều Tiên bay qua không phận Nhật Bản, song giới chuyên gia cho rằng vụ phóng sáng nay 29/8 có thể coi là vụ phóng thử nguy hiểm nhất từ trước tới nay của Bình Nhưỡng. Tên lửa Triều Tiên bay qua đảo Hokkaido của Nhật Bản. (Ảnh: The Sun) "Nguy hiểm nhất từ...