Vì sao nhân viên sân bay Việt Nam lúc nào ‘mặt cũng khó đăm đăm’?
Ngoài chiến lược phát triển dài hạn, vấn đề visa…, nhiều bạn đọc còn cho rằng ngay những điều nhỏ nhất như sân bay nhếch nhác, cung cách phục vụ của nhân viên sân bay cũng làm cho du khách ‘một đi không trở lại’ với du lịch Việt Nam.
Kiểm tra an ninh trước khi hành khách lên máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Khách đến mà mặt chủ nhà khó đăm đăm
Rất nhiều bạn đọc chứng kiến và phản ánh cung cách phục vụ của nhân viên sân bay cũng như hải quan cho thấy không có sự thân thiện, niềm nở khi làm các thủ tục cho khách.
Như bạn đọc Khanh Dao viết: Điều tệ hại nhất là hải quan sân bay thiếu thân thiện, gắt gỏng, vắng hẳn nụ cười trên môi. Mỗi khi tôi làm thủ tục tại các sân bay còn thấy khủng khiếp, nói gì đến du khách họ mới lần đầu tới nước mình.
“Chẳng cần nhìn đâu xa, mỗi lần đi qua Thái Lan, tôi chỉ mất 5 phút làm thủ tục và nhân viên hải quan, an ninh ở đây rất lịch sự. Thú thật, trong khi mình là con em dân Việt còn thấy ghét và buồn cho những nhân viên an ninh tại sân bay của mình thì nói gì là khách”, bạn đọc Dao bày tỏ.
Du lịch Việt Nam ‘đội sổ’: Các nhà quản lý, hoạch định chính sách đâu rồi?
Mở cửa sớm mà sao du lịch vẫn ‘đội sổ’?
Tương tự, bạn đọc Lê Thi Ca cho biết sau vài lần đi nước ngoài, bạn đọc Ca đã chứng kiến, nhận xét và xin góp ý:
Video đang HOT
“Các cơ quan quản lý nên đào tạo, giáo dục lại tất cả những nhân viên ở sân bay, cảng biển, các khu du lịch… hãy biết luôn mỉm cười nhẹ nhàng khi tiếp xúc với khách.
Ngoài ra điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết là bố trí đủ nhà vệ sinh sạch sẽ ở tất cả những nơi mà khách có thể đến. Đừng để khách đến nhà chơi mà sợ luôn khi bước vào cái toilet nhà mình”.
Nhiều bạn đọc cũng đồng tình với những ý kiến trên và cho rằng muốn khách đến nhà chơi trong những lần sau thì chủ nhà phải niềm nở tiếp đón. Chứ ngay lần đầu khách đến, chủ nhà mặt lạnh như tiền, cáu gắt, đá thúng đụng nia… thì khách sẽ cáo biệt ngay, một đi không trở lại.
“Tôi thật sự bị ức chế và buồn khi đi đến sân bay Tân Sơn Nhât hoặc ra sân bay Nôi Bài hay các sân bay khác nhau trong nước. Tại các quây làm thủ tục bay, qua công an ninh sân bay là gặp những khuôn mặt vô cảm, lạnh lùng, hách dịch, côc cằn.
Thậm chí có không ít nhân viên an ninh còn nói trông không với khách như “tháo thắt lưng ra”, “có cái gì trong túi quân áo mà máy kêu?”,”tháo giày ra”…”, bạn đọc Phạm Thiêt Hùng phản ánh.
Nhìn người lại ngẫm đến ta
Du khách làm thủ tục xuất ngoại tại sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: NGỌC THƠ
Đó là ý kiến của bạn đọc Nguyên Đức. Bạn đọc Đức kể lại câu chuyện của chính bản thân mình: Mấy năm trước, tôi bay qua Mỹ, máy bay quá cảnh tại sân bay Narita (Nhật) 3 giờ.
Tôi rảnh nên đi lang thang tham quan trong sân bay. Đi đến đâu, gặp nhân viên sân bay từ cô lao công đến anh an ninh sân bay cũng được họ chào “hello” và “thank you”.
Và trước khi khách lên máy bay, toàn bộ phi hành đoàn, tất cả nhân viên an ninh khu vực đó đã xếp một hàng dài, cúi chào sâu và gửi lời cảm ơn tất cả hành khách sau đó mới lên máy bay. Tôi có ấn tượng quá tốt với những hình ảnh đầy tính nhân văn này!.
Trong khi đó nhìn lại ở sân bay của chúng ta thì thật buồn như lời bạn đọc Tuấn Trần kể lại:
“Tôi từng chứng kiến hình ảnh nhóm du khách châu Á vì quên cái phiếu boarding pass nên khi làm thủ tục nhập cảnh, nhân viên xuất nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất đã thẳng thừng, gắt: “Get out of here” mà không hướng dẫn hay hỗ trợ gì cho khách cả”.
Cùng chung phản ánh nhưng nhìn ở góc độ khác, bạn đọc Erik cho rằng không thể hiểu nổi đến thời buổi này mà hệ thống máy tính Việt Nam sử dụng ở sân bay vẫn còn cũ kỹ chậm chạp.
Nội việc chờ đợi truy xuất dữ liệu để hải quan đóng dấu không thôi cũng mất quá nhiều thời gian, nói chi là hệ thống tự động như các nước khác.
“Còn thái độ của nhân viên sân bay thì ôi thôi miễn bàn. Gần như thái độ của các nhân viên an ninh và nhân viên sân bay… đều rất tệ trong mắt người dân Việt Nam, chứ đừng nói chi là nước ngoài.
Còn trình độ, năng lực và tư duy giải quyết vấn đề thì mỗi người làm một kiểu nhưng đa phần là tệ”, bạn đọc Erik viết.
Do đó bạn đọc có nick name Ph. Duong kết luận: “Chỉ cần vài chuyến bay hạ cánh cùng một lúc là lập tức khách phải xếp hàng từ 1 – 1,5 tiếng để làm thủ tục nhập cảnh ở cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Xin lỗi ai người ta muốn đến nữa!”.
Sớm hoàn thiện khu tái định cư sân bay Long Thành
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu, đến tháng 8.2023, các công trình xã hội tại khu tái định cư sân bay Long Thành chưa hoàn thiện phải xong, đưa vào sử dụng phục vụ tốt nhất cho cuộc sống của người dân.
Ngày 16.12, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh có buổi đối thoại với người dân khu tái định cư sân bay Long Thành (khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn).
Tại buổi đối thoại, người dân nêu 26 lượt ý kiến, tập trung vào 3 vấn đề chính: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và xét định cư; cơ sở hạ tầng, các công trình xã hội trong khu tái định cư và vấn đề môi trường tại công trường sân bay Long Thành.
Cụ thể, người dân phản ánh công trường thi công sân bay Long Thành gây ra nhiều bụi, ô nhiễm môi trường. Một số công trình dân sinh, công cộng trong khu tái định cư sân bay Long Thành chưa hoàn thiện, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân. Cụ thể, thiếu hạ tầng viễn thông, cống rãnh bị nghẹt gây ngập nước...
Vấn đề "nóng" nhất tại buổi đối thoại là công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư. Theo đó, người dân phản ánh dù sinh sống tại dự án hàng chục năm qua nhưng không được xét tái định cư. Có người được cấp tái định cư nhưng chỉ là hộ phụ nên không đồng ý, yêu cầu phải cấp hộ chính để các con được cấp hộ phụ, có nhà ở.
"Chúng tôi sinh sống tại dự án hơn 30 năm qua, trên mảnh đất rộng 2.400 m 2, có 300 m 2 thổ cư. Là nông dân thực thụ nhưng chỉ vì hộ khẩu nằm ở ấp khác (cùng thuộc xã Bình Sơn) mà gia đình tôi chỉ được cấp tái định cư hộ phụ, tôi không đồng ý", chị Nguyễn Thị Nga (ngụ ấp 11, xã Bình Sơn) bức xúc.
Ngoài ra, có những trường hợp người dân cho rằng công tác giải phóng mặt bằng, cấp tái định cư "có vấn đề". "Người dân sinh sống hàng chục năm qua chờ mòn mỏi chưa được cấp tiền, đất để di dời. Trong khi dân ở đâu về mua đất thì được giải quyết đi sớm", ông Cao Văn Long (ngụ ấp Suối Trầu 3, xã Bình Sơn) đặt vấn đề.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết sân bay Long Thành là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia. Với định hướng nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch xây dựng khu tái định cư sân bay Long Thành là khu đô thị hiện đại.
Vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các nguyên nhân khách quan khác khiến hạ tầng và các công trình xã hội tại khu tái định cư chưa hoàn thiện. Do vậy, ông Lĩnh yêu cầu thời hạn đến tháng 8.2023 tất cả phải xong, đưa vào sử dụng phục vụ tốt nhất cho cuộc sống của người dân. Đối với công trình hạ tầng khác như cống rãnh, viễn thông, công tác thu gom rác, ông Lĩnh nhấn mạnh chỉ còn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, việc gì làm được cho dân thì làm ngay.
Về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, ông Lĩnh yêu cầu cán bộ phải xem xét lại, cố gắng lắng nghe đầy đủ, giải thích kỹ càng. Mỗi lá đơn là trăn trở của người dân, cái nào hỗ trợ được thì cố gắng hỗ trợ, cái nào thuộc khung chính sách thì trả lời cho dân rõ. Nếu sai sót thì bổ sung, nếu hồ sơ làm đúng rồi thì phải trả lời bằng văn bản cho người dân. Ông cũng đặt câu hỏi là cán bộ ở cơ sở đã làm hết trách nhiệm, tận tâm với dân chưa, có bị lợi ích chi phối không và đề nghị H.Long Thành làm rõ.
Bài học từ những tuyến đường sắt cao tốc thất bại Nhiều quốc gia châu Á trong hơn 1 thập niên qua đã tìm cách phát triển các dự án đường sắt cao tốc như giải pháp để giảm tải ùn tắc, thúc đẩy kinh tế; nhưng có không ít dự án với số vốn đầu tư khổng lồ đã mang về thất bại thảm hại. Cạnh tranh từ xe buýt, máy bay... Mặc...