Vì sao nhà vô địch World Cup không được dự Olympic?

Theo dõi VGT trên

Tác động từ Liên đoàn Bóng đá Thế giới ( FIFA) là nguyên nhân lớn nhất khiến bóng đá nam Olympic không có sức hút như World Cup.

Vì sao nhà vô địch World Cup không được dự Olympic? - Hình 1

Bóng đá được đưa vào chương trình thi đấu Olympic từ năm 1900. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận bóng đá là môn thể thao của Thế vận hội nhưng FIFA không muốn như vậy. Liên đoàn Bóng đá Thế giới cũng không công nhận thành tích của các quốc gia khi thi đấu ở Olympic.

Mâu thuẫn giữa FIFA và IOC

Ban đầu, phương án tổ chức môn bóng đá rất lộn xộn, không có sự thống nhất. Ở Olympic London 1908, bóng đá có 6 đội tham dự, phương án tổ chức do Liên đoàn Bóng đá Anh đề ra.

Tới Olympic Thụy Điển 1912, đến lượt Liên đoàn Bóng đá nước này được phép quyết định mọi chuyện. Phần lớn cầu thủ tham dự kỳ Olympic này đều là nghiệp dư.

Đoàn Thể thao Vương quốc Anh buộc phải thành lập một đội bóng nghiệp dư trước khi đến Bắc Âu. Tuy nhiên, do quy định không rõ ràng, một số cầu thủ đang thi đấu ở các CLB chuyên nghiệp như Derby County, Bradford City, Chelsea vẫn được tham dự.

Sau Olympic 1928, mối quan hệ giữa FIFA và IOC ngày càng xấu đi. FIFA cho rằng việc Olympic là sân chơi của cầu thủ nghiệp dư làm cản trở sự phát triển của bóng đá, không thể hiện sức mạnh của môn thể thao vua ở từng quốc gia. Đây là một trong những lý do World Cup ra đời sau đó 2 năm. Cúp thế giới đầu tiên được tổ chức tại Uruguay với chức vô địch thuộc về nước chủ nhà là sự khởi đầu cho một trong những sự kiện thể thao hấp dẫn nhất lịch sử.

Có World Cup trong tay, FIFA lập tức tìm cách hạ thấp giá trị môn bóng đá nam tại Olympic, thứ giờ là đối trọng trực tiếp cho sự phát triển của họ.

Ở Los Angeles 1932, FIFA tìm cách loại bóng đá khỏi danh sách các môn thi đấu. Nỗ lực của họ thành công. Và phải đến Olympic 1936 tại Berlin, môn thể thao vua mới quay trở lại.

Vì sao nhà vô địch World Cup không được dự Olympic? - Hình 2

IbrahimovicRonaldo không có nhiều cơ hội tham dự Olympic khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Ảnh: Getty Images.

Olympic là sân chơi dành cho các cầu thủ nghiệp dư trong khi World Cup là đấu trường để các cầu thủ chuyên nghiệp thể hiện tài năng. Theo thời gian, khác biệt về chất lượng giữa World Cup và Olympic ngày càng lớn. Không muốn môn bóng đá nam ở Thế vận hội trở nên kém hấp dẫn, bắt đầu từ Los Angeles 1984, IOC quyết định cho phép các cầu thủ chuyên nghiệp được tham dự.

Điều này khiến lợi ích của FIFA bị ảnh hưởng. World Cup và Olympic được tổ chức đan xen vào năm chẵn. Do đó, việc các ngôi sao hàng đầu thế giới tụ hội 2 năm một lần khiến mọi thứ trở nên nhàm chán với người hâm mộ. Giá trị bản quyền truyền hình cũng có thể sụt giảm (World Cup được tường thuật trực tiếp lần đầu vào năm 1954).

FIFA cũng muốn bảo vệ lợi ích cho các liên đoàn khu vực, đặc biệt là Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA) và Liên đoàn Bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL), bởi phần lớn cầu thủ đẳng cấp đều thuộc 2 khu vực này.

Một thỏa thuận được đưa ra. Nhiều đội tuyển bóng đá không thuộc UEFA hoặc CONMEBOL được phép triệu tập những cầu thủ ưu tú nhất tham dự Olympic. Ngược lại, các liên đoàn châu Âu và Nam Mỹ không được mang đến Thế vận hội những cái tên từng thi đấu ở World Cup dù chỉ một trận.

Đó cũng là lý do một huyền thoại như Ronaldo “béo”, người 2 lần vô địch World Cup, lại chỉ có một HCĐ Olympic. Chia sẻ với Standard Sport sau lễ bốc thăm chia bảng môn bóng đá Olympic Rio 2016, Ronaldo nhớ lại: “Tôi rất tự hào về tấm HCĐ đó. Nó có một vị trí đặc biệt trong bộ sưu tập danh hiệu của tôi. Chúng tôi không thể giành HCV. Song, bất kỳ VĐV nào cũng sẽ tự hào về tấm huy chương Olympic của mình”.

Kể từ Olympic 1992 tại Barcelona, FIFA tiến thêm một bước nữa. Họ vận động để hạn chế độ tuổi ở nội dung bóng đá nam xuống U23. Đến Olympic 1996 tại Atlanta, một thay đổi nhỏ xuất hiện khi mỗi đội được phép triệu tập tối đa 3 cầu thủ trên 23 tuổi.

Nhờ thỏa thuận này, World Cup luôn có sức hút lớn hơn nội dung bóng đá nam ở Thế vận hội. Một phần số tiền FIFA kiếm được từ World Cup sẽ dùng để phát triển bóng đá ở các khu vực. Do đó, các thành viên FIFA không phản đối thỏa thuận giữa cơ quan quyền lực nhất bóng đá thế giới với IOC.

Vì sao nhà vô địch World Cup không được dự Olympic? - Hình 3

Bóng đá Cameroon giành HCV Olympic 2000. Ảnh: Getty Images.

Video đang HOT

Ai được hưởng lợi?

Sự cạnh tranh giữa FIFA và IOC vô tình giúp nhiều đội tuyển trở thành “ngư ông đắc lợi”. Khi Olympic còn là sân chơi của các cầu thủ nghiệp dư, nền bóng đá ở các quốc gia Đông Âu được hưởng lợi nhiều nhất.

Theo quy định của các nước này, nhiều cầu thủ được điền tên vào danh sách nghiệp dư dù đang cống hiến cho các CLB chuyên nghiệp. Từ năm 1948 đến năm 1992, tuyển Liên Xô, Nam Tư, Ba Lan, Hungary, Đông Đức… thống trị Olympic với hàng loạt HCV.

Từ năm 1948 đến năm 1980, các quốc gia Đông Âu giành được 23 trong tổng số 28 huy chương Olympic ở nội dung bóng đá nam. Thụy Điển, Đan Mạch và Nhật Bản là những đội tuyển hiếm hoi chen chân vào thế thống trị của bóng đá Đông Âu.

Khi Olympic trở thành đấu trường của các cầu thủ U23 3, đến lượt bóng đá châu Phi hưởng lợi. “Lục địa đen” từng 5 lần giành huy chương Olympic, trong đó có 2 HCV (Nigeria năm 1996 và Cameroon năm 2000), điều họ chưa từng làm được ở World Cup.

Ngược lại, các nền bóng đá thuộc quyền quản lý của CONMEBOL thường không để lại ấn tượng ở Olympic. Uruguay giành HCV Thế vận hội 1924 và 1928. Tuy nhiên, phải đến 84 năm sau, họ mới quay lại sân chơi này.

Argentina phải chờ đến Olympic 2004 để giải tỏa cơn khát HCV. “Người khổng lồ “Brazil cũng phải chờ tới Rio 2016 với lứa Neymar. Trước đó, thành tích tốt nhất của Brazil là 3 tấm HCB vào các năm 1984, 1988 và 2012. Ở Olympic 1992 và 2004, bóng đá Brazil còn không thể giành vé tham dự.

Châu Âu cũng không khá hơn Nam Mỹ. Italy từng 4 lần vô địch World Cup và 15 lần tham dự Olympic. Tuy nhiên, họ chỉ có tấm HCV duy nhất vào năm 1936. Lần gần nhất họ góp mặt ở Thế vận hội đã cách đây 13 năm.

Bóng đá Pháp cũng chỉ có một lần giành HCV Olympic (năm 1984). Từ năm 1996 đến 2016, họ không có tên ở Olympic. Thành tích của bóng đá Đức còn tệ hại hơn khi họ chỉ giành được một tấm HCĐ vào năm 1988.

Bóng đá Tây Ban Nha từng có HCV ở kỳ Olympic được tổ chức trên quê hương vào năm 1992. Họ có 2 lần giành HCB Thế vận hội vào năm 1920 và 2000. Tuy nhiên, Tây Ban Nha cũng nhiều lần phải dừng bước ngay từ vòng loại.

Việc FIFA và IOC thỏa thuận giới hạn độ tuổi tham dự Olympic ở môn bóng đá nam khiến nhiều cầu thủ đẳng cấp không có cơ hội tranh tài tại đấu trường này. Mãi tới những năm gần đây, sức hút của bóng đá nam Olympic mới tăng lên. Sự phát triển của truyền thông đại chúng, ảnh hưởng ngày càng lớn của bóng đá châu Á tới thế giới khiến sân chơi Olympic dần trở nên hấp dẫn hơn.

Khi World Cup hay Euro có dấu hiệu kém hấp dẫn vì sự mở rộng và tính thực dụng, thứ bóng đá tận hiến, ẩn chứa nhiều bất ngờ của Olympic đã mang đến những điều mới mẻ.

World Cup luôn là món gà tây trên bàn tiệc, nhưng Olympic đang chứng minh sự hấp dẫn của miếng bánh tráng miệng ngọt ngào không thể bỏ qua.

Vì sao nhà vô địch World Cup không được dự Olympic? - Hình 4

Chương cuối cho Benzema

Nhiều người hâm mộ bóng đá Pháp cảm thấy vui mừng khi chứng kiến Karim Benzema trở lại tuyển quốc gia. Song, ở tuổi 33, Euro 2020 có thể là giải đấu quốc tế cuối cùng của anh.

Euro 2008, vòng bảng, 0 bàn thắng. World Cup 2010, không được tham dự. Euro 2012, tứ kết, 0 bàn thắng sau 22 cú sút suốt toàn giải. World Cup 2014, tứ kết, 3 bàn thắng, trong đó 2 bàn trước đội bóng yếu nhất bảng Honduras.

Đó là những gì mà Benzema làm được cho "Les Bleus" (biệt danh của đội tuyển Pháp) trong những giải đấu lớn và sau 81 lần ra sân. Nó hoàn toàn không tương xứng với sự kỳ vọng về người tiếp nối Zidane vĩ đại.

Bây giờ, anh đang đứng trước kỳ Euro thứ 3 trong sự nghiệp và là giải đấu lớn thứ 4 với đội tuyển quốc gia. Nhưng rất có thể, đó là hồi kết chặng đường mà Benzema mang trên mình màu áo lam, lần cuối cùng cho anh!

Chương cuối cho Benzema - Hình 1

Sự trở lại của Benzema giúp hàng công tuyển Pháp có thêm sức mạnh. Ảnh: France Football.

Sự trở lại cần thiết

Mọi thứ bắt đầu với Benzema như một giấc mơ. Ngày 28/3/2007, chàng trai mới 19 tuổi 4 tháng vào sân thay Djibril Cisse trong trận giao hữu với đội tuyển Áo.

Chưa đầy 10 phút sau, anh ghi bàn thắng duy nhất từ đường kiến tạo của Samir Nasri, cầu thủ cũng sinh năm 1987 giống anh. Một sự khởi đầu thành công với những người được xem như sẽ nối tiếp thế hệ 1998-2000 đầy hào quang.

Đúng 14 năm sau, không sai một ngày, khi trận đấu giữa đội tuyển Pháp với đội chủ nhà Kazakhstan ở vòng loại World Cup 2022 kết thúc, HLV Didier Deschamps chuẩn bị rời phòng họp báo thì bỗng một phóng viên bản địa gọi với theo.

Deschamps chẳng hiểu người phóng viên này nói gì nhưng chỉ cần nghe thấy mấy tiếng "Karim Benzema", ông đã ngay lập tức lắc đầu và bỏ đi sau khi để lại câu nói "Đừng hỏi tôi về chủ đề này".

Đó là lúc nhiều người nghĩ Benzema không còn cơ hội trở lại với "Les Bleus" chừng nào Deschamps còn làm ông chủ.

Lịch sử của bóng đá Pháp không hiếm việc nhiều tài năng không được đội tuyển quốc gia đoái hoài đến trong những tháng ngày tươi đẹp nhất của mình. Có nhiều lý do, ví dụ như Cantona, trong một lần cao giọng chửi ông thầy Henri Michel của mình, anh bị cấm thi đấu ở tuyển vô thời hạn cho đến khi Platini lên thay thế.

Hay như David Ginola, chỉ vì "lỡ" chuyền sai ở trận đấu quyết định vòng loại World Cup 1994, qua đấy khiến Bulgaria đánh bại Pháp và giành quyền dự vòng chung kết mà anh cũng bị tống ở nhà trong quãng thời gian sau đó.

Vì thế, việc Benzema không được triệu tập cũng là chuyện chẳng có gì phải ầm ĩ. Nhưng chúng ta cần thừa nhận một điều rằng, chính anh là tài năng lớn nhất bị Pháp "xếp xó" và thành công mà Benzema mang tới cho Real Madrid càng khiến cho nhiều cổ động viên áo lam cảm thấy buồn lòng hơn, dù những năm tháng mà Benzema thi đấu cho đội tuyển Pháp chưa từng mang lại thành công nào đáng kể.

Mọi thứ được bắt đầu vào sáng ngày 5/11/2015, Benzema thức dậy với tin tức anh bị cáo buộc tống tiền người đồng đội Mathieu Valbuena bằng đoạn "video đen". Vụ việc trở nên ầm ĩ ngay sau đó và được đưa ra tòa án. Tòa phán quyết Benzema sẽ không được tiếp xúc với Valbuena trong quá trình điều tra.

Phán quyết này sau đó được gỡ bỏ, nhưng tiền đạo của Real vẫn không được triệu tập cho Euro 2016, giải đấu trên sân nhà của Pháp. Benzema đã rất giận dữ với quyết định của Deschamps.

Trong cuộc phỏng vấn của tờ L'express , anh đã trút mọi nỗi niềm. "Thành công của tôi ở Real trên hết là bịt miệng những kẻ đã chỉ trích, nói tôi không phải là tiền đạo xuất sắc, hay không đủ đẳng cấp để chơi cho Les Bleus".

Nhưng trong thâm tâm sâu xa, Benzema vẫn luôn chờ đợi cuộc gọi từ người thuyền trưởng. Cứ mỗi lần đến kỳ triệu tập cho đội tuyển quốc gia, anh lại chăm chăm nhìn vào danh sách để xem có tên mình hay không.

Năm 2017, không có. Năm 2018, chuẩn bị cho World Cup, cũng không có. Năm 2019, không có nốt. Benzema không hiểu mà ngay cả nhiều người ủng hộ đội tuyển Pháp cũng không hiểu.

Xét về mặt phong độ, anh ghi bàn đều đặn ở cấp CLB, trở thành chân sút vĩ đại nhất nước Pháp tại Champions League, gần gấp rưỡi người xếp thứ 2 là Thierry Henry và giành 4 danh hiệu châu Âu cùng Real Madrid. Tất cả đủ để khẳng định tài năng của Benzema.

Có lẽ chính vì không hiểu lý do, Benzema đã lên tiếng chỉ trích Deschamps rằng ông đang phải làm theo những ý kiến mang tính phân biệt chủng tộc ở quê nhà nên loại bỏ anh. Tất nhiên, sự thật thế nào thì chỉ Deschamps mới biết, nhưng Benzema có lý do để phát ngôn như vậy.

Trong suốt thời niên thiếu, anh phải chống chọi với sự phân biệt về gốc gác Algeria của gia đình, kể cả khi đã bộc lộ thiên khiếu chơi bóng kiệt xuất. Nhưng việc phát ngôn ầm ĩ như thế vô tình đã khiến Deschamps càng xa rời anh hơn, nhất là khi nhà của ông bị những kẻ quá khích tấn công xuất phát từ câu nói của Benzema.

Khi Deschamps từ chối phỏng vấn về Benzema tại Kazakhstan, nhiều người tin rằng cuối cùng, mọi hy vọng trở lại đội tuyển của anh tan thành mây khói. Cận kề 34, rất khó để một cầu thủ được HLV lựa chọn, nhất là khi trong tay HLV đó có nhiều ngôi sao rực rỡ. Ở tuổi ấy, Zidane cũng đã kết thúc sự nghiệp sau khi có World Cup đáng nhớ và cũng đáng quên.

Thế rồi, Benzema đột ngột được gọi. Đột ngột đến mức chính anh cũng cảm thấy bất ngờ. Cánh cửa tưởng chừng khép lại vĩnh viễn bỗng mở ra.

"Tôi luôn bỏ qua vấn đề cá nhân. Đội tuyển Pháp không phải của riêng tôi mà là của mọi người", Deschamps giải thích về việc ông gọi Benzema trở lại như vậy.

Vấn đề là tại sao Deschamps không "bỏ qua vấn đề cá nhân" như thế suốt 5 năm rưỡi qua, khiến Benzema mất đứt những năm đẹp nhất của đời anh để rồi bây giờ phải đi ngược lại những gì ông từng tuyên bố?

Chương cuối cho Benzema - Hình 2

Vụ bê bối tống tiền Valbuena (số 20) khiến Benzema không được triệu tập lên tuyển Pháp trong thời gian dài. Ảnh: Don Balon.

Tờ Sport24 tiết lộ chính Guy Stephan, trợ lý của Deschamps, cùng với một số nhân vật khác trên tuyển, đề xuất việc gọi trở lại Benzema trong bối cánh hàng công của nhà đương kim vô địch thế giới đang khủng hoảng trầm trọng.

Ý kiến này lập tức được Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Pháp Noel Le Graet bật đèn xanh. Chính ông Le Graet tỏ ra hoan hỷ khi lệnh triệu tập Benzema được công khai trên truyền thông dù sự hoan hỉ ấy có vẻ hơi lố nếu chúng ta nhớ người đứng đầu bóng đá Pháp từng gọi Benzema là "ngu ngốc như một con lừa".

Bầu không khí này còn lan tỏa trong cả phòng họp báo sau khi danh sách được công bố. HLV Deschamps cười tươi như hoa, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của giới phóng viên mà 95% trong số đó chỉ xoay quanh chủ đề Benzema. Nó trái ngược với thái độ của ông gần 2 tháng trước tại Đông Âu.

Cuối cùng, người ta được chứng kiến sự hòa thuận giữa 2 "ngôi sao": Một là ông chủ của đội tuyển và một là tiền đạo hàng đầu lịch sử của nước Pháp.

Có rất nhiều lý do khiến HLV Deschamps nói riêng và Liên đoàn Bóng đá Pháp nói chung thay đổi quyết định của mình. Benzema vẫn trong thời gian liên đới trách nhiệm tới vụ tống tiền Valbuena.

Tháng 10 tới đây, anh sẽ bị triệu tập ra tòa để xét xử và nếu những chứng cứ đủ buộc tội, tiền đạo Real Madrid sẽ đối diện với án phạt lên tới 5 năm tù giam, đồng nghĩa chấm dứt luôn sự nghiệp. Nhưng việc anh được triệu tập lên cho thấy "Les Bleus" đang đối diện với cuộc khủng hoảng về mặt lực lượng, đặc biệt là hàng công.

Các chân sút chủ lực của Pháp đều trải qua mùa giải không thực sự xuất sắc, kể cả Oliver Giroud, người vừa cùng Chelsea giành Champions League. Mbappe vẫn phù hợp đá rộng hơn vai trò tiền đạo cắm (anh ghi có 7 bàn trong 3 năm qua do phải đá cánh ở tuyển), trong khi Griezmann đã cùn đi nhiều từ ngày tới Barcelona.

Nếu không tính chính Benzema, chân sút tốt nhất của Pháp là Ben Yedder nhưng chẳng ai dám kỳ vọng vào một tiền đạo mới chỉ ghi bàn vào lưới Andorra ở cấp độ tuyển quốc gia.

Lời khẳng định sau cuối

Benzema trở lại với đội tuyển mà anh vừa lạ, vừa quen. Quen vì anh đã ăn cơm ở Clairefontaine tới 8 năm rưỡi. Lạ vì có quá nhiều sự đổi thay về mặt nhân sự trong những tháng anh vắng mặt. Có đến quá nửa danh sách, Benzema chưa từng chơi với họ ở tuyển năm xưa.

Song, anh đã đối mặt với những thách thức đó bằng niềm tự hào, như lời anh tâm sự. "Tôi mất có 3 phút là trở lại bình thường với HLV Deschamps. Trong khi đã hơn 5 năm rồi, chúng tôi chưa gặp nhau. Chúng tôi nói với nhau nhiều điều, những điều mà chúng tôi đã phải nói với nhau trong thời gian dài".

Cũng như HLV Deschamps, Benzema đã gạt bỏ mọi oán hận quá khứ để tập trung vào hiện tại. Anh hiểu vai trò của mình ở đây là gì. Đội tuyển Pháp đã đoạt World Cup mà không cần đến anh. Nhưng họ cần anh để tiếp tục nối dài thành công.

"Tôi đến với đội tuyển Pháp không phải để làm lu mờ những người đồng đội hay thế chỗ bất kỳ ai. Họ đã vô địch và biết phải làm gì. Còn tôi chỉ mang theo những điều tôi biết mình cần làm".

Chương cuối cho Benzema - Hình 3

Mâu thuẫn giữa HLV Deschamps và Benzema được hóa giải. Ảnh: Sky Sports.

Sự vui mừng không chỉ đến từ những người trong cuộc, chính Valbuena, tác nhân khiến Benzema bị đá khỏi đội tuyển, trong cuộc phỏng vấn trên RMC Sport cũng nói: "Đây là một điều thực sự tốt". Rõ ràng, việc Benzema trở lại đã tạo hiệu ứng tích cực tới toàn bộ "Les Bleus" lẫn nền bóng đá Pháp.

Song, anh cũng biết rất rõ Euro 2020 có thể là cơ hội cuối cùng của anh để khẳng định với tuyển quốc gia. Một tiền đạo dù có xuất sắc, ghi cả trăm bàn thắng, nhưng nếu không đưa đội tuyển của mình giành một danh hiệu, đó vẫn sẽ là sự nghiệp quốc tế thất bại.

Thế hệ của Platini đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thế hệ của Deschamps và Zidane còn làm tốt hơn thế. Và giờ, thế hệ của Griezmann và Mbappe cũng tạo dựng được thành tích. Chỉ có Benzema vẫn là con số không.

"Tôi muốn giành một danh hiệu cùng đội tuyển", anh nói như thế trong ngày trở về. Và danh hiệu khả dĩ nhất lúc này chính là chiếc cúp bạc Euro. Benzema sẽ chỉ có một tháng để khẳng định năng lực của tiền đạo số một nước Pháp bây giờ. Nếu anh thành công, đó sẽ là chương kết đầy ngọt ngào dành cho chàng cầu thủ gốc Algeria.

Còn đối với người Pháp, ít nhất họ nhìn thấy giải đấu đầy hy vọng với Griezmann - Benzema - Mbappe trên hàng công, mũi đinh ba mà bất cứ HLV nào trên thế giới cũng phải thèm muốn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới
18:49:22 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng
17:03:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Huyền thoại Matthaus: "Ronaldo làm hại đội tuyển Bồ Đào Nha"

13:56:31 21/12/2022
Huyền thoại bóng đá Đức Lothar Matthaus đã chia sẻ suy nghĩ của mình về màn trình diễn của hai siêu sao Lionel Messi và Cristiano Ronaldo tại World Cup 2022

Messi được mời đặt dấu chân tại 'thánh địa' của Brazil

13:45:24 21/12/2022
Theo Giám đốc Thể thao Bang Rio de Janeiro, ông Adriano Santos, Lionel Messi có thể được đặt dấu chân trên Đại sảnh Danh vọng của sân vận động mang tính biểu tượng Maracana

Tottenham đau đầu khi sao World Cup chấn thương

13:15:08 21/12/2022
HLV Antonio Conte cho biết tiền đạo Richarlison sẽ phải tiến hành chụp cộng hưởng để xác định mức độ chấn thương chấn thương gân kheo, vốn gặp phải trong trận thua của Brazil trước Croatia ở tứ kết World Cup 2022

AFF Cup: Singapore đặt quyết tâm cao, dù thiếu nhân sự nghiêm trọng

13:06:08 21/12/2022
Vài ngày trước trận ra quân của thầy trò huấn luyện viên Takayuki Nishigaya gặp Myanmar vào ngày 24/12, đội bóng đã phải chia tay tiền đạo Ikhsan Fandi và tiền vệ Adam Swandi do chấn thương đầu gối

Việc giành danh hiệu vẫn sẽ không khiến Ten Hag hài lòng

12:59:04 21/12/2022
HLV Erik ten Hag thừa nhận ông không thể hài lòng ngay cả khi bắt đầu nâng cao danh hiệu cùng với Man United.Ten Hag hiện đang mong muốn có được sự đoàn kết hơn trong đội của mình sau khi bắt đầu mùa giải với trận thua 1-2 trên sân nhà ...

Tin mới nhất bóng đá trưa 21/12: Cựu sao MU Van Persie đính chính vụ đăng 'clip'

12:41:29 21/12/2022
Bản tin Hot bóng đá cập nhật trưa 21/12: Ngay sau khi trang Facebook của mình đăng nhiều đoạn video clip mỹ nhân trần như nhộng, huyền thoại Arsenal và MU Robin Van Persie đã lên tiếng

Các thương hiệu hợp tác với Lionel Messi tăng hơn 1,2 triệu tỷ đồng trong 1 tháng diễn ra World Cup 2022

12:34:40 21/12/2022
Tầm ảnh hưởng khủng khiếp của Lionel Messi trên toàn thế giới.Hay như Neymar đã có một hợp đồng 11 năm với Nike sẽ kết thúc vào năm 2022, hợp đồng đó trị giá 105 triệu đô la (2,6 nghìn tỷ). Bên cạnh đó, Kylian Mbappé đang có hợp đồng qu...

Quỷ đỏ gia hạn hợp đồng cho hàng loạt trụ cột

12:26:54 21/12/2022
Man.United đã kích hoạt gia hạn hợp đồng một năm đối với Marcus Rashford, Luke Shaw, Diogo Dalot và Fred. Đối với trường hợp của thủ thành David de Gea, đội chủ sân Old Trafford đang ưu tiên đàm phán ký hợp đồng mới

Ronaldo được bình chọn vào đội hình 'đặc biệt' tại World Cup 2022

11:52:20 21/12/2022
Cristiano Ronaldo lĩnh xướng hàng công đội hình tệ nhất World Cup 2022, theo bình chọn của tờ Sofa Score mới vừa công bố

Messi ngồi xe vợ lái về thăm quê nhà

11:45:33 21/12/2022
Hàng trăm người hâm mộ vây quanh chiếc xe chở Lionel Messi về quê Rosario. Đáng chú ý, người cầm lái chiếc xe là bà xã Antonella của anh chàng

FIFA thắng lớn ở World Cup 2022

11:15:39 21/12/2022
FIFA cho biết World Cup 2022 mang lại 7,5 tỷ USD tiền bản quyền và doanh thu tài trợ, nhưng những tranh cãi ngoài sân cỏ khiến cơ quan bóng đá dần mất đi lòng tin của người hâm mộ

Zidane hết kiên nhẫn với tuyển Pháp

11:11:20 21/12/2022
Zinedine Zidane không muốn chờ đợi thêm và có thể tìm kiếm CLB mới trong bối cảnh HLV Didier Deschamps khả năng tiếp tục công việc dẫn dắt tuyển Pháp

Có thể bạn quan tâm

Chỉ 1 bức ảnh khoe lưng trần, nữ rapper "chiến" nhất Việt Nam khiến MXH sục sôi

Nhạc việt

21:50:50 05/11/2024
Pháo đứng quay lưng về phía ống kính, đầu cạo trọc được điểm tô thêm nhiều phụ kiện gây cảm giác tương lai , khiến dân tình tò mò.

Cháu dâu lâu lắm mới về quê, làm 1 việc khiến cả họ nhà chồng bị sốc

Netizen

21:45:47 05/11/2024
Với người theo dõi TikTok nói chung và hội các mẹ bỉm sữa nói riêng hẳn đều biết đến kênh TikTok này. Chủ kênh là Bích Ngọc (29 tuổi, Hà Nội) - mẹ của em bé Linh đáng yêu, dễ thương.

Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika

Phim châu á

21:43:59 05/11/2024
Cảnh yêu đương của Jinda (Mai Davika) và người tình điển trai trong phim Nữ Hoàng Ayodhaya làm mạng xã hội bùng cháy.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

"Đệ nhất mỹ nhân Việt" có nhà vườn 3.000m2: Bệnh ngôi sao, từng láo với đạo diễn và cái giá phải trả

Sao việt

21:23:40 05/11/2024
Việt Trinh thú nhận vì thấy hình ảnh của mình xuất hiện dày đặc trên các tờ lịch, sổ tay, ảnh dán trang trí nên cô mắc bệnh ngôi sao.

NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"

Tv show

20:22:14 05/11/2024
Thời đó đi diễn kịch khổ lắm, sinh con vất vả vô cùng. Sinh Luân ra, tôi phải nghỉ mất 3 năm trời - NSND Kim Xuân chia sẻ.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.