Vì sao nhà thấp tầng trong khu đô thị vẫn giữ giá giữa mùa dịch Covid-19?
Do thiếu hụt nguồn cung mới, phân khúc nhà phố, biệt thự tại Tp.HCM chưa chịu tác động rõ nét của dịch Covid-19 lên giá bán.
Theo JLL Việt Nam, những chủ đầu tư phân khúc này vẫn cố gắng giữ mức giá mà họ đã lập ra từ trước khi dịch bùng phát. Tuy nhiên nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, các chính sách kích cầu cần được xem xét.
Theo báo cáo của DKRA Vietnam, trong quý 1 có khoảng 718 căn biệt thự nhà phố chào thị trường, giảm 9% so với quý trước nhưng tăng đến 132% so với nguồn cung cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, tỷ lệ tiêu thụ trong quý đạt 50% nguồn cung mới (khoảng 359 căn), tăng nhẹ so với quý trước và tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu vào những dự án mới mở bán trong tháng 1 và tháng 2/2020, với mức giá khoảng 15 tỷ đồng/căn có vị trí đẹp và tiến độ xây dựng tích cực.
Đáng nói, Giá bán không có nhiều biến động trong quý, khu Nam dẫn đầu thị trường về nguồn cung mới và lượng tiêu thụ trong quý, các dự án tập trung chủ yếu ở Nhà Bè và Bình Chánh.
Dự báo của đơn vị này, trong quý 2 nhà phố biệt thự về nguồn cung có thể giảm hơn so với quý 1, dao động ở mức 400 – 500 căn, tập trung ở một số dự án có quy mô lớn. Trong đó, các dự án có mức giá dao động trong khoảng 10 tỷ đồng/căn luôn được thị trường ưu tiên lựa chọn.
Tương tự, báo có của JLL Việt Nam cũng chỉ ra, sự bùng phát của Covid-19 đã có phần làm giảm đà tiêu thụ của thị trường, tuy nhiên, lượng bán quý này vẫn chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng nhiều,vì hầu hết lượng bán này đã được thực hiện trong các sự kiện tiền mở bán từ trước khi dịch bùng phát, tuy nhiên đến quý này mới có thể ký hợp đồng mua bán. Nhu cầu chủ yếu đến từ người mua để ở, muốn tìm nhà rộng rãi với nhiều cây xanh và môi trường sạch sẽ hơn.
Video đang HOT
Còn số mua để đầu tư thì ít hơn vì hầu hết các dự án đã gần hoàn thành, nên lịch thanh toán ngắn hơn và thường đòi hỏi thanh toán một khoản tiền lớn tại thời điểm giao dịch. Bên cạnh đó tâm lý ngại đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh cũng là một lý do khiến nhu cầu đầu tư giảm…
Điểm đáng chú ý trong báo cáo của đơn vị này, giá bán nhà phố, biệt thự tiếp tục tăng cao. Giá bán sơ cấp trong quý 1/2020 tăng lên 5.017 USD/m2 đất, tăng 37,7% theo năm và 8,4% theo quý. Việc tăng giá chủ yếu là do các dự án có giá thấp hơn mức trung bình đều đã bán hết. Xét trong cùng dự án, giá vẫn ổn định hoặc tăng nhẹ, dưới 4% theo quý ở mỗi dự án.
“Tác động của Covid-19 lên giá có thể chưa được cảm nhận rõ ràng trong quý này vì ảnh hưởng từ sự thiếu hụt nguồn cung vẫn còn”, đại diện đơn vị này cho hay.
Đem câu hỏi, liệu giá BĐS nhà phố, biệt thự có giảm khi dịch Covid-19 có thể kéo dài, đại diện doanh nghiệp BĐS chuyên làm nhà phố, biệt thự tại Tp.HCM cho hay, với các dự án hình thành lâu, đã đầy đủ tiện ích chủ đầu tư mở bán giai đoạn tiếp theo sẽ khó có chuyện giảm giá. Do giá của các dự án này chủ yếu là tăng theo tiến độ hạ tầng trong dự án và mức độ đầu tư tiện ích của chủ đầu tư. Có chăng, nếu thời điểm trước thị trường thuận lợi, mức độ tăng giá thứ cấp luôn đạt ngưỡng 30-40% trong vòng 1 năm thì trong giai đoạn thị trường khó khăn có thể giá thứ cấp sẽ tăng chậm lại, còn không có chuyện xuống giá.
Nhưng khi được hỏi, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài thì chủ đầu tư có cân nhắc đến việc giảm giá để kích cầu, đại diện này cho hay, dịch bệnh là yếu tố diễn ra trong ngắn hạn, có thể kiểm soát được còn BĐS là câu chuyện dài hơi. Để đầu tư một dự án nhà phố, biệt thự chỉn chu CĐT phải mất ít nhất vài năm với các nguồn chi phí tương ứng bỏ vào. Hơn nữa, nếu dự án đó được đầu tư bài bản thì sẽ hút nhu cầu ở thực vào ở. Mà một khi BĐS đáp ứng nhu cầu ở thực thì giá trị của nó sẽ gia tăng theo thời gian.
Hạ Vy
Đại gia sữa tung hơn 500 tỷ, ông lớn bán thuốc chia nhau 400 tỷ
Hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn giữa đại dịch Covid-19 nhưng cũng có những đơn vị vẫn vượt lên trên giông bão và mang lại sự yên tâm cho người lao động cũng như cổ đông
CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) vừa công bố sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức còn lại năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng) cho cổ đông vào ngày 17/4 tới. Dự kiến, thời gian thanh toán là 8/5/2020.
Với gần 360 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Đường Quảng Ngãi của đại gia kín tiếng Võ Thành Đàng sẽ chi khoảng hơn 530 tỷ đồng trả cổ tức lần này cho cổ đông.
Đường Quảng Ngãi (công ty mẹ của sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy) là một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong vài năm gần đây. Trong năm 2019, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần gần 7,7 ngàn tỷ dồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 1,3 ngàn tỷ đồng.
Dược Hậu Giang (DHG) cũng là một doanh nghiệp làm ăn tốt. Công ty này vừa thông qua quyết định chi trả tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 30%, (1 cổ phiếu nhận 3.000 đồng) thanh toán vào ngày 5/6/2020.
Với 130 triệu cổ phiếu lưu hành, DHG sẽ sẽ chi ra gần 400 tỷ đồng thực hiện thanh toán cổ tức lần này.
Trước đó, CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) cũng đã cho biết sắp chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.500 đồng. Thời gian thanh toán vào 28/4/2020.
Nhiều doanh nghiệp trả cổ tức khủng.
Với hơn 93,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành như hiện tại, Năm Bảy Bảy sẽ chi khoảng 233,3 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông.
Cũng ngay trước đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX) cũng đã chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20% trong bối cảnh cổ phiếu này giảm khá mạnh từ đầu năm 2020 đến nay.
Với hơn 1,17 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, PLX sẽ phải chi ra một khoản tiền trả cổ tức rất lớn: khoảng 2,34 ngàn tỷ đồng. Đây cũng là một tín hiệu tích cực từ doanh nghiệp.
Một điểm đáng lưu ý là mặc dù dịch Covid-19 hoành hành kéo dài nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đặt kế hoạch kinh doanh ấn tượng. HĐQT của Dược Hậu Giang vừa thông qua kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần hợp nhất gần 3,9 ngàn tỷ đồng và lợi huận trước thuế 720 tỷ đồng, gần như ngang bằng so với năm 2019.
Một số doanh nghiệp chứng kiến lợi nhuận tăng mạnh giữa thời kỳ bão dịch. Cao Su Phước Hòa (PHR) vừa đưa ra ước tính kết quả kinh doanh quý 1/2020 với lợi nhuận tăng gần 160% lên hơn 172 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng lên kế hoạch đạt tổng doanh thu công ty mẹ quý 2 đạt 480 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng.
Phước Hòa cho biết sẽ xây dựng phương án cho từng kịch bản cụ thể ứng phó với đại dịch Covid-19 và làm việc với CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) và Công ty VSIP về tiến độ chi trả tiền hỗ trợ đền bù để công ty hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tái cơ cấu toàn diện các dự án đầu tư, đặc biệt tại CTCP Cao su Trường Phát và Công ty TNHH Phát triển cao su Phước Hòa - Kampong Thom.
Một doanh nghiệp ở tâm bão ảnh hưởng của dịch Covid-19 là Saigon Cargo Service (SCS) vừa đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2020 đạt hơn 500 tỷ đồng, chỉ giảm 7% so với năm trước cho dù ngành hàng không đang rất khó khăn và năm 2019 SCG đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Nhựa Hà Nội (NHH) cũng lên kế hoạch doanh thu đạt 1,86 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 146 tỷ đồng trong năm 2020, tăng tương ứng 49% và 157% so với năm 2019. Cổ tức dự kiến trả 20% tiền mặt.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 9/4, nhiều cổ phiếu chủ chốt tăng giá giúp VN-Index tiếp tục hồi phục, tăng khoảng 8 điểm.
Nhiều công ty chứng khoán có các dự thận trọng.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ vẫn chịu áp lực rung lắc khi tiếp cận vùng 750-755 điểm trong phiên kế tiếp. Xu hướng hồi phục của thị trường vẫn đang được duy trì với đích đến 780-820 điểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, BVSC cũng lưu ý rằng, chỉ số có thể sẽ đan xen các nhịp điều chỉnh trong quá trình đi lên.
Tình hình kiểm soát dịch Covid-19 đang phát đi những tín hiệu tích cực, cùng với đó là diễn biến khởi sắc của thị trường chứng khoán toàn cầu. Đây là các yếu tố sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đà hồi phục của thị trường. Tuy nhiên, điểm tiêu cực vẫn đến từ hoạt động bán ròng mạnh và kéo dài của khối ngoại. Ngoài ra, rủi ro đối với diễn biến thị trường trong thời gian tới còn đến từ các thông tin về kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp và các số liệu vĩ mô sẽ dần được công bố trong tháng 4. Ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận quý I của các doanh nghiệp niêm yết không đạt như kỳ vọng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/4, VN-Index tăng 1,33 điểm lên 748,02 điểm; HNX-Index tăng 0,51 điểm lên 103,93 điểm. Upcom-Index giảm 0,12 điểm xuống 50,31 điểm. Thanh khoản đạt 4,3 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
DKRA Vietnam: Giá bất động sản bắt đầu giảm trên thị trường thứ cấp, nguồn cung mới và giao dịch thấp kỷ lục Báo cáo thị trường BĐS Tp.HCM quý 1/2020 của DKRA Vietnam đã chỉ ra một điểm dễ nhận thấy nhất của thị trường BĐS trong quý đầu năm, đó là đất nền, nhà phố, biệt thự, căn hộ, BĐS nghỉ dưỡng ghi nhận sụt giảm kỷ lục về nguồn cung mới và sức cầu, giá trên thị trường thứ cấp cũng giảm theo....