Vì sao nhà máy đốt rác phát điện ‘đứng hình’?
Trước sức ép xử lý rác, TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty cổ phần Vietstar khởi công các nhà máy đốt rác phát điện vào cuối năm 2019 thay thế cho công nghệ đốt rác, tái chế, chôn lấp cũ.
Nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tại huyện Củ Chi, TP.HCM xả khói ra môi trường – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Dự kiến các nhà máy này hoạt động vào cuối năm 2020, hứa hẹn giải quyết đáng kể lượng rác phải chôn lấp. Nhưng hiện tại việc chuyển đổi vẫn “đứng hình” chờ thủ tục, trong khi lượng rác vẫn tăng lên mỗi năm.
Rác thải vượt quá công suất
Ghi nhận của chúng tôi tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi) là mùi hôi thối của rác thải xộc lên, bao trùm cả đoạn đường Tam Tân (chạy dọc kênh Thầy Cai – ranh giới địa chính giữa Long An và TP.HCM).
Tại đây, hai ống khói của khu xử lý rác thải Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa (Công ty Tâm Sinh Nghĩa) liên tục nhả khói đen ngòm, bên cạnh là núi rác khổng lồ chiếm gần hết khuôn viên. Tương tự, tại Công ty cổ phần Vietstar (Công ty Vietstar) là một bãi lớn chất thải trơ (rác đã qua xử lý) nằm phía cuối khuôn viên công ty, giáp đường kênh 18.
Mới đây, Thanh tra Bộ Tài nguyên và môi trường (TN-MT) kết luận 2 công ty này không đảm bảo các yêu cầu về môi trường nhưng không khắc phục dù đã bị nhắc nhở.
Trước đó vào năm 2018, đối với Công ty Vietstar, Tổng cục Môi trường đã thanh tra và phát hiện công suất thiết kế nhà máy xử lý rác của công ty này là 1.400 tấn/ngày. Tuy nhiên, thực tế công ty này tiếp nhận 1.800 tấn/ngày (vượt công suất thiết kế khoảng 28,5%).
Đến tháng 7-2020, Tổng cục Môi trường tiếp tục kiểm tra, phát hiện công ty tiếp nhận của TP.HCM khoảng 2.000 tấn/ngày, trong khi công suất thiết kế của nhà máy là 1.400 tấn/ngày.
Video đang HOT
Tương tự đối với Công ty Tâm Sinh Nghĩa, năm 2018 Tổng cục Môi trường thanh tra, phát hiện công suất thiết kế của nhà máy là 1.000 tấn/ngày. Tuy nhiên, công ty này tiếp nhận 1.200 tấn/ngày (vượt công suất thiết kế 20%). Ngoài ra, hai công ty này còn vi phạm một số nội dung khác trong việc lưu trữ rác và xử lý nước rỉ rác.
Theo Tổng cục Môi trường, các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của hai công ty kéo dài từ năm 2018 đến nay vẫn chưa được khắc phục. Lượng rác sinh hoạt tiếp nhận xử lý hằng ngày vẫn vượt công suất xử lý và qua thời gian dài dẫn đến việc tồn đọng khối lượng lớn như hiện nay.
Khởi công rồi “đứng hình”
Năm 2019, Công ty Vietstar (từ trước đến nay xử lý rác theo công nghệ tái chế, làm phân compost) đã đầu tư thêm 2 môđun để chuyển đổi sang công nghệ đốt rác phát điện với công suất xử lý 2.000 tấn rác/ngày đêm, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2020.
Đến năm 2021, phía công ty dự kiến đầu tư thêm hai môđun để tăng công suất lên 4.000 tấn rác/ngày đêm. Còn Công ty Tâm Sinh Nghĩa đã khởi công xây dựng một nhà máy đốt rác phát điện công suất 2.000 tấn rác/ngày đêm.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo cả hai công ty đều cho biết sau khi khởi công vẫn chưa được TP.HCM hỗ trợ các thủ tục pháp lý để tiếp tục hoàn thành công trình. Hiện tại các nhà máy đốt rác phát điện từng khởi công rầm rộ đều phải nằm chờ.
Theo ông Ngô Đức Thắng – phó tổng giám đốc Công ty Tâm Sinh Nghĩa, công ty đang làm thủ tục pháp lý xin Bộ Công thương bổ sung quy hoạch điện mới có thể gửi hồ sơ xin phép xây dựng. Khó khăn nhiều nhất trong việc xây dựng nhà máy đốt rác phát điện là thủ tục chậm. Vừa qua, hồ sơ của công ty vừa được Bộ Công thương gửi ngược về Sở Công thương TP.HCM để bổ sung.
Còn ông Ngô Như Hùng Việt, tổng giám đốc Công ty Vietstar, cho biết từ thời điểm khởi công đến nay công ty chưa được TP cấp bất cứ giấy phép nào. Thủ tục của TP quá chậm nên công ty không thể xây dựng nhà máy theo tiến độ đặt ra.
Cũng theo ông Việt, phía công ty chuyển đổi công nghệ bao gồm hai phần là tái chế và đốt rác phát điện, bởi đặc thù rác thải Việt Nam không thể đốt hết 100%. Hiện tại phần tái chế cơ bản đã hoàn thành xong và đưa vào hoạt động rất hiệu quả. Còn về nhà máy đốt rác thì phải chờ giấy phép đầu tư, quy hoạch điện 1/500, đánh giá tác động môi trường… mới có thể xây dựng.
“TP khuyến khích chúng tôi đầu tư nhưng giấy tờ không xong thì chúng tôi không thể tiếp tục xây dựng dù đã chuẩn bị hạ tầng để chuyển đổi” – ông Ngô Như Hùng Việt nói.
Vẫn dừng lại ở chỉ đạo
Liên quan đến tình hình kêu gọi đầu tư dự án xử lý rác và chuyển đổi công nghệ xử lý rác các nhà máy hiện hữu, Sở TN-MT TP.HCM cho biết TP đã chỉ đạo các sở ngành phối hợp thực hiện.
Cụ thể, UBND TP đã yêu cầu các sở ngành hỗ trợ thủ tục pháp lý cho các nhà máy. Theo đó, Sở Công thương được giao nhiệm vụ thẩm định, đề xuất bổ sung dự án điện rác vào quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn quốc gia.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng đầu tư xây dựng để phục vụ cho việc kết nối, mua bán điện từ các dự án xử lý rác trong các khu liên hợp xử lý rác của TP.
Hiện Tổng công ty Điện lực TP.HCM đang làm việc với Công ty Vietstar, Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Tasco (nhà máy xử lý tái chế chất thải rắn Củ Chi), triển khai thủ tục đầu tư trạm điện chuẩn bị cho các nhà máy điện rác đấu nối khi hoàn thành.
BSCL cần giải pháp xử lý rác thải rắn
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện nay rác thải rắn sinh hoạt đã trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường tại khu vực BSCL. Nhiều địa phương trong khu vực không thể xử lý lượng lớn rác thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày.
Lãnh đạo Bộ TN&MT và một số địa phương trong vùng BSCL tham quan mô hình Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ.
Báo động...
Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác phát triển ức (GIZ) và Liên doanh Royal Haskoning DHV, hiện nay, vùng BSCL có tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày khoảng 14.000 tấn, tương đương 5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom rác thải rắn ở một số địa phương chỉ mới đạt 40%, nếu tỷ lệ thu gom tốt thì khối lượng rác thải sẽ còn nhiều hơn so với thống kê. Toàn vùng BSCL hiện chỉ có 2 khu xử lý rác thải rắn sinh hoạt đạt yêu cầu là khu xử lý rác tại Tân Thành (Long An) và Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ tại huyện Thới Lai. Còn lại các địa phương khác hầu như chỉ áp dụng biện pháp chôn lấp, trong đó, chỉ có 19/124 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là không hợp vệ sinh, dễ dẫn đến rủi ro gây ô nhiễm đất, nước, không khí và nhu cầu sử dụng đất dành cho chôn lấp rác cao, tỷ lệ tái sử dụng thấp...
Ở TP Cần Thơ, Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động từ ngày 15-10-2018, diện tích 5,3ha, lượng rác trung bình tiếp nhận mỗi ngày hơn 450 tấn (chiếm khoảng 70% lượng rác sinh hoạt thải ra hằng ngày của TP Cần Thơ), đồng thời phát điện khoảng 150.000kWh (tương đương 60 triệu kWh/năm) hòa vào lưới điện quốc gia. ến nay, nhà máy cũng đã hoàn thành 5 công trình bảo vệ môi trường, gồm: công trình thu gom và xử lý nước thải; công trình xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường; công trình và thiết bị lưu giữ chất thải nguy hại và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác. Trong đó, đối với việc xử lý nước rỉ rác, nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý với công suất 200m 3 /ngày, đêm. Nước rỉ rác sau khi xử lý đạt quy chuẩn được tái sử dụng cho hoạt động của nhà máy, không thải ra môi trường. Tro xỉ còn lại sau quá trình đốt rác được sơ chế, xử lý tại khu vực lưu chứa của nhà máy và sẽ được chuyển giao cho đơn vị chức năng xử lý hoặc sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng (đối với tro xỉ đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định)...
UBND TP Cần Thơ cũng vừa ban hành Công văn số 2544/UBND-XDT về việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB Cần Thơ (chủ đầu tư xây dựng và quản lý Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ). Công văn trên gửi đến Công an TP Cần Thơ, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thành phố, Giám đốc Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB Cần Thơ, với yêu cầu: ể đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương, đề nghị Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB Cần Thơ thực hiện việc tiếp nhận và xử lý rác theo đúng hợp đồng đã ký; hoạt động phù hợp với Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được Bộ TN&MT phê duyệt... Sở TN&MT, Công an TP Cần Thơ căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục theo dõi, kiểm tra tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác trên địa bàn quận, huyện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền...
Ông Nguyễn Chí Kiên, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Cần Thơ, nhận định: "Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ đưa vào hoạt động, khai thác hiệu quả đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường tại TP Cần Thơ. Hoạt động phân loại rác thải, thu gom, vận chuyển rác tiếp tục thực hiện theo yêu cầu, nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý rác thải của nhà máy. Bên cạnh đó, nhà máy cũng phải nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của pháp luật Việt Nam".
Giải pháp xử lý
Tại hội nghị "Báo cáo và tham vấn Quy hoạch BSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050" do Bộ Kế hoạch và ầu tư (KH&T) tổ chức tại TP Cần Thơ, đơn vị tư vấn Royal Haskoning DHV và Tổ chức GIZ đề xuất xây dựng 3 khu xử lý rác liên tỉnh có công nghệ hiện đại ở vùng BSCL. Theo đó, khu xử lý rác liên tỉnh thứ nhất sẽ đảm nhận nhiệm vụ xử lý rác của 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu với tổng chất thải rắn đô thị và công nghiệp hằng năm khoảng 331.000 tấn, trong đó có khoảng 891 tấn là bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Khu xử lý thứ hai, giúp xử lý rác cho bốn địa phương, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long với dự kiến tổng lượng chất thải rắn đô thị và công nghiệp khoảng 285.000 tấn/năm và có khoảng 1.369 tấn bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Khu xử lý thứ ba giúp xử lý rác thải cho tỉnh An Giang và ồng Tháp với lượng chất thải rắn đô thị và công nghiệp khoảng 332.000 tấn/năm và có khoảng 1.577 tấn bao bì thuốc bảo vệ thực vật...
ơn vị tư vấn cũng đưa ra giải pháp quản lý và thực hiện là sau khi thu gom, rác sẽ được phân loại xử lý tại trạm trung chuyển của các tỉnh và sau đó vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường thủy nội địa về khu xử lý liên tỉnh. Quá trình vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu không phát tán mùi hôi và nước rỉ rác. ối với các khu xử lý chất thải rắn cấp tỉnh hoặc huyện, đơn vị tư vấn đề xuất chuyển đổi sang công nghệ đốt phát điện hoặc đốt không phát điện tùy thuộc vào điều kiện thực tế từng địa phương. Riêng các khu xử lý rác thải liên tỉnh cần sử dụng công nghệ đốt phát điện với dự kiến chi phí đầu tư bình quân trên công suất xử lý rác khoảng 1,1 triệu USD cho quy mô xử lý 10 tấn rác/ngày; mỗi tấn rác khi đốt sẽ sản sinh được khoảng 375 kWh điện; diện tích đất sử dụng để đầu tư nhà máy xử lý rác liên tỉnh khoảng 10ha cho mỗi nhà máy... ây là biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng rác thải được chôn lấp không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường ở một số địa phương trong vùng BSCL.
Sở KH&T TP Cần Thơ cũng vừa công bố thông tin Dự án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại khu xử lý chất thải rắn huyện Thới Lai. Dự án được thực hiện tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, với diện tích 3,83ha, trong đó Nhà nước cho thuê đất và sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Dự án được xây dựng với quy mô công suất xử lý khoảng 400 tấn chất thải rắn công nghiệp thông thường/ngày; thời gian, tiến độ đầu tư thực hiện không quá 12 tháng, kể từ khi có biên bản bàn giao mặt bằng để thi công. Các yêu cầu cơ bản của dự án đáp ứng yêu cầu theo Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại khu xử lý chất thải rắn huyện Thới Lai (được phê duyệt bởi Quyết định số 2599/Q-UBND ngày 19-11-2020 của UBND TP Cần Thơ) và yêu cầu của nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường với công nghệ, thiết bị xử lý hiện đại đã triển khai có hiệu quả tại Việt Nam hoặc trên thế giới, đảm bảo yêu cầu đồng bộ, tiên tiến, bảo vệ môi trường theo quy định.
Theo ông Trương Quốc Trạng, Phó Giám đốc Sở KH&T TP Cần Thơ, đây là công trình góp phần bảo vệ môi trường, xử lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất và thu hút đầu tư trên địa bàn. Các đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đảm bảo các yêu cầu về năng lực, tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án tại Văn phòng Sở KH&T TP Cần Thơ...
Cần sớm có giải pháp xử lý chất thải nhựa triệt để Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), mỗi năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 200-300 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), tương đương khoảng 10-12 tấn vỏ thuốc BVTV các loại, chủ yếu là chất thải nhựa. Điều đáng nói, với công nghệ đốt rác hiện đang được sử dụng tại các...