Vì sao nhà hàng, quán bar bị xem là nơi dễ lây nhiễm COVID-19?
Trung tâm CDC đã đưa ra cảnh báo mới về nguy cơ lây nhiễm virus corona ở môi trường tụ tập đông người tại nhà hàng, quán bar. Bộ Y tế Pháp cũng cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm từ các cuộc họp mặt riêng tư.
Trong quán bar Full Throttle Saloon ở Sturgis (bang South Dakota, Mỹ) tháng 8-2020, không ai mang khẩu trang – Ảnh: AFP
Các nhà dịch tễ học thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khảo sát xem những người có triệu chứng nhiễm COVID-19 tham gia hoạt động gì trong hai tuần trước khi triệu chứng xuất hiện.
314 người tham gia
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 1 đến 29-7 tại 11 địa điểm của 10 bang trên 314 người có bộc lộ các triệu chứng nhiễm COVID-19 trên 18 tuổi vừa qua xét nghiệm RT-PCR.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên bản tin dịch tễ hàng tuần của CDC hôm 1-9.
Trong 314 người tham gia, cuối cùng có 154 người nhiễm SARS-CoV-2 và 160 người có kết quả âm tính.
Nghiên cứu này độc đáo ở chỗ đã so sánh tần suất phơi nhiễm trong nhóm dương tính với nhóm đối chứng có kết quả âm tính.
Nhóm nghiên cứu đã hỏi những người tham gia trong 14 ngày trước khi bộc lộ triệu chứng, họ có mang khẩu trang khi tiếp xúc với cộng đồng; có họp mặt nhóm trên 10 người ở nhà riêng; có đến các cửa hàng mua sắm, phòng tập thể dục, quán bar, quán cà phê, tiệm làm tóc; dự lễ tôn giáo hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Đối với mỗi hoạt động, những người tham gia cho biết mức độ tuân thủ (từ “hoàn toàn không” đến “hầu như thường xuyên”) đối với các biện pháp giãn cách như mang khẩu trang, giữ khoảng cách.
Người phục vụ mang khẩu trang và găng tay bên ngoài nhà hàng Peter Luger Steakhouse ở Broolyn (New York) – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Vì sao quán bar, nhà hàng có nhiều nguy cơ lây nhiễm?
Kết quả phân tích cho thấy nhóm dương tính ăn tối ở nhà hàng 2,4 lần nhiều hơn nhóm âm tính và đi quán bar, quán cà phê 3,9 lần nhiều hơn nhóm âm tính.
71% nhóm dương tính và 74% nhóm âm tính có sử dụng khẩu trang nơi công cộng.
42% nhóm dương tính có tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 so với 14% trong nhóm âm tính. 51% số lần tiếp xúc xảy ra trong gia đình.
Cuối cùng, khoảng 50% số người tham gia có đi mua sắm và đến nhà người khác (tham gia nhóm dưới 10 người) ít nhất một ngày trong hai tuần trước khi bộc lộ triệu chứng.
TS Kiva A. Fisher và các đồng nghiệp ở CDC cho rằng do mức độ thông gió và cường độ luồng không khí kém nên nhà hàng, quán bar là nơi dễ lây nhiễm. Ngoài ra, khó mang khẩu trang tại những nơi ăn uống tại chỗ như vậy.
Nhóm nghiên cứu kết luận: “Để SARS-CoV-2 chậm lây lan, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như ở nhà sau khi tiếp xúc với người nhiễm, tuân thủ các khuyến cáo phải rửa tay thường xuyên, mang khẩu trang và tôn trọng giãn cách xã hội”.
Các nhà khoa học thừa nhận nghiên cứu chưa phân biệt rõ ràng giữa ăn uống bên trong và bên ngoài nhà hàng, do đó họ đề nghị tiếp tục đánh giá kỹ hơn các loại hình hoạt động và tình huống tiếp xúc.
Các cuộc họp mặt như đám cưới có nguy cơ lây nhiễm nếu không phòng dịch – Ảnh: 24heures.ch
Pháp kêu gọi tránh họp mặt riêng tư
Tại Pháp hôm 14-9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đại học, nghiên cứu và đổi mới Frédérique Vidal cho biết hơn 10 ổ dịch mới được xác định trong các trường đại học.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Dữ liệu mới nhất xác nhận các ổ lây nhiễm mới gia tăng chủ yếu do các cuộc họp mặt riêng tư của sinh viên”.
GS Philippe Amouyel ở Bệnh viện Đại học Lille nhận xét: “Người Pháp tôn trọng các biện pháp phòng dịch ở nơi công cộng và nơi làm việc, nhưng vẫn còn khu vực thứ ba có thể là điểm bùng phát virus corona”.
Khu vực thứ ba là các cuộc họp mặt riêng tư như bữa ăn gia đình, đám cưới, tiệc sinh nhật, nơi gặp gỡ bạn bè.
Theo Cơ quan Y tế công cộng Pháp, môi trường gia đình mở rộng và các sự kiện công/tư họp mặt nhiều người là nguồn gốc dẫn đến 26% trong 1.600 ổ dịch được phát hiện từ khi chấm dứt phong tỏa vào tháng 5-2020.
Con số này gần tương đương với các ổ dịch từ công ty (29%).
Nhà dịch tễ học Antoine Flahault – giám đốc Viện Sức khỏe toàn cầu tại Đại học Genève (Thụy Sĩ), ghi nhận: “Họp mặt riêng tư và lễ lạc kỷ niệm trong gia đình là những sự kiện có nguy cơ cao không chỉ lây truyền mà còn truyền virus cho người có nguy cơ (người già, người có bệnh nền) vì thường có nhiều thế hệ tham dự”.
Đề xuất quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý
Bộ Công an đề xuất quản lý một năm với người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý, 6 tháng với người dưới 18 tuổi.
Chiều 11/9, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Thay mặt Chính phủ đọc tờ trình, Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương cho biết luật sửa đổi bổ sung đã thêm một chương mới "Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy".
Lý giải điểm mới này, ông Vương cho biết, số người sử dụng trái phép chất ma túy trong những năm qua ngày càng tăng, đặc biệt là sử dụng ma túy tổng hợp. Hình thức sử dụng đa dạng từ hút, hít, tiêm chích sang uống, ngậm (ma túy tổng hợp, thuốc hướng thần)...
Từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có hiệu lực, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không bị coi là tội phạm và không bị xử lý hình sự khiến việc này càng trở nên phức tạp. Sự phát triển bùng nổ của các loại hình kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như vũ trường, quán bar, nhà hàng... đã tạo điều kiện cho nhiều người lợi dụng tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp.
Theo thống kê của Cục C04, năm 2019 cả nước có gần 3.900 cơ sở kinh doanh có điều kiện (vũ trường, quán bar, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, club...) có biểu hiện liên quan tội phạm và tệ nạn ma túy. Hơn 13.800 người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tại các cơ sở này đã bị xử lý hành chính; độ tuổi dưới 18 chiếm 4%, từ đủ 18 đến 35 tuổi là 85%, từ 35 tuổi trở lên 11%.
Người sử dụng ma túy tổng hợp bị loạn thần (ngáo đá), không kiểm soát được hành vi gây ra các vụ thảm án, gây hoang mang trong dư luận nhân dân. Có những vụ kẻ ngáo đá giết chính người thân của mình.
Thượng tướng Lê Quý Vương. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
"Chưa có quy định của pháp luật về quản lý những người này nên dù thấy được tính chất nguy hiểm, hậu quả gây ra cho xã hội, nhưng việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy chưa được quan tâm đúng mức", ông Vương nói.
Tiền phạt áp dụng cho hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định cũng chưa đủ sức răn đe, chỉ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.
"Do đó, cần phải quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và có chế tài nghiêm khắc hơn với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị", ông Vương nói.
Dự thảo luật lần này đã bổ sung quy định quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy ngay lần đầu tiên họ sử dụng nhằm ngăn chặn tái phạm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công an cấp xã chủ trì phối hợp cơ quan, tổ chức, đoàn thể cùng cấp và gia đình quản lý, giáo dục người sử dụng trái phép chất ma túy.
Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là một năm với người người từ đủ 18 tuổi trở lên; 6 tháng với người sử dụng trái phép chất ma túy dưới 18 tuổi, kể từ ngày xác định được hành vi sử dụng trái phép chất ma túy gần nhất của người đó. Cơ quan y tế và công an có thẩm quyền xét nghiệm. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho xét nghiệm và đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm.
Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề Xã hội Nguyễn Thuý Anh nhấn mạnh, người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy là người có hành vi vi phạm pháp luật. "Thường trực Ủy ban tán thành việc bổ sung các quy định về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy".
Đây được coi là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn một người tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy dẫn đến bị lệ thuộc và trở thành nghiện ma túy. Việc bổ sung quy định này cũng góp phần thể chế hóa quan điểm chỉ đạo có "chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy" được nêu tại Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị.
Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề Xã hội Nguyễn Thuý Anh. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo cung cấp thêm thông tin lý giải sự khác nhau về thời hạn quản lý với người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 18 tuổi và dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, Ban soạn thảo cũng cần cân nhắc bổ sung trường hợp các lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy khi phát hiện người sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể xử lý phân luồng, chuyển tài liệu liên quan cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú chứ không phải UBND cấp xã nơi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Cho ý kiến, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình với việc quản lý người nghiện. Ông nói trong xã phường chỉ cần có một người nghiện ma tuý cũng khiến cả cộng đồng lo lắng. Gia đình có người nghiện thì tan cửa nát nhà.
Đồng tình, ông Nguyễn Hạnh Phúc (Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) nói ma tuý "nghiện thì nhanh nhưng cai nghiện rất khó". Kể chuyện khi còn làm Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình, một người cai nghiện thành công được đưa lên làm điển hình. Người này lấy dao chặt ngón tay để cam kết không nghiện nữa thế nhưng cuối cùng vẫn tái nghiện. Qua ví dụ này, ông đề nghị phải trị từ gốc, giáo dục, tuyên truyền và phòng ngừa từ xa ma tuý.
Phố tây Bùi Viện nhộn nhịp khách ta Phố tây Bùi Viện lấy lại vẻ náo nhiệt vốn có, nhiều hàng quán dần hồi phục, song dù tên gọi là phố tây nhưng giờ khách ta lại chiếm số đông. Gần 3 tháng kể từ sau khi hết lệnh giãn cách xã hội, nhiều hàng quán trên địa bàn TP.HCM mở cửa hoạt động trở lại. Những khu vui chơi, giải...