Vì sao nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút vốn khỏi thị trường chứng khoán?
Trong 3 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng trên các sàn chứng khoán Việt Nam, với tổng giá trị trên 438 triệu USD, tức xấp xỉ 10.000 tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh Covid-19 xảy ra toàn cầu.
Thị trường chứng khoán giảm mạnh trong quý I/2020
Báo cáo mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho thấy do chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, trong tháng 3-2020, VN-Index giảm mạnh tới 25,77% so với tháng 2, kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 3 chỉ còn 662,53 điểm; chỉ số VN30 cũng giảm 28,57% xuống 610,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trong tháng đạt 5.990 triệu, tương đương 97.800 tỉ đồng. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng lên tới 7.952 tỉ đồng.
Tương tự, thống kê tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng cho thấy chỉ riêng tháng 3, tháng đỉnh điểm bùng phát đại dịch Covid 19, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch mua bán 121,1 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 1.092 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong đó có tới 881 tỉ đồng là giá trị bán ròng.
Video đang HOT
Trong khi đó, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đánh giá thị trường chứng khoán đã trải qua quý đầu năm hết sức khó khăn. Chỉ số VN-Index giảm về mức 662,53 điểm, tương đương giảm 31,1% so với thời điểm đầu năm. Đây là mức giảm lớn thứ 2, chỉ xếp sau mức giảm 44,25% trong quý I/2008- giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán để rút vốn khỏi những thị trường nước ngoài, tổng giá trị bán ròng ghi nhận ở mức kỷ lục 438 triệu USD, tức xấp xỉ 10.000 tỉ đồng.
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng khoảng 76% giá trị bán ròng từ đầu năm đến từ các quỹ tương hỗ (mutual fund). Tiếp đến các quỹ ETF chiếm 11,5%, còn lại nhà đầu tư tổ chức và cá nhân nước ngoài lần lượt là 9,1% và 3,2%.
Bản chất của đợt rút ròng này tương đối khác so với nửa cuối năm 2019. Khi đó, khối ngoại cũng rút vốn nhưng được dẫn dắt bởi xu hướng bán tài sản tại các thị trường cận biên. Việc thoái vốn mang tính cấu trúc tại các thị trường có khả năng sinh lợi kém và thiếu sự đa dạng hóa, trong khi nhà quản lý quỹ vẫn lạc quan về dài hạn của Việt Nam.
Các chuyên gia ước tính, khối ngoại đã chịu lỗ khoảng 29% khi bán trong thời gian qua. Tuy nhiên, đặc thù của dòng tiền từ quỹ là vào nhanh ra mạnh, phản ánh tức thì và rõ nét xu hướng của thị trường nên khả năng trở lại khi tình hình ấm lên cũng rất cao.
Trong bối cảnh cả thị trường ảm đạm, hoạt động các công ty chứng khoán cũng gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm mạnh. Điển hình, dù là công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường nhưng lợi nhuận của SSI chỉ đạt 15 tỉ đồng.
Tin, ảnh: Sơn Nhung
Báo cáo giao dịch không đúng hạn, loạt lãnh đạo Giấy Việt Trì vừa bị UBCKNN phạt
Nguyên nhân, do các lãnh đạo, cổ đông lớn của Công ty đã không báo cáo, chậm báo cáo, hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi giao dịch cổ phiếu GVT.
Trong ngày 3/4/2020 Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành cùng lúc nhiều quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối nhiều lãnh đạo cũng như cả cổ đông lớn của CTCP Giấy Việt Trì (mã chứng khoán GVT).
Nguyên nhân, do các lãnh đạo, cổ đông lớn của Công ty đã không báo cáo, chậm báo cáo, hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi giao dịch cổ phiếu GVT.
Cụ thể, ông Phạm Văn Khánh một nhà đầu tư, bị phạt nhiều nhất với số tiền 62,5 triệu đồng. Nguyên nhân do ông Khánh đã không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng. Cụ thể, ngày 05/07/2019, ông Phạm Văn Khánh đã mua 502.250 cổ phiếu GVT, trở thành cổ đông lớn của Giấy Việt Trì nhưng không báo cáo UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội khi trở thành cổ đông lớn.
Ông Hoàng Văn Nam, Thành viên Ban Kiểm soát, bị phạt 20 triệu đồng. Nguyên nhân do ông Nam đã báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch. Cụ thể, ông Hoàng Văn Nam là đã mua 60.256 cổ phiếu GVT từ ngày 19/7/2019 đến ngày 24/7/2019 nhưng đến ngày 15/8/2019 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch của ông Hoàng Văn Nam.
Bà Lê Thị Minh Loan, Thành viên HĐQT kiêm kế toán trưởng công ty, bị phạt 27,5 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch. Cụ thể, bà Lê Thị Minh Loan đã mua 352.300 cổ phiếu GVT vào ngày 19/7/2019 nhưng đến ngày 15/8/2019 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch của bà Lê Thị Minh Loan.
Ông Lê Trung Thành, Trưởng Ban Kiểm soát, bị phạt 15 triệu đồng. Nguyên nhân do ông Thành đã báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch. Cụ thể, ông Lê Trung Thành lđã mua 37.000 cổ phiếu GVT ngày 18/7/2019 nhưng đến ngày 15/8/2019 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch của ông Lê Trung Thành.
Các quyết định trên đều có hiệu lực kể từ ngày 03/04/2020.
Nam Sơn
Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm, VnIndex tiếp tục tăng điểm Dù có lúc dòng tiền ngập ngừng trước lực bán từ khối ngoại nhưng niềm tin của nhà đầu tư nội đang cao hơn bao giờ hết. Dòng tiền bắt đáy tiếp tục đẩy nhiều cổ phiếu lên cao. Khởi đầu phiên giao dịch sáng nay, VnIndex tăng hơn 9 điểm. Tuy nhiên, chỉ sau vài chục phút giao dịch, thị trường chứng...