Vì sao nhà băng mạnh tay mua trái phiếu Chính phủ?
Nhiều ngân hàng thương mại đã và đang mạnh tay đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, đẩy lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh.
Tính chung trong tháng 9, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 5.950 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu Chính phủ hút hàng
Trong tháng 9/2019, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chỉ tổ chức 2 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, tức 2 tuần mới có 1 phiên thay vì tổ chức mỗi tuần 1 phiên như trước. Khối lượng gọi thầu cũng còn bình quân khoảng 3.100 tỷ đồng/phiên trong tháng 9, giảm mạnh so với mức bình quân 5.500 tỷ đồng/phiên của tháng 7.
Tuy nhiên, khối lượng đăng ký của cả hai phiên đều cao gấp 4-5 lần khối lượng gọi thầu, cho thấy nhu cầu đầu tư trái phiếu Chính phủ là rất lớn. Kết quả là tỷ lệ trúng thầu của hai phiên đấu thầu trong tháng 9 đều rất cao.
Cụ thể trong phiên đấu thầu ngày 11/9, Kho bạc Nhà nước gọi thầu tổng công 3.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trong khi giá trị đặt thầu lên tới 15.056 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần giá trị gọi thầu. Kết quả, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công được 2.900 tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt tới 96,67%; lãi suất trúng thầu cũng giảm từ 0,14 – 0,16 điểm phần trăm tùy từng kỳ hạn.
Tiếp đó, phiên ngày 25/9 Kho bạc Nhà nước cũng chỉ gọi thầu tổng cộng 3.250 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, song giá trị đặt thầu cũng lên tới 12.480 tỷ đồng. Kết quả, Kho bạc cũng huy động được 3.050 tỷ đồng (tỷ lệ thành công 93,85%); lãi suất trúng thầu tiếp tục giảm, trong đó lãi suất các kỳ hạn 10 và 15 năm giảm thêm 0,07 – 0,12 điểm phần trăm.
Tính chung trong tháng 9, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 5.950 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, nâng tổng số trái phiếu Chính phủ huy động thành công qua đấu thầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội lên tới 156.813 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, lãi suất trúng thầu các kỳ hạn đều giảm rất mạnh. Cụ thể lãi suất trúng thầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm hiện đã giảm còn 3,15%, thấp hơn 0,67 điểm phần trăm so với đầu năm; kỳ hạn 7 năm giảm còn 3,54%, thấp hơn 0,81 điểm phần trăm; kỳ hạn 10 năm là 3,97%, thấp hơn 1,13 điểm phần trăm; kỳ hạn 15 năm là 4,24%, thấp hơn 1,06 điểm phần trăm; kỳ hạn 20 năm là 4,9%, thấp hơn 0,7 điểm phần trăm; kỳ hạn 30 năm là 5,23%, giảm 0,57 điểm phần trăm.
“Nguồn cung trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp giảm mạnh kể từ tháng 8, trong khi nhu cầu vẫn cao, khiến lãi suất trúng thầu có đợt sụt giảm mạnh, tương đương với mức sụt giảm ghi nhận trong tháng 1/2019 (khoảng 40 điểm phần trăm)”, Công ty chứng khoán SSI nhận định.
Nhà băng dư thanh khoản
Bên cạnh việc nguồn cung trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp giảm, một nguyên nhân nữa khiến trái phiếu Chính phủ hút hàng là do thanh khoản của các ngân hàng đang dư thừa, trong khi ngân hàng vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu Chính phủ.
Bằng chứng rõ nét nhất cho thấy thanh khoản của hệ thống đang dư thừa, đó là việc NHNN liên tục phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về trong tuần trước. Cụ thể, theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tuần từ 16 đến 20/9 NHNN đa phat hanh mơi 68.997 ty đông tín phiếu ky han 7 ngay vơi mưc lai suât duy tri ơ mưc 2,5%, trong khi không co lương tin phiêu nao đao han trong tuân; có nghĩa NHNN đã hút về 68.997 tỷ đồng trong tuần. “Viêc môt khôi lương lơn đôt biên VND đươc hút ròng về cho thây thanh khoan hê thông ngân hàng đã dôi dào trơ lai”, BVSC nhận định.
Nói về nguyên nhân khiến thanh khoản của hệ thống dư thừa, một chuyên gia ngân hàng cho rằng, nguồn cung VND dư thừa có thể xuất phát từ hoạt động mua vào ngoại tệ của NHNN trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đang rất dồi dào.
Trong khi đó, hiện tín dụng tăng khá chậm, song các ngân hàng vẫn phải chạy đua huy động vốn trung- dài hạn để đáp ứng yêu cầu của NHNN cũng như chuẩn bị cho nhu cầu tín dụng những tháng cuối năm. “Tín dụng tăng chậm hơn huy động càng khiến thanh khoản dư thừa lớn”, vị chuyên gia trên cho biết.
Quả vậy theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tính đến cuối tháng 8/2019, tín dụng mới tăng hơn 8% so với cuối năm 2018, thấp hơn nhiều mức tăng của 8 tháng trong mấy năm gần đây.
Quay trở lại với động thái mua trái phiếu Chính phủ của các ngân hàng, vị chuyên gia trên cho biết, mặc dù lãi suất trái phiếu Chính phủ thấp hơn nhiều lãi suất huy động, song các ngân hàng vẫn buộc phải mua trái phiếu Chính phủ. Sở dĩ như vậy là bởi, theo quy định hiện hành, các NHTM Nhà nước chỉ được cho vay tối đa 90% nguồn vốn huy động; còn với các NHTMCP, tỷ lệ này chỉ là 80%. Sau khi trừ đi khoản dự trữ bắt buộc, số vốn còn lại sẽ được các nhà băng kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng hoặc mua trái phiếu Chính phủ để tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng trong bối cảnh thanh khoản dư thừa, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, các nhà băng chỉ còn cách đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.
“Mua trái phiếu Chính phủ cũng có cái lợi bởi các ngân hàng có thể cầm cố để vay vốn của NHNN mỗi khi thanh khoản gặp khó khăn. Trong khi lãi suất vay cầm cố trái phiếu vừa được cơ quan quản lý giảm về 4%. Đó cũng là một lý do khiến trái phiếu Chính phủ hút hàng và lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm”, vị chuyên gia trên nói.
Hà Anh
Theo enternews.vn
"Tiêu hóa" 27.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 8/2019
Sự tham gia của các ngân hàng kéo mặt bằng lãi suất trái phiếu doanh nghiệp giảm sâu ở một số kỳ hạn.
Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, đã có 136 doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu, với giá trị lên tới 157.901 tỷ đồng.
Riêng trong tháng 8/2019, số lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đăng ký phát hành là hơn 32.037 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 26.629,05 tỷ đồng trái phiếu được phát hành, đạt tỷ lệ 83,1% tổng số đăng ký. Kỳ hạn trái phiếu phát hành bình quân là 3,6 năm. Số doanh nghiệp phát hành thành công là 33 doanh nghiệp.
Trong đó, các ngân hàng vẫn là đơn vị phát hành TPDN lớn nhất, với giá trị đạt 10.304 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,69%, mức lãi suất bình quân chỉ là 7,12%/năm. Tiếp đến là các công ty trong lĩnh vực bất động sản với 3.771 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành, chiếm tỷ lệ 14% tổng số trái phiếu đã phát hành. Mức lãi suất trái phiếu bình quân cho nhóm ngành này là 10,58%/năm.
Các loại hình doanh nghiệp khác cũng tìm đến nguồn vốn trái phiếu với 11.925 tỷ đồng TPDN đã phát hành, chiếm tỷ trọng 44,78%, mức lãi suất bình quân là 10,73%/năm.
Quy mô phát hành trái phiếu theo loại hình doanh nghiệp (Nguồn: HNX)
Xét về kỳ hạn, số lượng TPDN có kỳ hạn từ 2 - 3 năm chiếm tỷ lệ áp đảo, với tổng giá trị ghi nhận là 19.561 tỷ đồng. Vùng lãi suất phát hành cũng có biên độ lớn, từ 6 - 12,3%/năm.
Đáng chú ý, mức lãi suất bình quân của TPDN kỳ hạn 2 - 3 năm có phần thấp hơn cả những trái phiếu có kỳ hạn ngắn (từ 1 năm - 18 tháng). Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các TPDN có kỳ hạn 7 năm, với mức lãi suất bình quân chỉ là 8,34%/năm.
Thống kê phát hành trái phiếu theo kỳ hạn (Nguồn: HNX)
Sự chênh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn chỉ tính riêng cho các trái phiếu đã phát hành trong tháng 8/2019. Mặt khác, sự khác biệt còn phụ thuộc vào doanh nghiệp phát hành, bởi trái phiếu của các các ngân hàng - như đã đề cập - có mức lãi suất "rẻ" hơn hẳn so với các doanh nghiệp.
Như trường hợp của CTCP Bông Sen, doanh nghiệp này đã phát hành 6.450 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, với lãi suất phát hành là 11%/năm. Trong khi đó, với kỳ hạn tương tự, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vẫn phát hành thành công 950 tỷ đồng trái phiếu với mức lãi suất danh nghĩa chỉ là 6,65%/năm.
Đối với kỳ hạn 7 năm, phần lớn trái phiếu được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - Mã CK: CTG) với mức lãi suất cố định chỉ là 8%/năm khiến cho mức lãi suất bình quân thấp nhất trong số các kỳ hạn.
Được biết, số trái phiếu này nằm trong kế hoạch phát hành hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2019 của CTG nhằm huy động thêm nguồn vốn nhằm cải thiện các hệ số an toàn và phục vụ cho hoạt động kinh doanh./.
Phạm Duy
Theo viettimes
Trung Quốc gỡ rào cản vốn ngoại: Nhà đầu tư vẫn cẩn trọng Theo thông báo mới nhất từ Cơ quan Quản lý thị trường ngoại hối Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phiếu và trái phiếu tại thị trường ại lục mà không cần phải xin phép cấp hạn mức như trước. Như vậy, rào chắn đối với dòng vốn ngoại mà Trung Quốc đặt ra trong gần 20...