Vì sao nguyên thủ phương Tây “nhanh chân” đến Cuba?
Không thể phủ nhận, Cuba là cơ hội kép đối với Pháp: một về kinh tế và một về ảnh hưởng chính trị.
Hôm 11/5/ 2015, Tổng thống Franois Hollande đã thăm chính thức Cuba và trở thành lãnh đạo đầu tiên của Pháp và phương Tây có mặt tại La Habana kể từ khi hòn đảo Cuba giành độc lập.
Sự kiện “lịch sử” này vừa lý giải động cơ chính trị, lại vừa thể hiện mục đích kinh tế trong bối cảnh Pháp vẫn chưa tìm ra lối thoát khỏi khủng hoảng.
Tuy là đồng minh của Mỹ, cũng từng tích cực ủng hộ Mỹ chống chế độ Fidel nhưng Pháp chưa bao giờ có ý định can thiệp vào công việc của Cuba, một nước nhỏ, chịu sự bao vây, cấm vận trong nhiều thập kỷ qua. Thậm chí quan điểm của Pháp đối với chế độ Cuba đã thay đổi đáng kể kể từ khi Liên Xô tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và chủ tịch Cuba Raul Castro. (Ảnh:France24.com)
Không lâu sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã, năm 1993, Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc phản đối lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba.
Năm 1995, Pháp đón Fidel Castro, mở đường phát triển mới cho quan hệ song phương với các chuyến thăm viếng qua lại của quan chức cấp bộ hai phía.
Bởi vậy, có thể nói, chuyến thăm Cuba vừa rồi của Franois Hollande là sự tiếp diễn của chặng đường đã được xác lập. Dư luận Pháp coi đó là biểu tượng tiếp nối cho mục tiêu bình thường hóa quan hệ giữa hai nước tại thời điểm mối quan hệ này phần nào bị tác động bởi các diễn biến ngoại giao Mỹ – Cuba gần đây và sắp tới.
Video đang HOT
Tại Cuba, ông Hollande và chủ tịch Raul Castro đã bàn về viễn cảnh phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước bất chấp sự chỉ trích của không ít thành viên các đảng cánh hữu Pháp về việc lơ là vấn đề nhân quyền tại hòn đảo này. Tuy nhiên, đa số thành viên cánh tả cho rằng đó là giọng điệu của các hội đoàn ủng hộ các nhóm ly khai hoặc chống Cuba hoặc của các tổ chức nhân quyền cực đoan.
Bởi thế, Pháp cần có cách tiếp cận khôn khéo hơn. Vì bài học từ thời kỳ tổng thống Nicolas Sarkozy cho thấy, việc đặt nặng vấn đề nhân quyền và các quyền tự do của công dân đã làm tổn hại nặng nề quan hệ giữa Pháp với Colombia và Mexico.
Sức ép tăng trưởng đang buộc tổng thống Pháp phải nương theo quan điểm chung của cánh tả rằng nhân quyền không được gây tổn hại cho tổng thể các mối quan hệ song phương và Cuba không phải là ngoại lệ.
Chính quyền Pháp đang cố gắng bảo vệ thị phần tại thị trường Cuba trước viễn cảnh các công ty hùng mạnh từ Bắc Mỹ sẽ tràn vào khi hòn đảo này “mở cửa”.
Có thể xem động thái mới của Pháp, với điểm nhấn là chuyến thăm La Habana của Franois Hollande là nằm trong một chiến lược tổng thể mang tên Caribe: sau Cuba là Hati và trước Cuba là một hội nghị về biến đổi khí hậu với sự góp mặt của các lãnh đạo vùng Martinique.
Không thể phủ nhận, Cuba là cơ hội kép đối với Pháp: một về kinh tế và một về ảnh hưởng chính trị.
Tuy nhiên trao đổi kinh tế giữa Pháp với Cuba đến nay mới chỉ đủ để Pháp giữ vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng các đối tác kinh tế của Cuba và còn lâu mới có thể cạnh tranh với các đối thủ như Venezuela hay Trung Quốc. Pháp mới có khoảng 60 doanh nghiệp hoạt động trên các danh nghĩa đối tác của các xí nghiệp nhà nước Cuba. Đứng thứ tư trong danh sách các nước có vốn đầu tư tại Cuba, trên thực tế Pháp chưa có dự án nào được coi là trọng điểm tại hòn đảo này.
Tuy chưa có vị trí hàng đầu trong đầu tư và trao đổi thương mại nhưng Pháp lại có vai trò ảnh hưởng đáng kể do nắm khoảng một phần ba khoản tiền 16 tỉ USD mà Cuba đang nợ Câu lạc bộ Paris.
Ở góc độ chính trị, Cuba giống như một “tàu sân bay” giữa Bắc, Nam và Trung Mỹ, đối diện với kênh đào Panama. Vị trí chiến lược này có thể cho phép Cuba trở thành một tâm điểm ưu tiên để phát triển thương mại đường biển và trung chuyển hàng không cho cả khu vực Mỹ Latinh và Caribe.
Bên cạnh đó, Cuba luôn là thành viên có uy tín trong Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe gồm 33 thành viên (CELAC). Cuba đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc kiến tạo hòa bình ở Colombia.
Vì vậy, nếu xét cả lợi thế kinh tế lẫn địa chính trị, Cuba đang có những lợi thế mà Pháp đang cần.
Theo Tấn Phong
Vietnamnet
(* Bài viết có tham khảo một số tin, bài trên truyền thông Pháp).
Bầu cử Hội đồng tỉnh vòng một tại Pháp: Đảng đối lập UMP dẫn đầu
Theo kết quả sơ bộ vòng một cuộc bầu cử địa phương cấp tỉnh tại Pháp công bố tối 22-3 cho biết, Đảng Xã hội cầm quyền và liên minh (PS/PRG) cánh tả giành được 28% số phiếu, Đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) cánh hữu và Liên minh dân chủ và độc lập (UDI) (hay UMP-UDI) giành được 36,3%, còn Đảng Mặt trận quốc gia cực hữu (FN) xếp vị trí thứ ba với 24,5% số phiếu, còn lại là các đảng khác.
Ảnh: franceinfo
Như vậy tại vòng một này, UMP-UDI đối lập của Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Saroky tạm thời giành thắng lợi trước Đảng PS cầm quyền của Đương kim Tổng thống Franois Hollande - người đang bị chỉ trích không làm giảm được tỷ lệ thất nghiệp tại nước này. Đây là lần thứ tư đảng PS sau thất bại tại các cuộc bầu cử năm ngoái từ cấp thành phố, bầu cử Nghị viện châu Âu đến và bầu cử Thượng viện.
Tính đến 20 giờ 12 phút, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu ước đạt 50,6% (so với năm 2011 là 44%). Số cử tri vắng mặt là 49,4%.
Gần 43 triệu cử tri Pháp trước đó đã đăng ký đi bỏ phiếu vòng một bầu 4.108 đại biểu hội đồng tỉnh. Các địa điểm bỏ phiếu đã mở cửa từ 8 giờ sáng và đóng cửa lúc 18 giờ, trong đó một số nơi có thể kéo dài muộn hơn đến 20 giờ.
Cuộc bầu cử Hội đồng cấp tỉnh thay thế cho cuộc bầu cử cấp Tổng trước đó, được tiến hành sáu năm một lần để chọn ra các ủy viên.
Ở vòng đầu này, FN giành thắng lợi ngay vòng đầu ở một số tỉnh như: Frejus, Le Pontet, Vic-sur-Aisne... Theo thăm dò của CSA, Đảng FN của bà Marine Le Pen giành được hơn 24% số phiếu nhưng họ đã ghi điểm cao tại các tỉnh như: Vaucluse, Var và Aisne. Tại Frejus, FN giành thắng lợi ngay vòng đầu tiên khi giành được tới 51,17%, bỏ xa UMP.
Các cuộc thăm dò trước khi bầu cử cho thấy, FN có nhiều khả năng thắng lớn vươn lên trở thành lực lượng chính trị số một tại Pháp, tuy nhiên điều này đã không xảy ra.
Phát biểu trên kênh truyền hình ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói rằng, các tư tưởng cộng hòa đã thắng thế tư tưởng cực hữu và đã kêu gọi mọi người dân lựa chọn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, không bỏ phiếu cho đảng FN.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói rằng, cử tri không ủng hộ đảng PS là do trong ba năm qua, chính phủ cánh tả đã không thực hiện được các cam kết với người dân. Còn chủ tịch FN Marine Le Pen thì cho rằng, đây là kết quả của việc cánh tả bị chia rẽ nặng nề.
Theo các thăm dò, đảng PS bị đe dọa mất quyền lãnh đạo tại một nửa số Hội đồng cấp tỉnh và sẽ chỉ giữ quyền lãnh đạo tại 30 trên tổng số 101 tỉnh. Còn UMP hy vọng rằng họ có thể giành được hai phần ba số tỉnh trong cuộc bầu cửa vòng hai vào ngày 29-3 tới.
ĐÌNH TUẤN
Theo_Báo Nhân Dân
Trải nghiệm kinh hoàng của con tin trong tay IS Con tin Pháp Nicolas Henin bị đao phủ "Jihadi John" giam cầm suốt 10 tháng vừa lên tiếng kể với hãng tin BBC về thời kỳ anh bị bắt cóc. Nicolas Henin đã viết một cuốn sách dành cho trẻ em về thời kỳ bị giam cầm cùng với đồng nghiệp Pháp Pierre Torres. Cuốn Will Daddy Hedgehog Ever Come Home? (Cha Nhím...