Vì sao Nguyễn Kim quyết “thâu tóm” LDP?
Nguồn thu bất động sản cao và sở hữu trong tay nhiều bất động sản, quyền sử dụng bất động sản là những điểm “cuốn hút” Nguyễn Kim của Dược Lâm Đồng mặc dù có 3 quý liên tiếp kinh doanh thua lỗ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim (Nguyễn Kim) vừa chào mua công khai 2,1 triệu cổ phiếu, tương ứng với 27,14% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng – Ladophar (LDP), với giá 23.500 đồng/cổ phiếu.
Thời gian chào mua từ ngày 30/11 đến 30/12/2018. Thời gian dự kiến hoàn tất đợt chào mua là ngày 11/1/2019.
Việc chào mua này thể hiện, Nguyễn Kim muốn thâu tóm Dược Lâm Đồng.
Trước đó, Nguyễn Kim nắm giữ khoảng 1,9 triệu cổ phiếu LDP, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 24%. Nếu giao dịch chào mua 2,1 triệu cổ phiếu lần này thành công, Nguyễn Kim sẽ nâng khối lượng sở hữu lên hơn 4 triệu đơn vị, tương đương 51,14% vốn điều lệ Dược Lâm Đồng. Khi đó, Dược Lâm Đồng sẽ trở thành công ty con của Nguyễn Kim.
Như vậy để mua được số cổ phần mong muốn, Nguyễn Kim sẽ chi khoảng 50 tỉ đồng. Nguồn vốn mua lấy từ nguồn vốn tự có và các nguồn hợp pháp khác của công ty.
Video đang HOT
Dự kiến sau khi hoàn tất chào mua, Nguyễn Kim sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực kinh doanh của Ladophar là sản xuất đông dược, mua bán thuốc, dược liệu, thiết bị y tế và xuất nhập khẩu thuốc, dược liệu. Đây cũng là mảng mà nhiều doanh nghiệp trong ngành dược cũng đang tích cực tham gia thực hiện và kinh doanh.
Nguyễn Kim đầu tư tại dược Lâm Đồng từ năm 2014 và có kế hoạch thâu tóm vào cuối 2017 khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn nhưng không thành công. Mức giá chào mua tối đa thời điểm đó là 32.000 đồng/cp. Tháng 6 vừa qua, công ty cũng đăng kí mua thỏa thuận số cổ phiếu trên nhưng chưa thực hiện được.
Có một điều dễ nhận thấy đối với các nhà đầu tư quan tâm tới cổ phần của từ khi lên sàn năm 2010 đến cuối năm 2017, Dược Lâm Đồng chưa hề báo lỗ. Song 3 quý liên tiếp của năm 2018, Dược Lâm Đồng đều báo lỗ.
Cụ thể, quý II/2018, Dược Lâm Đồng ghi nhận lỗ quý thứ 2 liên tiếp do chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh.
Cụ thể, Dược Lâm Đồng báo lỗ 4,7 tỷ đồng trong quý II/2018, đánh dấu quý lỗ thứ 2 liên tiếp sau nhiều năm chưa hề lỗ kể từ khi lên sàn năm 2010. Tổng lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 lên đến 6,2 tỷ đồng trong khi năm 2018 Ladophar đặt mục tiêu lãi trước thuế đến 29 tỷ đồng.
Tới quý III/2018, Dược Lâm Đồng ghi nhận 119 tý đồng doanh thu thuần, giảm 27% so với cùng kì. Đồng thời, các khoản chi phí như chi phí tài chính, quản lí doanh nghiệp, chi phí bán hàng tăng đáng kể. Kết quả, công ty lỗ sau thuế hơn 3 tỷ đồng trong khi cùng kì lãi gần 6 tỉ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần công ty đạt 329 tỉ đồng, giảm 22%. Lỗ sau thuế tăng lên hơn 9 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9/2018, Dược Lâm Đồng có hơn 276 tỷ đồng tổng tài sản, tổng nợ phải trả vượt 180 tỉ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu khoảng 1,8 lần. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 3 tỷ đồng.
Trên TTCK, cổ phiếu LDP cũng giảm mạnh từ vùng giá 31.000 đồng/cổ phiếu xuống mức 20.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay, tương ứng mức giảm 41%. Đây cũng là mức giá thấp nhất của cổ phiếu LDP trong vòng hơn 2 năm trở lại đây.
Hiện tại, bên cạnh hoạt động mua, bán thuốc, dược liệu, mỹ phẩm, vật tư, thiết bị y tế. Dược Lâm Đồng còn tham gia kinh doanh khá nhiều ngành nghề khác như dịch vụ lưu trú ngắn ngày; kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử sử dụng hoặc đi thuê; bán buôn thực phẩm…
Trong kỳ kế toán của mình, Dược Lâm Đồng vẫn đều đặn ghi nhận các khoản thu nhập từ cho thuê bất động sản đầu tư và chi phí hoạt động kinh doanh trực tiếp của các bất động sản đầu tư tạo thu nhập cho thuê.
Điển hình là tại báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2018, Dược Lâm Đồng ghi nhận 393,6 triệu đồng thu nhập từ cho thuê bất động sảnđầu tư và 44,76 triệu đồng chi phí từ hoạt động kinh doanh trực tiếp của các bất động sản đầu tư. Hai con số kể trên trong báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2017 là 174,85 triệu đồng và 44,76 triệu đồng.
Dù không ghi nhận chi tiết từng khoản doanh thu và chi phí từ các bất động sản, đầu tư. Song báo cáo tài chính quý III/2018 của Dược Lâm Đồng cho biết doanh nghiệp đang ghi nhận các tài sản cố định vô hình là đất tại Hòa Ninh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Cát Tiên, Lâm Hà. Giá trị ghi nhận được tính theo tiền mua đất và thuế trước bạ.
Cụ thể, nguyên giá tài sản cố định vô hình là BĐS đầu tư của Dược Lâm Đồng là 2,703 tỷ đồng, giá trị còn lại của tài sản cố định tới cuối kỳ kế toán là 1,632 tỷ đồng.
Có thể thấy, việc Nguyễn Kim quyết “theo đuổi” Dược Lâm Đồng là đang chạy theo xu hướng của thị trường, khi các doanh nghiệp sở hữu chuỗi siêu thị điện máy đình đám lần lượt tấn công vào thị trường dược phẩm và phân phối dược phẩm với tham vọng định hình lại thị trường.
Trong đó, Thế Giới Di Động thâu tóm toàn bộ chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang, Công ty bán lẻ Kỹ thuật số FPT cũng đã đầu tư vào nhà thuốc Long Châu, Digiworld đã triển khai việc bán một số sản phẩm chức năng. Còn Nguyễn Kim đã tiến hành mua cổ phần của Dược Lâm Đồng từ cách đây nhiều năm.
Theo Nguyễn An/thuongtruong.vn
Các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu
Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu đang được hàng loạt ngân hàng thương mại triển khai trong thời gian gần đây.
Một số ngân hàng chuộng phát hành trái phiếu
NGỌC THẠCH
Ngày 13.11, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố phát hành thành công trái phiếu đợt 4, 5, 6 kỳ hạn 6 năm, với tổng khối lượng 221,9 tỉ đồng, lãi suất7,475%/năm. Trước đó vào cuối tháng 10, Vietcombank công bố phát hành thành công 3 đợt (1, 2, 3) trái phiếu kỳ hạn 6 năm với khối lượng 329,3 tỉ đồng với lãi suất 7,475%/năm. MBBank cũng vừa công bố phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 5 năm 1 ngày với trị giá 130,9 tỉ đồng. Vào tháng 10, MB đã phát hành thành công 1.387,9 tỉ đồng loại trái phiếu 5 năm 1 ngày và 10 năm.
Tương tự, BIDV cũng công bố phát hành 400.000 trái phiếu ra công chúng với mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, trong đó 300.000 trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 100.000 trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Số vốn huy động 4.000 tỉ đồng từ việc phát hành trái phiếu sẽ được BIDV tăng quy mô vốn hoạt động. Vietinbank cũng vừa công bố phát hành thành công 100 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 15 năm. Trong tháng 10, Vietinbank đã phát hành thành công 450 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 6%/năm.Sau khi các ngân hàng lớn dồn dập phát hành trái phiếu tăng quy mô vốn, một số ngân hàng có quy mô nhỏ hơn cũng nhanh chóng tham gia. ACB quyết định phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong năm tài chính 2018 với tổng mệnh giá phát hành 2.200 tỉ đồng. Trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không phải nợ thứ cấp và được đảm bảo bằng trái phiếu Chính phủ thuộc sở hữu của ACB. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định ở mức 6%/năm và được chi trả định kỳ 12 tháng một lần. Trái chủ được quyền bán lại trái phiếu sau 18 tháng kể từ ngày phát hành. Số vốn huy động được ACB tăng quy mô vốn hoạt động của ngân hàng phục vụ nhu cầu cấp tín dụng trung dài hạn.
Tương tự, Hội đồng quản trị HDBank cũng vừa ra quyết định phát hành 500 tỉ đồng trái phiếu sau khi phát hành thành công 1.000 tỉ đồng và 5.000 tỉ đồng trái phiếu từ đầu năm đến nay.
Một cuộc đua phát hành trái phiếu của các ngân hàng nhằm đáp ứng các chỉ số hoạt động trong thời gian tới. Kể từ ngày 1.1.2019, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ còn 40% thay vì 45% như hiện nay cũng như đến ngày 1.1.2020, tỷ lệ an toàn vốn sẽ được áp dụng là 8% thay vì 9% như hiện nay. Do đó, ngân hàng phát hành trái phiếu để cân đối lại nguồn vốn, tăng nguồn vốn huy động trung dài hạn và tăng vốn cấp 2 đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn.
Theo thanhnien.vn
Agribank sắp bán đấu giá cổ phần OCB với giá khởi điểm 18.130 đồng/cổ phần Agribank sẽ thực hiện đấu giá 468.446 cổ phần OCB, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, giá khởi điểm ở mức 18.130 đồng/cổ phần vào ngày 29/11 tới... Đến cuối tháng 9/2018, tổng tài sản của OCB đạt 86.459 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã thông báo bán đấu...