Vì sao người ta tắm nước lá mùi già trong ngày cuối cùng của năm cũ?
Tắm nước lá mùi già là món quà Tết trong tuổi thơ của nhiều người nhưng nó còn có ý nghĩa cực lớn về mặt sức khỏe.
Tắm nước lá mùi già – Y học cổ truyền công nhận đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Hàng năm, theo tục lệ của Tết cổ truyền, người Việt lại nô nức đun nước lá mùi già để tắm trong ngày 30 Tết. Điều này đã trở thành một phong tục đẹp, vô cùng thiêng liêng và là nét văn hóa của người Việt không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao người Việt Nam ta lại có thói quen tắm nước lá mùi già trong ngày 30 Tết? Hầu hết mọi người cho rằng hương thơm của lá mùi già ngày cuối năm giúp người ta tĩnh tâm sau bao mệt mỏi của cuộc sống mưu sinh. Hương thơm của loại cây thảo mộc này như gột rửa những điều đã cũ, những vướng mắc năm cũ trong lòng… để có một cơ thể sạch thơm nguyên vẹn sẵn sàng đón chào những điều tốt lành trong năm mới.
Nhưng không chỉ có vậy, tắm nước lá mùi già ngày cuối năm còn đem lại vô vàn những lợi ích sức khỏe được y học cổ truyền ghi nhận từ lâu. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau mùi ta có vị cay, tính ôn, thơm, có thể sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc.
“Toàn cây rau mùi có tinh dầu với thành phần chính là coriandrol, chiếm đến 70%, hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá cao gấp 10 lần cà chua, dưa chuột, canxi, sắt cũng cao hơn những loại rau khác”, lương y Bùi Hồng Minh nói.
Vì sao người ta tắm nước lá mùi già trong ngày cuối cùng của năm cũ? Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, hương thơm của rau mùi có tác dụng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Rau mùi có ích cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng, làm dịu cơn đau cơ.
Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, cơn co rút cơ và cũng được dùng chữa trị cảm. Ngoài ra, rau mùi còn có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ những chất độc. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống ôxy hóa, có tác dụng giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu. Do đó, sử dụng nước lá mùi già để tắm trong ngày cuối cùng của năm thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn.
Tắm nước lá mùi già trong ngày 30 Tết – Hãy ghi nhớ những nguyên tắc quan trọng
Theo chuyên gia Đông y, mặc dù tắm nước lá mùi già đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng đây đồng thời cũng là một vị thuốc. Do đó, khi dùng cần hết sức thận trọng. Khi tắm nước lá mùi già, mọi người cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
Video đang HOT
- Những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng.
- Việc sử dụng hạt hoặc lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi cần được hết sức lưu ý vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.
- Không tắm khi vừa ăn no vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, ở tim, dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh.
- Không nên tắm nước lá mùi quá đặc và có thể pha loãng chúng ra bằng cách hòa thêm nước nóng lạnh để tắm được thoải mái hơn.
-Trước khi sử dụng lá mùi tắm, chúng ta cần rửa sạch lá đun sôi để tránh nhiễm khuẩn.
Theo baodansinh
Loại cá cực tốt để bồi bổ, dưỡng nhan cho phụ nữ thường được dùng nhiều vào dịp Tết còn là thuốc quý trong Đông y
Y học cổ truyền công nhận cá chép là một trong những loại cá cực tốt cho sức khỏe, nhất là đối với chị em luôn mong mình khỏe đẹp từ trong ra ngoài.
Cá chép không chỉ là thực phẩm thông thường mà còn được Đông y trọng dụng như "vàng mười" vì quá tốt cho phụ nữ
Vào những dịp Tết cổ truyền, trên mâm cơm của nhiều gia đình truyền thống không thể thiếu món cá chép. Không giống như nhiều loại cá khác, cá chép vừa ngon vừa bổ lại có công dụng chữa bệnh phụ nữ cực hiệu quả.
Theo đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều protein và nhiều vitamin. Ăn cá chép đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như tiêu thũng, hạ khí thông nhũ, khai vị kiện tỳ (lợi tiểu tiêu phù, thông sữa, tạo cảm giác thèm ăn và bồi dưỡng hệ tiêu hóa). Chính vì vậy, dùng cá chép chữa bệnh cũng rất tốt.
Vào những dịp Tết cổ truyền, trên mâm cơm của nhiều gia đình truyền thống không thể thiếu món cá chép.
Trong "Cương mục y học Trung Quốc thời lý" cũng từng ghi nhận: "Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hỏa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy".
Người Trung Quốc cổ đại từng liệt đuôi cá chép vào một trong "bát trân" (8 cái quý) ngang với chân gấu. Nhà y học thời Hậu Lương - ào Hoàng Cảnh (Trung Quốc) đã gọi cá chép là "Chư ngư chi trưởng, vi thực phẩm thưởng vị" (cá chép đứng đầu các loại cá, là loại thực phẩm đứng đầu vị).
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, việc ăn cá chép cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong mỗi 100g thịt cá chép tươi có chứa: 17,6g protid; 4,1g lipid; 25mg vitamin A; 0,09mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP; 1,27mg vitamin E; 33mg Mg; 2,08mg Zn; 15,38mg Se. Trong đó, thành phần protein amino axit trong cá chép tương đương với thành phần protein amino axit mà cơ thể cần, rất dễ dàng để hấp thụ. Nó là dạng chất đạm chất lượng cao, chất xơ tốt, hàm lượng nước nhiều hơn, do đó thịt rất mềm và tinh mịn.
Dùng cá chép để chữa bệnh siêu hay, dưỡng nhan siêu tốt cho chị em - Chuyên gia "bật mí" công thức
Theo lương y Bùi Hồng Minh, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cá chép để nấu chua, om dưa, kho cá... ăn thay đổi hàng tuần để bồi bổ sức khỏe. Để sử dụng cá chép làm thuốc chữa bệnh, bạn có thể áp dụng những công thức sau:
- Có tác dụng an thai: Lấy một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vẩy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. ổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5-7 lần.
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cá chép để nấu chua, om dưa, kho cá, nấu cháo... ăn thay đổi hàng tuần để bồi bổ sức khỏe.
Hoặc bạn có thể sử dụng công thức: Cá chép 1 con khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nước luộc thành canh; củ gai 30g sắc lấy nước; gạo nếp 60g, vo sạch, đổ vào nồi, đổ nước canh cá, nước sắc củ gai vào rồi ninh thành cháo. Dùng 5 - 7 ngày, ăn khi còn nóng.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da, phù chân, tiểu dắt: Cá chép 1 con (khoảng 1kg), đậu đỏ 50g, hành, gừng, tỏi, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá chép làm sạch, ướp gia vị, sau đó rán vàng hai mặt. Phi thơm hành, tỏi, gừng sau đó cho thêm nước và đậu đỏ vào nấu sôi, thả cá chép vào hầm đến khi đậu mềm nhừ là được. Bạn có thể ăn thường xuyên để bồi bổ và chữa bệnh tốt hơn.
Cá chép có thể điều trị chứng vàng da, phù chân, tiểu dắt... cực hữu hiệu ở phụ nữ.
- Tỳ vị hư hàn: 200g thịt cá chép dùng bột năng thoa đều, thêm 8g gừng giã nhuyễn, cho thêm muối và bột nêm vừa đủ, sau đó bỏ vào trong món súp bắp cho chín rồi ăn.
- Ho lâu ngày không khỏi: Cá chép 1 con, xuyên bối mẫu tán nhuyễn 6g, nấu canh, ăn liền từ 1 - 3 tuần.
- Phụ nữ cần thông sữa, tăng tiết sữa sau sinh: Cá chép 1 con khoảng 300g, một chân giò lợn (loại bé), thông thảo 3g. Tất cả cho vào hồi hầm nhừ. Ăn trong ngày. Hoặc: Cá chép 1 con, đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 50g. Tất cả hầm nhừ, ăn ngày 1 lần. Ăn vài lần sẽ giúp gọi sữa về hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị ho gà, hen phế quản: Cá chép 1 con khoảng 250g, xuyên bối mẫu tán mịn 6g, nấu canh ăn trong ngày. Ăn liên tục 1 - 2 tuần để phát huy tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Khi ăn cá nói chung cũng như cá chép nói riêng cần đảm bảo ăn chín.
Lưu ý: Khi ăn cá nói chung cũng như cá chép nói riêng cần đảm bảo ăn chín. Nhiều người cho rằng ăn cá chép tươi sống rất bổ dưỡng nhưng hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên, nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng, giun sán... Do đó cần đảm bảo ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn dạng tái sống, gỏi cá... tránh những hậu quả đáng tiếc.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Dược chẩm: Dưỡng não, an thần, ổn định huyết áp Y học cổ truyền có nhiều cách sử dụng thuốc rất đa dạng, với thuốc thang, thuốc tễ, hoàn... dùng ngoài không chỉ bằng các cách ngâm, chườm, đắp, tắm... mà còn có dược chẩm: đưa dược liệu nhồi làm ruột gối kê đầu nằm nhằm phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Phương pháp này đã được nhiều...