Vì sao người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm dù diện tích nhỏ xíu?
Với người Nhật, tắm không thôi là chưa đủ.
Nhật Bản được coi là một trong những quốc gia ưa chuộng sạch sẽ, ngăn nắp nhất thế giới. Ví dụ tiêu biểu nhất là những toilet của họ luôn sạch sẽ, thậm chí được bố trí để đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng.
Vậy nhưng đã có ai từng thắc mắc tại sao người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm như người Việt Nam hay làm chưa? Thậm chí kể cả khi đất chật người đông, phòng có hẹp cỡ nào thì người Nhật cũng cố gắng tách biệt chỗ đi vệ sinh và nơi tắm rửa.
Tắm thôi là chưa đủ
Năm 2020, một cuộc khảo sát cho thấy người đi mua hay thuê nhà ở Nhật bản không chỉ quan tâm đến hướng nắng, vị trí nhà mà còn cả yêu cầu tách biệt phòng vệ sinh với toilet. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra nhưng tựu chung lại chỉ bao gồm 3 lý do chính.
Người Nhật thường tách riêng toilet với nhà tắm
Thứ nhất, người Nhật quan niệm nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh cá nhân mà còn là nơi để nghỉ dưỡng, thư giãn sau ngày dài làm việc. Do đó các thiết kế nhà tắm tại Nhật thường hướng đến sự thông thoáng, cố gắng có ánh nắng mặt trời, được vệ sinh sạch sẽ, thơm tho để phục vụ cho việc phục hồi thể chất.
Trái lại, toilet lại là nơi để bài tiết, chứa nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng đến môi trường tắm, thậm chí làm lây lan sang cả các dụng cụ như bàn chải, khăn mặt, xà bông… Đó là chưa kể đến tình trạng nấm mốc, gây mùi hôi khó chịu.
Tiếp theo, việc người Nhật thích thư giãn lúc tắm khiến họ tốn khá nhiều thời gian chiếm dụng phòng tắm nên cần tách riêng với toilet để những người có nhu cầu đi vệ sinh sử dụng, đặc biệt là trong bối cảnh sáng sớm cần đi làm đúng giờ. Việc đang thư giãn ngâm nước nóng mà bị hối thúc thì chẳng còn gì là nghỉ ngơi thảnh thơi nữa.
Tất nhiên, với những căn hộ nhỏ hẹp thì các gia đình Nhật Bản chỉ đơn giản là làm 1 vách ngắn giữa bồn tắm và bồn vệ sinh.
Video đang HOT
Nguyên nhân thứ 3 liên quan đến an toàn cá nhân. Thông thường nhà vệ sinh Nhật sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như phun rửa, sưởi ấm… cần tránh hơi ẩm từ bồn tắm gây cháy nổ, hỏng hóc. Thêm nữa, hơi nước từ bồn tắm còn làm nhũn giấy vệ sinh hoặc gây trơn trượt trên sàn nhà.
Tuy nhiên, giới trẻ Nhật ngày nay dần quen với việc kết hợp phòng tắm với toilet vì cuộc sống quá bận rộn. Họ không còn nghỉ ngơi ngâm bồn thường xuyên như trước mà cũng chỉ tắm đơn giản. Chưa kể đến giá nhà ngày càng cao khiến không gian bố trí bồn tắm, toilet khó lòng tách biệt được. Bởi vậy những căn phòng “Unit Bath” tổng hợp cả vệ sinh, tắm rửa cho không gian nhỏ hẹp vẫn xuất hiện.
Phong thủy Toilet
Với những gia đình có điều kiện, việc sử dụng “Ofuro” (Bồn tắm) chả khác nào một phòng nghỉ dưỡng thu nhỏ với sảnh là bồn rửa mặt, bên trong mới là nơi tắm rửa.
Cấu trúc nhà tắm của người Nhật gồm nơi kỳ cọ thân thể với vòi hoa sen và bồn tắm. Người Nhật có thói quen ngâm bồn và đặc biệt là cả gia đình sẽ thay phiên nhau dùng chung bồn nước nóng ấy. Vì vậy để giữ cho nước luôn sạch sẽ, họ sẽ tắm rửa và kỳ cọ cơ thể ở ngoài trước sau đó mới bước vào bồn tắm.
Trung bình người Nhật dành ra từ 15 đến 20 phút ngâm mình, rũ bỏ mọi lo toan muộn phiền và tận hưởng không gian tĩnh tại trong Ofuro.
Nếu phòng tắm là nơi để thư giãn thì người Nhật coi phòng vệ sinh là chốn thần tiên thứ 2 sau đó. Có ai mà không thoải mái khi đi vệ sinh cơ chứ, bởi vậy họ muốn tạo cảm giác sạch sẽ, thư giãn nhất có thể.
Không hẳn là nơi “giải tỏa bức bách” đơn thuần, toilet Nhật nổi tiếng vì sự tiện nghi và hiện đại. Một vài nơi vẫn còn loại bồn cầu truyền thống, do giá rẻ và không cần lo lắng sự cố liên quan đến điện. Tuy vậy nhiều gia đình Nhật hiện nay lại ưa thích các chức năng tiện lợi như tự vệ sinh, làm ấm bệ ngồi, vòi xịt tự động với độ mạnh điều khiển được…
Ngoài việc giữ sạch sẽ, người Nhật còn bố trí toilet theo phong thuỷ. Tùy theo hướng toilet mà cách bài trí, màu sắc nội thất sẽ khác nhau. Các gia đình thường tránh treo ảnh gia đình, bản đồ… trong toilet vì không muốn gặp chuyện không may về tiền bạc, con cái học hành xuống dốc, vợ chồng lục đục.
Theo quan điểm dân gian, người Nhật thường sắm “Morijio” (tháp muối trắng hình nón) đặt lên kệ hay góc toilet để tẩy trừ khí độc và giúp mọi chuyện trong cuộc sống thuận lợi. Thật ra phong tục dùng muối thanh lọc ô uế và phòng tránh tai họa đã có từ ngàn xưa ở Nhật Bản. Các loại tinh dầu hay than hoạt tính cũng được dùng để mang lại không gian sạch sẽ, thơm tho.
Tiếp theo, gia chủ phải để riêng dép đi trong nhà và dép dùng trong nhà vệ sinh nhằm tránh việc mang các vi khuẩn từ nơi này ra bên ngoài. Bên cạnh dép lê, bất chấp bụi bẩn và vướng víu khi lau dọn, một số gia đình sẵn sàng trải thảm bên trong.
Người Nhật cho rằng thảm trải toilet, tấm lót đệm ngồi và nắp cầu sẽ hạn chế sự xâm nhập của những sinh vật có hại vào cơ thể, đồng thời giúp sàn nhà không biến thành “sân băng” vào mùa đông. Ngoài những vật dụng trên, họ còn trang trí toilet bằng những chậu kiểng xinh xắn hoặc bức tranh phong cảnh, tạo nên một không gian xanh trong ngôi nhà của mình.
Người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm: 3 lý do phía sau khiến cả thế giới bái phục, hiểu luôn vì sao họ lại sống thọ bậc nhất
Điều ấy không đơn thuần là giúp cho nhà tắm rộng rãi hơn, ẩn sâu xa trong kiểu thiết kế khác lạ này đó là những lợi ích tuyệt vời về tâm hồn, sức khỏe, vệ sinh và cả sự tiện lợi.
Khi nhắc đến Nhật Bản, không ít người bày tỏ nỗi thắc mắc vì sao một đất nước đã trải qua không ít thiên tai, bão lũ, chiến tranh... mà tuổi thọ ngày nay luôn đứng đầu thế giới.
Câu trả lời chính là: Họ không hề có gen sống thọ, không hề có loại "thuốc tiên" nào kỳ bí. Bí quyết sống thọ của họ đến từ những thói quen sống vô cùng độc đáo, khác biệt và thậm chí là có phần kỹ tính.
Bí quyết sống thọ của người Nhật đến từ những thói quen sống vô cùng độc đáo, khác biệt và thậm chí là có phần kỹ tính.
Một trong số đó không thể nào bỏ qua cách thiết kế nhà vệ sinh của người Nhật. Không như nhiều quốc gia châu Á khác, người Nhật ngày nay không bao giờ xây toilet chung với nhà tắm. Điều ấy không đơn thuần là giúp cho nhà tắm rộng rãi hơn, ẩn sâu xa trong kiểu thiết kế khác lạ này đó là những lợi ích tuyệt vời về tâm hồn, sức khỏe, vệ sinh và cả sự tiện lợi.
Lý do người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm
Việc xây nhà vệ sinh tách biệt hẳn với nhà tắm chính là một trong những nét tinh tế của người Nhật Bản. Vì rất nhiều lý do:
- Thứ nhất, Người Nhật luôn quan niệm nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh cá nhân mà còn là nơi nghỉ dưỡng. Họ muốn nhà tắm phải thật thông thoáng, có ánh sáng mặt trời, phải thật sự thơm tho, ấm áp và tiện nghi để tiện cho việc thư giãn, phục hồi thể chất.Trong khi ấy, toilet là nơi để bài tiết, chứa nhiều vi khuẩn, nếu để chung với nhau sẽ khiến môi trường tắm bị ô nhiễm, thậm chí là làm lây lan vi khuẩn từ toilet sang nhiều dụng cụ nhà tắm như bàn chải, khăn mặt, xà bông...
Người Nhật luôn quan niệm nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh cá nhân mà còn là nơi nghỉ dưỡng.
- Thứ hai, người Nhật dành nhiều thời gian trong nhà tắm như một cách tận hưởng cuộc sống, bảo vệ tâm hồn. Việc phân chia thiết kế giữa nhà tắm và nhà vệ sinh để các thành viên không phải tranh nhau sử dụng khi người này muốn đi toilet, trong khi người kia chỉ muốn đánh răng. Người đang tắm có thể thoải mái ngâm mình thư giãn mà không sợ ai làm phiền quấy rầy.
- Thứ ba, cách xây nhà vệ sinh tách biệt như vậy sẽ giúp người sử dụng có thể đảm bảo an toàn tính mạng. Ở Nhật Bản, toilet thường có rất nhiều chức năng như phun rửa, sưởi ấm và luôn được cắm điện, nếu để chung với nhà tắm sẽ làm tăng nguy cơ giật điện, cháy nổ, hỏng hóc là rất lớn. Ngược lại, người đi đại tiện, tiểu tiện cũng có nguy cơ bị trượt ngã, chấn thương bởi sàn nhà tắm luôn ướt.
Người Nhật dành nhiều thời gian trong nhà tắm như một cách tận hưởng cuộc sống, bảo vệ tâm hồn.
Đặt chung nhà tắm và toilet, coi chừng nhiễm khuẩn nhiều vật dụng cá nhân
Một nghiên cứu của Bệnh viện Leeds cho biết, nếu không đậy nắp bồn cầu lại trước mỗi lần xả nước thì vi khuẩn từ bồn cầu có thể bay tới 10 inch (25,4cm) trong không khí. Trong khi đó, vi khuẩn trong bồn cầu rất lớn, sinh sôi rất nhiều... nguy cơ nhiễm khuẩn từ bồn cầu lên bàn chải, khăn mặt là rất lớn.
Nếu để chung nhà tắm và toilet, nguy cơ nhiễm khuẩn lên khăn mặt, bàn chải là rất lớn.
Ngoài ra, nhà vệ sinh vừa là nơi ẩm ướt lại chứa nhiều vi khuẩn do bồn cầu phát tán nên có thể khiến băng vệ sinh của chị em bị nhiễm khuẩn, sau khi chị em sử dụng sẽ gây ra một số bệnh phụ khoa. Do đó khuyến cáo chị em nên để băng vệ sinh trong tủ quần áo, không nên cất ở khu vực nhà vệ sinh.
Nhìn chung việc tách biệt toilet và nhà tắm là vô cùng đúng đắn, nó không chỉ khiến việc sử dụng thuận tiện hơn mà còn an toàn hơn và còn khỏe mạnh hơn. Các gia đình có thể cân nhắc để thay đổi.
8 màn cải tạo đi vào "lòng đất" chứng minh IQ vô cực của nhiều chủ nhà: Sửa như này để rồi lại phải đập đi xây lại? Những màn cải tạo này cho thấy đúng là không có ngớ ngẩn nhất, chỉ có ngớ ngẩn hơn. Trong quá trình cải tạo nhà, đúng là sai một ly đi một dặm. Hậu quả là chúng ta được chứng kiến những kiểu thiết kế dở khóc dở cười dưới đây: Nếu tò mò muốn biết bồn rửa và toilet kết hợp với...