Vì sao người Nhật ít hơn gấp 10 lần lại áp đảo người Trung Quốc?
Dù dân số chỉ bằng 1/10 Trung Quốc nhưng Nhật Bản luôn thể hiện được ưu thế trong giai đoạn đầu cuộc Thế chiến lớn nhất lịch sử.
Binh sĩ Nhật Bản thời Thế chiến 2.
Ngày 13.12 vừa qua, người Trung Quốc đã tổ chức kỉ niệm tròn 80 năm vụ thảm sát Nam Kinh. Sự kiện này không chỉ mang tính bước ngoặt trên chiến trường, mà còn để lại rất nhiều nỗi đau dai dẳng mà người Trung Quốc phải hứng chịu dưới tay phát xít Nhật Bản. Mời bạn đọc cùng nhìn lại những sự kiện chấn động diễn ra trong giai đoạn quân phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc qua loạt bài này.
Nhật Bản ở thời điểm trước Thế chiến II dân số khoảng 65 triệu người, rất nhỏ nếu so với Trung Quốc có 511 triệu dân. Tuy nhiên nước này lại chiếm được một vùng diện tích cực lớn và áp đảo hoàn toàn Bắc Kinh. Có rất nhiều nguyên nhân lí giải vì sao Nhật Bản lại hùng mạnh và chiếm ưu thế tới vậy.
Vào thời điểm quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc năm 1937, Tokyo đã thành lập một loạt khu vực đồn trú dọc phạm vi Trung Quốc. Trong những năm đầu chiến tranh, Nhật Bản chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía đông Trung Quốc, nơi có những đồng bằng phì nhiêu.
Quân đội Nhật Bản từng đồn trú số lượng ít ở cảng Đại Liên ngày nay. Họ chiếm được khu cảng này sau khi đánh thắng Nga năm 1900 và sau đó trở thành cường quốc khu vực Đông Á. Đạo quân Quan Đông có số lượng khoảng 10 tới 20.000 người, một con số tương đối khiêm tốn. Khi tướng quân Ishiwara Kanji, người thống lĩnh đạo quân đế quốc chỉ huy đánh chiếm Mãn Châu và thành lập Mãn Châu Quốc, đạo quân Quan Đông trở thành lực lượng chính với số lượng lúc này đạt một triệu lính.
Các phi công cảm tử của Nhật Bản.
Khi đánh chiếm Trung Quốc, Nhật Bản thành lập nhiều đơn vị viễn chinh khác nhau ở những khu vực, địa hình riêng biệt. Sau này, các đạo quân lẻ tẻ tách ra từ quân Quan Đông được hợp lại thành quân đội viễn chinh Nhật Bản ở Trung Quốc và quân Quan Đông ở Mãn Châu Quốc.
Mãn Châu Quốc là chính phủ bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản lập nên, cai trị trên danh nghĩa Mãn Châu và phía đông Nội Mông, do các quan chức nhà Thanh cũ tạo ra với sự giúp đỡ của Đế quốc Nhật Bản vào năm 1932.
Video đang HOT
Trước và trong Thế chiến II, các chuyên gia dự đoán Nhật chiếm khoảng 1,5 đến 3,5 triệu km2 đất đai Trung Quốc. Cần nhớ rằng diện tích Trung Quốc thời đó khoảng 10 triệu km2, đồng nghĩa bị mất gần 1/3 lãnh thổ vào tay người Nhật.
Một điều quan trọng nữa là thời điểm thập niên 30 của thế kỷ XX, Trung Quốc chưa thống nhất về mặt chính trị. Chính phủ trung ương không thể quản lý được Tây Tạng, Tân Cương, cao nguyên Thanh Hải và phần lớn miền bắc nước này.
Tổng lãnh thổ không được quản lý ước chừng 1/3 tới một nửa diện tích. Khi chiến tranh nổ ra năm 1937, thực chất là cuộc chiến giữa miền đông Trung Quốc và đế chế Nhật Bản hùng mạnh.
Lính Nhật nổi tiếng vì kỉ luật.
Thế mạnh công nghiệp, quốc phòng của Nhật Bản là một ưu thế cực lớn giúp san bằng cách biệt về mặt diện tích và số dân.
Dù Nhật Bản chiếm được thế thượng phong từ đầu với vũ khí hiện đại nhưng họ lại không đủ tiềm lực công nghiệp để duy trì một cuộc chiến dài hơi.
Khi Nhật Bản quyết định leo thang quân sự với Trung Quốc, nhà quân sự Ishiwara Kanji nhận định Nhật Bản đã thua từ trước đó. Kanji khuyên Nhật Bản nên củng cố quan hệ công nghiệp với Trung Quốc bằng cách tận dùng tài nguyên giàu có và đợi thời cơ để xâm chiếm vùng lãnh thổ Siberia chưa khai phá. Sau đó, Nhật Bản có thể tấn công Mỹ để đạt vị thế bá chủ toàn cầu. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản không lắng nghe ý kiến này của Kanji.
Trung Quốc cũng biết sẽ rất khó khăn trong cuộc chiến với Nhật Bản nên rút lui vào sâu phía bắc, mang theo cơ sở vật chất, nhà máy đi cùng. Sau một hai năm đầu giao tranh, hai bên hầu như không có trận đánh nào nổ ra.
Lính Quan Đông, một trong những lực lượng khét tiếng nhất của Đế quốc Nhật Bản.
Nhật Bản có được quân sự và công nghiệp vững mạnh từ sau thời cải cách Minh Trị. Với các cơ sở quốc phòng, quân sự trải dọc đất nước, Nhật Bản mau chóng trở thành cường quốc trên thế giới.
Trung Quốc từng có vị thế ngang bằng với Nhật Bản thập niên 1800, nhưng sau đó không đạt được thành công như Nhật Bản. Chỉ cần xem khả năng Nhật điều động hàng triệu quân tấn công vào phía đông Trung Quốc năm 1938 trong khi vẫn dàn quân khắp chiến trường Mỹ, Anh, Australia là đủ thấy sự khác biệt rất lớn giữa quân đội hai quốc gia.
Khi trận chiến Thượng Hải nổ ra, chính quyền Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn điều quân từ những cùng xa xôi vào thành phố do thiếu…đường ray xe lửa.
Dù lớn về diện tích nhưng Trung Quốc thời đó lại không phải là nước lớn và ngược lại, Nhật Bản chưa hề là nước nhỏ ở thời điểm chiến tranh. Điều này cũng giống như Anh trước đây, một đảo quốc nhỏ bé nhưng sở hữu hơn 30 triệu km2 thuộc địa cách đây 200 năm. Trước khi Thế chiến II kết thúc, Nhật đã kịp rút hết sĩ quan, binh lính tinh nhuệ về nước nên khi Liên Xô tấn công Mãn Châu, quân đội Quan Đông mau chóng thua cuộc. Dù thua nhưng Nhật Bản giữ được số lượng người thiệt mạng ở con số tối thiểu khi phe phát xít tan rã trong Thế chiến II.
Theo Danviet
Ảnh hiếm về nhân vật quyền lực nhất phát xít Đức sau Hitler
Những bức ảnh mới được công bố hé lộ về nhân vật có quyền lực không kém là bao so với trùm phát xít Adolf Hitler trong Thế chiến 2.
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler mỉm cười với con trai nhà "phó tướng" Hermann Goering.
Theo Daily Star, những bức ảnh hé lộ cuộc đời trùm phát xít Hitler bên cạnh gia đình "phó tướng" Hermann Goering.
Năm 1935, Hermann Goering được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh lực lượng không quân Đức (Luftwaffe) và giữ chức vụ này cho đến khi phát xít Đức sụp đổ.
Hitler chụp ảnh chung cùng gia đình Goering.
Goering là người giúp phát xít Đức đánh chiếm nước Áo, quê hương của Hitler mà không phải tốn một viên đạn vào tháng 3.1938.
Blaine Taylor, người viết cuốn sách về cuộc đời Hermann Goering, nói Tổng tư lệnh không quân Đức quyền lực chỉ kém trùm phát xít Hitler ở Đức trong Thế chiến 2.
Hermann Goering (phải) là người quyền lực nhất trong chính quyền phát xít Đức sau Hitler.
Năm 1938 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Goering khi nhân vật này can thiệp vào hầu hết lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, lâm nghiệp...
"Goering nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Đức Quốc xã từ năm 1938 cho đến khi chế độ sụp đổ năm 1945. Không có một người nào quyền lực có thể sánh ngang Hitler như Hermann Goering", Blaine Taylor viết.
Goering ngồi ghế sau Hitler với tư cách là Tổng tư lệnh không quân.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc với thất bại của phát xít Đức, Goering bị đem ra xét xử và bị tuyên phạm tội ác chống lại loài người. Hermann Goering bị kết án treo cổ.
Nhưng phó tướng của Hitler đã tự sát vào đêm trước ngày thi hành án, bằng một viên thuốc chứa chất kịch đọc Kali Xyanua.
Đây là thông tin mới nhất về Hitler sau khi báo Anh đăng tải tài liệu cho thấy trùm phát xít từng cố gắng gia nhập Đảng Xã hội Đức nhưng không thành công và quay sang Đảng Quốc xã.
Theo Danviet
Nhật Bản có loại vũ khí này, Triều Tiên sợ chết khiếp Nhật Bản sắp mua các tên lửa hành trình tầm trung, loại được bắn từ máy bay, có khả năng bắn tới Triều Tiên. F-35. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itunori Onodera đã không đề cập đến Triều Tiên khi thông báo kế hoạch mua vũ khí và cho biết các tên lửa mới này sử dụng cho mục đích quốc phòng,...