Vì sao người Nhật Bản luôn đúng giờ đến mức khắc nghiệt?
Nhật Bản tháng trước chấn động bởi việc Bộ trưởng An ninh mạng và Thế vận hội Nhật Bản Yoshitaka Sakurada đến muộn họp 3 phút, khiến ông này phải lên tiếng xin lỗi.
Đúng giờ đến mức tuyệt đối ở Nhật Bản đã trở thành nét văn hóa.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), đó không chỉ là bê bối xảy ra với quan chức cấp cao. Dù là công việc hay bất cứ điều gì trong cuộc sống bình thường, đúng giờ là điều quan trọng nhất ở Nhật.
Nhưng vì sao người Nhật lại đúng giờ đến mức tuyệt đối như vậy? Đó là vì ngay từ nhỏ, người Nhật được dạy về việc phải đúng giờ.
“Cha mẹ luôn nhắc tôi về việc không được muộn giờ, nghĩ về những người gặp rắc rối khi mình đến muộn, dù chỉ muộn một chút. Tôi cảm thấy việc đến muộn thật tồi tệ”, Issei Izawa, một sinh viên 19 tuổi nói.
Kanako Hosomura, 35 tuổi sống ở Saitama, nói cô rất ghét việc muộn giờ, dù chỉ là một phút. “Tôi muốn đến sớm hơn là đến muộn vì đợi người khác tốt hơn là để người khác đợi mình”, cô nói, nhấn mạnh rằng mình sẽ không chơi với người nào đến muộn hay làm phiền người khác.
Nhưng đối với một số người, nét văn hóa này cũng tạo ra phiền toái. “Bạn gái tôi làm việc ở công ty đường sắt. Tuần trước, cô ấy đến muộn 10 giây và bị quản lý cảnh cáo”, người đàn ông nói. “Thật quá hà khắc”.
Việc người Nhật tuân thủ văn hóa đúng giờ góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.
Ở Anh, việc đi muộn đã khiến nền kinh tế tổn thất tới 9 tỷ bảng Anh vào năm 2017. Hơn một nửa số người được hỏi nói họ thường xuyên đi muộn.
Video đang HOT
Bộ trưởng An ninh mạng và Thế vận hội Nhật Bản Yoshitaka Sakurada đã phải xin lỗi vì đi họp muộn 3 phút.
Ở Mỹ, việc đi muộn cũng gây ảnh hưởng đến kinh tế, Ước tính thành phố New York tổn thất 700 triệu USD/năm và bang California tổn thất 1 tỷ USD/năm vì vấn đề đi muộn, theo báo cáo năm 2018.
Vậy văn hóa đúng giờ của Nhật Bản có từ bao giờ? Trước thời công nghiệp hóa, người Nhật tỏ ra khá dễ tính với chuyện đi muộn.
Willem Huyssen van Kattendijke, một sỹ quan người Hà Lan đến Nhật Bản vào những năm 1850, nói người địa phương chẳng bao giờ đến đúng giờ. Ở thời điểm đó, có đoàn tàu còn đến ga chậm 20 phút.
Vào thời kỳ Minh Trị (1868-1912), Thiên Hoàng Nhật đã áp dụng các biện pháp cải cách toàn diện, đưa Nhật Bản trở thành nước công nghiệp hóa.
Khi đó, đồng hồ trở thành thứ phổ biến. Người Nhật bắt đầu nhận ra “thời gian là tiền bạc”. Đến những năm 1920, thói quen đúng giờ được tuyên truyền khắp đất nước.
Người dân Nhật được dạy cách vặn đồng hồ sớm 5 phút, thậm chí nhiều hơn để đối phó với tình trạng đi muộn.
Việc đi làm đúng giờ thể hiện kỷ luật trong môi trường công sở Nhật Bản.
Kể từ đó, đúng giờ đã trở thành nét văn hóa ở trong các công ty, tổ chức. “Nếu công nhân đi làm muộn, cả công ty sẽ phải hứng chịu hậu quả. Nói một cách đơn giản, nếu không đến đúng giờ thì không thể làm xong được việc”, Makoto Watanabe, giáo sư tại Đại học Hokkaido Bunkyo nói.
Watanabe cũng nhấn mạnh rằng, việc đúng giờ không đồng nghĩa với hiệu suất làm việc.
Năm 1990, thảm kịch xảy ra khi học sinh 15 tuổi bị cánh cửa trường học chèn chết vào lúc 8 giờ 30 phút. Người bấm nút đóng cửa khi học sinh này băng qua bị sa thải và vụ việc trở thành tâm điểm tranh cãi suốt nhiều năm.
“Những cuộc họp quá dài mà chẳng giải quyết được việc gì hay việc cứ ngồi vào bàn làm việc lúc 9 giờ sáng cũng không tạo ra sự khác biệt”, Mieko đến từ Đại học Waseda nói.
Cuối cùng, văn hóa đúng giờ và không có ranh giới cho làm việc quá giờ đã ảnh hưởng đến chất lượng sống của người Nhật.
“Ở Nhật có thực trạng là khi mọi người làm gì thì người khác cũng phải làm theo. Điều này dẫn đến những trường hợp tự tử vì làm việc quá sức”, Yukio, công dân mang hai quốc tịch Canada và Nhật nói.
“Nhiều bạn bè tôi đến Canada và họ không muốn quay về Nhật. Ở đây, mọi người về nhà lúc 5 giờ chiều. Nhưng ở Nhật thì không như vậy”, Yukio nói.
Theo Danviet
Đoàn tàu bọc thép chở ông Kim Jong Un về Bình Nhưỡng vào lúc nào?
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sáng sớm ngày 5.3 đã trở về Bình Nhưỡng, sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump và kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Chủ tịch KIm Jong Un trở về Bình Nhưỡng vào sáng sớm ngày 5.3.
Theo Channel News Asia, đoàn tàu bọc thép màu xanh chở ông Kim về Bình Nhưỡng qua hành trình dài khoảng 4.000km từ Việt Nam.
Ông Kim đến Việt Nam hồi tuần trước để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội. Ông Kim sau đó có chuyến thăm chính thức Việt Nam và trở về vào trưa ngày 2.3.
Như vậy, đoàn tàu chở ông Kim về Bình Nhưỡng mất khoảng 63 giờ đồng hồ, trong hành trình dài 4.000km.
"Chủ tịch Kim Jong Un đã trở về nhà vào ngày 5.3, kết thúc chuyến thăm Việt Nam thành công tốt đẹp", hãng thông tấn Triều Tiên KCNA viết.
"Vào 3 giờ sáng ngày 5.3, đoàn tàu đã vào ga ở Bình Nhưỡng", KCNA viết, nói thêm rằng các quan chức Triều Tiên có mặt để "chúc mừng chuyến thăm thành công của ông Kim".
Hiện không rõ đoàn tàu bọc thép chở ông Kim đã chọn tuyến đường nào để trở về qua Trung Quốc, nhưng dường như ông Kim không gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường trở về.
Ông Kim là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên sau 55 năm có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Năm 1964, lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành thăm Việt Nam lần hai, sau lần đầu tiên vào năm 1958.
Mặc dù không đạt được thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh lần hai, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên cam kết sẽ tiếp tục đối thoại và để ngỏ khả năng sẽ còn tiếp tục gặp nhau trong tương lai.
Theo Danviet
10 tay súng IS bị phiến quân đối địch hành quyết ở Syria 10 tên khủng bố IS bị nhóm phiến quân Hồi giáo đối địch hành quyết, trong bối cảnh IS đứng trước nguy cơ mất phần lãnh thổ cuối cùng còn kiểm soát ở Syria. Nhóm phiến quân đối địch hành quyết 10 tay súng IS. Theo Daily Star, 10 tay súng IS bị hành quyết ở tỉnh Idlib hôm 2.3 bởi nhóm Hồi...