Vì sao người Nhật Bản lịch sự?
Lối sống và cách cư xử của người dân xứ anh đào khiến họ nhận được nhiều thiện cảm. Tuy nhiên, điều này có vẻ không đơn giản như những gì mọi người vẫn thấy.
Theo Stuff , dịch vụ là thứ châu Á làm tốt hơn bất kỳ điểm đến nào khác. Và Nhật Bản là “đỉnh cao” của dịch vụ khi tới châu Á.
“Những lái xe taxi lịch sự, nhã nhặn. Các gói bưu kiện được đóng gói cẩn thận. Những cái cúi đầu chào từ người phục vụ bất cứ khi nào bạn bước vào. Nhật Bản có lẽ là nơi lịch sự nhất Trái Đất”, tờ Stuff viết.
Tinh thần omotenashi
Cây viết Keisuke Tsunekawa từ Live Japan Perfect Guide , website chuyên về lối sống, du lịch và văn hóa Nhật Bản, nhận định để hiểu rõ về sự lịch sự, tử tế của người xứ anh đào, bạn phải biết về “omotenashi”.
Khái niệm omotenashi, hay lòng hiếu khách vị tha, là nền tảng của văn hóa Nhật Bản. Đó là một “đặc ân” cho chủ nhà khi được chào đón khách. Họ sẽ cố gắng đảm bảo mọi nhu cầu của vị khách đều được đáp ứng. Điều này thể hiện ở mọi mặt cuộc sống, từ cửa hàng tạp hóa, nhà hàng hay đơn thuần việc giúp người lạ trên phố.
Omotenashi là văn hóa lịch sự nổi tiếng của người Nhật Bản.
Tư duy giúp đỡ này ảnh hưởng sâu đến lối sống của mỗi người. Khi mất ví ở Nhật Bản, khả năng cao bạn không bị ăn trộm. Hãy đến đồn cảnh sát gần nhất tìm thử. Người Nhật thậm chí còn mang những chiếc ô bị bỏ quên đến đồn cảnh sát gửi.
Hay nếu là một du khách nước ngoài đến Nhật Bản và bị lạc đường, bạn đừng ngại tìm người địa phương giúp đỡ. Rất có thể, bạn sẽ gặp một người thân thiện, tốt bụng, làm tất cả để giúp bất chấp rào cản ngôn ngữ.
Rất nhiều câu chuyện khác tương tự liên quan đến lòng tốt của người Nhật mà bạn chỉ cần vài cú nhấp chuột trên Internet để tìm thấy. “Người Nhật tốt quá có lẽ là câu mà nhiều du khách phải thốt lên khi đến đây”, Live Japan Perfect Guide đánh giá.
Nghịch lý trong cuộc sống
Đó là câu chuyện bề nổi của những du khách nước ngoài khi tới Nhật Bản. Tuy nhiên, giữa hai người Nhật với nhau, đó sẽ là một câu chuyện khác.
Lee Tuloch, cây viết của Stuff đã đưa ra một số ví dụ, lấy từ trải nghiệm trong lần cuối anh đến Nhật Bản.
Những người trẻ ở Nhật Bản thường xuyên “chúi mặt” vào điện thoại di động mà không để tâm đến gì khác khi đi đường, hoặc ở các nơi công cộng. Ở ngã tư Shibuya nổi tiếng, dòng người “điên cuồng” đi qua nhau mà không một lời xin lỗi.
Video đang HOT
Cách ứng xử đời thường giữa người Nhật với người Nhật có thực sự đẹp?
Những người trên tàu va vào nhau, chen lấn nhưng cũng chẳng ai nói xin lỗi. Đôi khi, họ còn không nhường ghế cho người lớn tuổi hay phụ nữ mang thai. Có những người còn vứt rác xuống đất hoặc ngó lơ khi thấy rác bị người khác vứt xuống đất. Nhiều người vẫn nghĩ người Nhật sẽ luôn mang rác về nhà để xử lý sau.
Hút thuốc ở nơi có biển cấm vẫn diễn ra. Các hình xăm, vốn không được xuất hiện trong khu vực nhà tắm công cộng cũng bắt đầu trở lại. Tiêu chuẩn cho các tài xế taxi cũng giảm xuống…
Không làm phiền ngay cả một con chó
Trong suy nghĩ của người Nhật, họ thường không muốn làm phiền hoặc “ít liên quan” nhất có thể tới người khác. Họ cố gắng tránh sự chú ý của những người khác càng nhiều càng tốt.
Nếu thấy ai đó gặp khó khăn ở ga tàu, bạn sẽ thấy nhiều người đi qua mà không phản ứng lại. Đó có thể do họ vội hoặc… không muốn liên quan. Ưu tiên hàng đầu của họ không phải giúp đỡ mà là muốn tránh bị liên quan tới bất kỳ ai.
“Chắc ai khác sẽ giúp thôi, họ nghĩ như vậy”, Live Japan Perfect Guide viết.
Trang này nói về suy nghĩ của người Nhật bằng câu: “Không làm phiền ai khác, kể cả chó cũng vậy”.
Người Nhật không thích làm phiền ai, kể cả một con chó.
Cây viết của Live Japan Perfect Guide giải thích bằng một ví dụ. Khi bạn trên đường và gặp một người đang đi dạo cùng con chó của họ. Ở các quốc gia khác, việc đến gần, bắt chuyện và thậm chí cưng nựng con chó hoàn toàn bình thường. Các mối quan hệ thân thiết có thể bắt đầu từ những cử chỉ thân mật nhỏ như vậy.
Tuy nhiên, cảnh này không, hoặc rất hiếm khi xảy ra ở Nhật Bản. Với họ, nói chuyện với người lạ là điều không nên.
Nếu bạn cố tiếp cận chủ con chó để trò chuyện thân thiện, họ khả năng cao sẽ bỏ đi. Ngay cả những người lịch sự tiếp chuyện cũng cố gắng giữ khoảng cách với bạn. Kiểu cư xử này rõ ràng không phổ biến ở các quốc gia châu Á khác.
Nét văn hóa tế nhị
Có hai vấn đề cần bàn khi nói về lòng tốt từ người Nhật. Đó là quan niệm không gây rắc rối cho người bên ngoài, vốn đã được dạy cho những đứa trẻ từ bé. Thứ hai là tâm lý e ngại người khác nghĩ gì về mình. Hai điều này đã dẫn tới một khái niệm khác mang tên “tatemae”.
Hiểu đơn giản, tatemae là nét văn hóa lịch sự của người Nhật. Họ để ý đến cảm nhận của người khác và sợ khi từ chối lời đề nghị, mời mọc, đối phương sẽ thấy tổn thương. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đôi bên. Nhất là trong kinh doanh, ai hiểu tatemae nhiều hơn, người đó sẽ có nhiều thuận lợi.
“Lòng tốt của người Nhật có thể xem như kết quả của mong muốn được người khác nhìn nhận tốt hơn”, cây viết của Live Japan Perfect Guide nhận xét.
Điều này có thể khiến nhiều người nghĩ sự tử tế mang tính giả tạo. Tuy nhiên, Keisuke Tsunekawa lại nghĩ khác. Anh cho rằng ý định thực tế không quan trọng bằng việc khiến đối phương có thể vui vẻ, thoải mái hơn.
“Đối với người Nhật, đó là điều tốt”, anh viết.
Đến Nhật Bản thăm ngôi chùa có hàng vạn búp bê may mắn
Mọi nguyện ước đều có thể thành hiện thực khi du khách cầu bình an, may mắn trước sự chứng kiến của hàng vạn búp bê Daruma ở ngôi chùa độc đáo này.
Katsuo-ji là ngôi chùa nằm ở Mino, phía bắc thành phố Osaka. Nằm trên ngọn núi bao phủ bởi những tán phong, đây vốn là nơi ngắm cảnh lá đỏ nổi tiếng nhất Osaka.
Như nhiều nước châu Á, người Nhật cũng có thói quen cùng cả gia đình đi lễ chùa vào đầu năm mới. Để cầu bình an, may mắn và những nguyện ước thành sự thật, Katsuo-ji chính là nơi không thể bỏ qua.
Ngôi chùa này được mệnh danh là chùa may mắn bởi được bảo hộ bởi búp bê Daruma, linh vật được coi là mang lại may mắn theo quan điểm của người Nhật. Người ta cho rằng Daruma chính là hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma - vị tổ khai Phật học và Thiền tông Trung Hoa.
Daruma là loại búp bê lật đật đặc trưng của Nhật Bản với thân hình tròn, gương mặt mạnh mẽ kiên định, thậm chí hơi dữ tợn. Búp bê được làm bằng kỹ thuật bồi giấy truyền thống với những màu sắc sặc sỡ, mang ý nghĩa khác nhau: màu đỏ may mắn, màu tím sức khỏe, màu vàng thịnh vượng,...
Điều đặc biệt nhất của Daruma chính là không có mắt. Khi muốn cầu xin điều gì, người Nhật sẽ tự tay vẽ mắt trái và lời ước nguyện sau lưng của Daruma rồi cầu xin tại chùa.
Trước bụng Daruma có chữ Phước mang ý nghĩa như một lá bùa bình an may mắn dành cho chủ sở hữu. Sau 1 năm, nếu lời cầu nguyện thành hiện thực, người ta sẽ vẽ nốt con mắt còn lại và đem Daruma lên để trong chùa.
Có lẽ chính vì vậy mà ở Katsuo-ji không nơi nào là không có mặt Daruma, có thể lên tới hàng vạn con.
Người dân và du khách đặt búp bê ở khắp mọi nơi, từ lối vào cổng chùa, nơi rửa tay trước khi vào lễ bái...
... đến những khu vực trang trọng, nơi Daruma được đặt thành cặp trên những ô tường gỗ.
Những cột đèn đá đậm chất thiền cũng trở nên khác lạ hơn với sự xuất hiện của những con búp bê Daruma bé nhỏ.
Thậm chí cả trên những tảng đá, khóm cây cạnh lối đi. Việc bắt gặp Daruma trở thành sự bất ngờ thú vị cho du khách.
Việc cầu xin sự may mắn với Daruma tại chùa Katsuo-ji còn được gọi là Kachi-daruma. Sự linh thiêng của ngôi chùa không chỉ thu hút người Nhật mà còn hấp dẫn du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Trong khuôn viên chùa có nhiều gian hàng bán các loại Daruma lớn nhỏ để du khách có thể tự tay vẽ mắt và cầu may.
Bạn có thể rút lá thăm may mắn có hình Daruma, mua các món quà như các loại móc khóa, bánh kẹo có in hình Daruma rất đẹp mắt.
Búp bê Daruma sẽ là món quà lưu niệm đầy ý nghĩa từ đất nước mặt trời mọc, mang lại động lực mạnh mẽ để bạn hiện thực hóa những mục tiêu, mong ước của mình trong dịp đầu năm mới.
Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản Năm mới sắp đến gần, những du khách đến Nhật Bản có thể khám phá rất nhiều phong tục và truyền thống của năm mới mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị. Đêm giao thừa - Omisoka Omisoka là lễ giao thừa tại Nhật Bản. Để bắt đầu một năm mới với tâm thế sảng khoái, các gia đình và trẻ...