Vì sao người miền Nam ăn thịt kho, khổ qua ngày Tết
Khổ qua và thịt kho hột vịt mang nhiều ý nghĩa may mắn, đủ đầy nên được ưa chuộng vào ngày Tết.
Dù có nhiều món mới xuất hiện, mâm cơm ngày Tết của người dân phương Nam không thể thiếu món thịt kho hột vịt và khổ qua. Đây đều là những món ăn truyền thống, được truyền từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa của hai món ăn kinh điển này.
Khổ qua
Canh khổ qua nhồi thịt. Ảnh: Diệu Kim
Nhắc đến ngày Tết phương Nam là nhắc tới khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng theo cách gọi của người miền Bắc. Người ta thường nấu khổ qua trong bữa cơm tất niên hoặc trong ba ngày Tết. Sở dĩ món ăn này được ưa chuộng là bởi tên gọi may mắn, mọi sự buồn “khổ”, xui xẻo trong năm cũ sẽ chóng “qua” để đón nhận những điều tốt lành trong năm mới.
Ngoài ra, khổ qua còn được xem như một vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng chính là thanh nhiệt, thải độc. Chúng có hàm lượng calo và carbs thấp song nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng, còn có tác dụng bổ sung như giảm béo bụng, tăng cường miễn dịch, bồi bổ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ thị lực, giảm loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori, kháng khuẩn, kháng virus, hạ đường huyết…
Vào những ngày Tết, trời miền Nam thường nắng nóng. Ăn nhiều các món thịt, cá, giàu đạm dễ bị nóng trong người. Một bát canh khổ qua vị thanh mát có thể giúp cơ thể điều hòa. Khổ qua có vị đắng nhẹ, hậu ngọt, vỏ mềm. Cách nấu phổ biến nhất là canh khổ qua nhồi thịt. Những ngày tụ tập gia đình cuối năm, bạn có thể làm lẩu chả cá thác lác ăn kèm khổ qua. Còn trong những ngày Tết, bạn có thể làm thêm khổ qua ngâm chua ngọt, ăn thay dưa cà muối, giúp chống ngán. Khổ qua cũng có thể làm gỏi, ướp lạnh ăn với ruốc (chà bông) hày xào nhanh với trứng gà để bổ sung cho mâm cơm ngày Tết.
Thịt kho hột vịt
Món thịt kho hột vịt. Ảnh: Ngô Tuyết Phượng
Thịt kho hột vịt hay còn gọi là thịt kho trứng vịt hoặc thịt kho tàu là món ăn quen thuộc của người Việt nhưng chỉ có người miền Nam mới nấu và đặt lên mâm cúng ngày Tết. Trước đây, chợ truyền thống đóng cửa sớm và mở hàng khá muộn sau Tết. Các gia đình thường kho một nồi thịt lớn, ăn dần trong nhiều ngày Tết, chờ tới khi hàng quán nhộn nhịp trở lại. Bát thịt kho cũng đẹp mắt, có miếng thịt vuông, quả trứng tròn, phù hợp để đặt lên mâm cơm ngày Tết cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự sung túc, đủ đầy, no ấm.
Tên gọi “thịt kho tàu” khiến nhiều người lầm tưởng đây là món ăn của người dân gốc Hoa nhưng trên thực tế, chữ “tàu” có hai cách hiểu, một là “mặn ngọt lờ lợ” theo cách nói của người miền Tây, hai là để chỉ ngư dân đi tàu biển.
Video đang HOT
Xưa kia, dân chài mỗi khi ra khơi đều lênh đênh nhiều ngày trên biển, không chuẩn bị được nhiều thực phẩm. Họ thường nấu một nồi thịt lớn, ăn trong một thời gian dài. Món ăn giàu năng lượng, được làm từ thịt ba chỉ kho, thái miếng to và trứng vịt hoặc trứng gà, giúp ngư dân có sức khỏe để kéo lưới.
Một trong những nguyên liệu quan trọng của nồi thịt kho hột vịt là nước dừa tươi – một sản vật thơm ngon, sẵn có của vùng đất phương Nam. Thịt kho đẫm gia vị, mặn ngọt vừa phải, vị beo béo của phần mỡ, quyện với phần thịt nạc dày. Quả trứng bùi bùi, nước xốt nâu sánh, ngọt béo vị dừa, thịt mỡ, chan với cơm nóng, thêm chút dưa hành muối chua là đủ ngon.
Canh măng khô nấu thế này thì đơn giản mà vẫn ngon, mẹ chồng khó tính đến mấy cũng sẽ "ưng cái bụng" liền!
Chị em nhớ ghim cách nấu canh măng khô này lại nha.
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Măng khô 200gr
2. Thịt 500gr sườn heo/giò heo
3. Hành lá 4-5 nhánh
4. Gia vị Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu
Canh măng khô nấu cùng thịt chân giò hoặc sườn heo chính là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng, mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc. Nếu chị em chưa từng tự nấu canh măng khô mà năm nay muốn vào bếp trổ tài, vậy thì cứ thực hiện theo gợi ý của chúng tôi.
Đảm bảo thành phẩm ngon mĩ mãn, cả nhà ai cũng khen!
Canh măng khô nè
Măng khô ngon sẽ có màu vàng nhạt, xen kẽ màu hổ phách và có độ bóng nhẹ. Bạn nên chọn măng có màu tương đối đồng đều nhau, ít xơ. Những loại măng khô có màu vàng sáng, đẹp mắt thì thường đã có tẩm lưu huỳnh để tạo màu sắc bắt mắt cho người mua.
Canh măng khô nấu cùng thịt chân giò là phổ biến nhất. Tuy nhiên, phần thịt chân giò thường nhiều mỡ. Chính vì thế, nếu bạn muốn món canh đỡ ngấy, đỡ mỡ thì có thể dùng sườn heo thay cho thịt chân giò nhé.
Cách nấu canh măng khô
1
Sơ chế măng khô
Đây chính là bước tốn nhiều thời gian và công sức nhất khi nấu canh măng khô. Bạn cần ngâm măng khô với nước khoảng 2-3 tiếng (nếu có nước vo gạo để ngâm thì càng tốt nha).
Ngâm xong, đem măng đi rửa khoảng 5-6 nước rồi cho vào nồi nước sôi, luộc khoảng 2-3 lần. Bạn luộc cho tới khi thấy phần nước không còn bị vàng đục nữa là được nha. Cuối cùng, bạn cắt nhỏ măng.
Ngâm, rửa, luộc măng khô rồi thái nhỏ nè
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Nếu dùng thịt chân giò, chị em hãy lấy dao lam cạo sạch phần da để loại bỏ lông và chất bẩn. Sau đó rửa sạch và chặt thịt thành miếng nhỏ. Nếu dùng thịt heo, bạn rửa sạch và chặt nhỏ là được.
Tiếp theo, bạn đun 1 nồi nước sôi và thả thịt chân giò/sườn heo vào trụng sơ khoảng 1 phút rồi vớt ra rửa lại với nước.
Hành lá bỏ gốc, rửa sạch, cắt nhỏ hoặc cắt khúc dài khoảng 2-3 đốt ngón tay đều được.
3
Nấu canh măng
Bạn cho vào nồi khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn và thả phần măng khô đã sơ chế vào. Thêm khoảng 1 thìa cà phê muối và đảo khoảng 1 phút trên ngọn lửa to để măng săn lại. Sau đó, thêm sườn heo/thịt chân giò vào, giảm lửa và đảo khoảng 2 phút.
Đảo măng với thịt trước nha
Tiếp theo, bạn cho vào nồi khoảng 1.2 lít nước, 2 thìa canh hạt nêm, 1-2 thìa canh muối. Khuấy đều vào ninh măng cùng thịt khoảng 1 tiếng trên ngọn lửa nhỏ. Trong quá trình ninh, chị em hãy vớt hết bọt trong nồi canh nếu có nhé!
Vớt bọt để nước canh trong và thơm hơn
Cuối cùng, bạn thêm hành lá vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi múc canh ra bát. Thế là xong!
Thành phẩm nè!
Vậy là chị em đã hoàn thành xong món canh măng khô nấu cùng sườn heo hoặc thịt chân giò rồi đấy. Món canh này ninh càng lâu thì nước canh càng thơm và ngọt thịt.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ nấu được một nồi canh măng thật ngon để "ghi điểm" và có những ngày Tết thật thi vị cùng gia đình.
Thịt kho hột vịt trông ngấy mỡ nhưng ăn là 'nghiện' suốt 3 ngày Tết Món thịt kho hột vịt chế biến đơn giản mà lại rất ngon, phù hợp với không khí sum vầy của ngày đầu năm mới. Thịt kho tàu hay còn gọi thịt kho trứng, thịt kho hột vịt là món ăn dễ dàng được tìm thấy trong bữa ăn ngày Tết của người dân Nam Bộ. Miếng thịt kho vàng óng béo ngậy,...