Vì sao người lạnh toát dù trời nóng?
Các bác sĩ lý giải về hiện tượng dù trời nóng nhưng nhiều người vẫn thấy lạnh toát.
Chị Ngô Quỳnh Nga (trú tại TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) tìm tới bác sĩ khám vì triệu chứng tê ở tay và đặc biệt thi thoảng thấy tim đập nhanh hơn kèm khó thở, vã mồ hôi, người lạnh toát. Ban đầu, chị Nga cho rằng đó là di chứng hậu COVID-19 nên ngại đến bệnh viện khám. Khi tình trạng ngày càng nặng hơn, có lúc dù thời tiết nóng người vẫn lạnh toát, thân nhiệt bị hạ chị mới đi khám.
Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ cho biết chị Nga không có bất thường về tim mạch nhưng đường huyết cao bất thường. Khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân do đái tháo đường, chị Nga hơi bất ngờ bởi chị vốn gầy, ăn rất ít nên không nghĩ mình mắc bệnh đái tháo đường.
Nhiều người lạnh toát dù trời nóng. (Ảnh minh họa)
Trường hợp của bệnh nhân Tống Duy Ngôn (56 tuổi, trú tại Hà Nam) thì có biểu hiện khác. Ông Ngôn cho biết mình bị rối loạn đại tiện. Ông đã đi kiểm tra nhiều nơi nhưng không ra bệnh. Ban đầu bác sĩ chẩn đoán ruột kích thích nhưng tình trạng không giảm dù đã điều trị theo hướng ruột kích thích.
Kết quả chẩn đoán bác sĩ cho rằng ông bị rối loạn thần kinh thực vật. Bản thân ông Ngôn từng bị đột quỵ nên để lại di chứng như vậy.
Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Viết Thắng, khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, rối loạn thần kinh thực vật là trạng thái mất cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan do hệ thần kinh thực vật chỉ đạo và gây ra các triệu chứng đa dạng trên toàn hệ thống.
Hệ thần kinh thực vật (hay hệ thần kinh tự chủ) làm nhiệm vụ chi phối hoạt động của tất cả chức năng tự động trong cơ thể. Cụ thể, nó kết nối não bộ với hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và các tuyến tiết…
Hệ thần kinh thực vật cấu tạo gồm hệ thần kinh giao cảm (đóng vai trò kích thích hoạt động) và hệ thần kinh phó giao cảm (đóng vai trò ức chế hoạt động). Bình thường, hai hệ thống này luôn hoạt động cân bằng với nhau, đảm bảo cho các cơ quan làm việc chính xác và hiệu quả.
Theo bác sĩ Thắng, rối loạn thần kinh thực vật nguyên nhân là rối loạn về các chức năng nhưng nó cũng ảnh hưởng tới người bệnh như bệnh đái tháo đường, Parkinson, giai đoạn đầu của bệnh ung thư hoặc người điều trị hóa trị trong chữa bệnh ung thư cũng gây rối loạn thần kinh thực vật.
Video đang HOT
Căng thẳng, stress kéo dài sẽ tạo ra những áp lực trên hệ thần kinh, kích thích tăng tiết adre-naline và cor-tisone vào máu, dẫn tới rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
Bênh rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng nhiều tới các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh đến khám thường than phiền họ bị tê tay, tê chân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có dấu hiệu tê ở ngực, bụng, tay chân và có triệu chứng về vận động. Người bệnh có thể đau mỏi cơ tay, cơ chân hoặc run tay, chân. Tim đập nhanh, hồi hộp, rối loạn tiểu tiện, đại tiện, thậm chí rối loạn cương ở nam giới.
Đối tượng dễ mắc bệnh này đó là người bị rối loạn về chức năng thần kinh như rối loạn lo âu, mất ngủ. Ngoài ra, những người bị đái tháo đường lâu ngày cũng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật.
Khi bị rối loạn thần kinh thực vật bệnh nhân cần điều trị nguyên nhân chứ không phải là triệu chứng. Ví dụ nguyên nhân do đái tháo đường thì điều trị bệnh đái tháo đường thật tốt, kiểm soát đường huyết. Nếu điều trị ổn định bệnh lý là nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật thì các triệu chứng cũng giảm đi.
Để phòng bệnh, bác sĩ Thắng cho rằng bạn cần có cuộc sống vui vẻ và tập thể dục thể thao. Bạn có thể tham gia các lớp thể dục, thể thao, thiền, yoga. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giảm nguy cơ mắc rối loạn thần kinh thực vật.
Bài thuốc bát tiên trường thọ giúp bổ thận âm
Bát tiên trường thọ là bài thuốc được các danh y Trung Quốc lựa chọn, phối hợp nhằm tăng cường tối đa tác dụng bổ thận âm, kéo dài tuổi thọ cơ thể.
1.Tại sao phải bổ thận âm
Theo YHCT, trong cơ thể, tạng thận có chức năng sinh lý hết sức quan trọng. Thận tàng tinh, chủ về sinh dục, phát dục, chủ về cốt tủy... Nghĩa là cơ thể con người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, hoạt động tình dục để duy trì nòi giống. Sống lâu hay không, cơ thể khỏe mạnh hay bị bệnh tật đều do tạng thận chi phối.
Đối với cuộc đời của từng con người, do lao động nặng nhọc, do hoạt động tình dục không tiết chế ở nam giới, do kinh nguyệt, thai sản ở nữ giới, nên phần tinh, huyết bị hao tán quá mức. Hậu quả là phần âm, huyết bị giảm sút làm cho âm dương bị thiên lệch mà sinh ra bệnh tật, tuổi thọ bị giảm sút.
Các bậc danh y xưa đều cho rằng để không bị bệnh tật phát sinh và kéo dài tuổi thọ thì cần phải thường xuyên bổ phần âm. Bổ phần âm chính là bổ dưỡng cho thận âm, thận âm đại diện cho phần âm trong cơ thể.
Cây địa hoàng cho vị thuốc thục địa bổ thận âm, bổ tinh, sinh huyết.
2.Bài thuốc "Bát tiên trường thọ "
Thành phần bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 8g, phục linh 6g, đơn bì 6g, trạch tả 6g, mạch môn 6g, ngũ vị tử 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 7 - 10 ngày là một liệu trình.
Cách dùng: Lần đầu đổ 600ml nước sắc còn 200ml. Lần hai đổ 400ml nước sắc còn 100ml. Bỏ bã, cô nước đầu và nước 2 thành 1, để nguội, chia 2 lần uống trước khi ăn cơm khoảng 30 phút.
Phương giải 8 vị thuốc bổ thận âm để trường thọ:
2.1 Thục địa có tác dụng trực tiếp vào thận để bổ thận âm, bổ tinh, sinh huyết.
2.2 Sơn thù tác dụng bổ liễm âm, giữ tinh, ích khí, đuổi phong tà, phối hợp để tăng tác dụng bổ thận âm của thục địa.
Hoài sơn kiện tỳ, bổ thận.
2.3 Hoài sơn tác dụng vừa bổ thận, vừa kiện tỳ, phối hợp với phục linh giúp cho tỳ vị tăng cường khả năng vận hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn đi nuôi cơ thể và biến thành tinh, huyết đưa về tàng trữ tại thận.
2.4 Phục linh được phối hợp với hoài sơn để kiện tỳ vị, vừa thanh trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho thận âm khỏi bị hao tán.
2.5 Đơn bì tác dụng thanh trừ nhiệt ở tạng can, tạng tâm để yên cho tạng thận.
8 món ăn trường thọĐỌC NGAY
2.6 Trạch tả tác dụng lợi tiểu để trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm dưỡng khí giúp thính tai, sáng mắt.
2.7 Mạch môn tác dụng bổ phế âm, tức là gián tiếp bổ thận âm đồng thời có tác dụng thanh nhiệt ở tạng tâm.
2.8 Ngũ vị tử tác dụng bổ thận, dưỡng tâm huyết, sinh tân dịch.
3. Gia giảm bài thuốc "Bát tiên trường thọ"
- Người cao tuổi hay sợ lạnh, đại tiện lỏng, đi tiểu nhiều lần, mạch hữu xích trầm nhược (do thận âm, dương lưỡng hư) thêm phụ tử chế 2g, nhục quế 2g, phá cố chỉ 6g, ích trí nhân 6g.
- Người hay sốt về chiều, sốt từng cơn, (do thận hư kèm cảm nhiễm ngoại tà) thêm sài hồ 6g, bạch thược 6g, sinh địa 10g, đương quy 10g.
- Người hay đau lưng, mỏi gối, ù tai thêm đỗ trọng 12g, ngưu tất 10g, cốt toái bổ 12g.
- Phụ nữ trong người nóng bức, kinh ít hoặc mất kinh nguyệt, hay bị nhiệt miệng, khô cổ thêm quy thân 12g, bạch thược 10g, nhục quế 2g.
- Người tiểu tiện không thông, chân tay phù thũng, bụng trướng, thở khó, có nhiều đàm (do thận dương, tỳ dương hư) thêm phụ tử chế 3g, nhục quế 3g, sa tiền tử 12g, ngưu tất 12g, bội phục linh 12g, hoài sơn 16g.
- Người mệt mỏi, hay bị táo bón, mạch tả xích trầm nhược (do thận âm hư, tinh huyết ở đại trường khô kiệt) bội thục địa lên 24g, thêm ngưu tất 12g, nhục thung dung 12g.
Đây là dấu hiệu ung thư da số 1 mà mọi người thường bỏ qua Nốt ruồi bất thường là một dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư da. Tuy nhiên, ung thư da cũng có thể phát triển như một vết sưng giống như mụn nhọt trên da, điều này có thể dễ dàng bị bỏ qua hoặc loại bỏ. Ung thư da xảy ra khi nào? Ung thư da là một trong những dạng ung...