Vì sao người Kurd ở Syria “chia tay” Mỹ, theo Nga?
Một nhà phân tích chính trị Mỹ vừa đưa ra những lí do vì sao lực lượng người Kurd tại Syria lại quay sang hợp tác với Nga thay vì nhận sự hỗ trợ từ Mỹ.
Theo tiến sĩ Morgan Kaplan của đại học Chicago (Mỹ), dựa vào nhiều yếu tố lịch sử cũng như chiến lược, có một vài nguyên nhân dẫn đến việc người Kurd thay đổi từ hợp tác với Mỹ chuyển sang Nga.
Vào hôm 10-2-2016, Đảng Liên minh Dân chủ (PYD), vốn phần lớn là người Kurd, đã thực hiện đợt tiến công đầu tiên dưới sự hỗ trợ của không kích Nga, điều làm nhiều chuyên gia phải sửng sốt do đây vốn là lực lượng nhận sự hẫu thuẫn từ Mỹ, nước có quan điểm trái ngược hoàn toàn với Nga về tình hình Syria. Tuy nhiên, tiến sĩ Kaplan đã lí giải 3 nguyên nhân, chứng minh hợp tác với Nga là điều cực kì quan trọng với PYD.
Người Kurd đang chiến đấu chống lại khủng bố nhờ sự hẫu thuận từ không kích Nga
Thứ nhất, PYD hay Đơn vị Bảo vệ người Kurd (YPG) luôn là mục tiêu tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, nước coi 2 tổ chức này là khủng bố. Washington chắc chắn không muốn gây ra căng thẳng trong quan hệ với một nước đồng minh, do đó, sự liên kết giữa Mỹ và lực lượng người Kurd chắc chắn sẽ sớm tàn hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Video đang HOT
Thứ 2, Nga và người Kurd cùng đang có mối quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ và cũng có thể hợp tác tốt trong hoạt động chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) do đây là 2 lực lượng hiệu quả nhất trong chiến dịch tiêu diệt khủng bố. Sự thống nhất trong chiến lược hoạt động có thể giúp Nga và người Kurd cùng đạt được mục tiêu chung.
Cuối cùng, theo ông Kaplan, người Kurd muốn hợp tác với Moscow do Nga là nước có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới Damacus nếu nội chiến kết thúc. Người Kurd luôn muốn lập một khu vực tự trị cho riêng mình, tuy nhiên, điều này không thể trở thành sự thật nếu thiếu sự đồng tình từ chính phủ Damacus.
“Tổng thống Putin, không còn nghi ngờ gì nữa, là đồng minh quốc tế lớn nhất của Tổng thống Assad, do đó có tiềm năng giúp người Kurd đáp ứng được nguyện vọng của mình về một khu tự trị. Mong muốn của người Kurd trở thành sự thật là dựa vào Moscow chứ không phải Washington”, ông Kaplan kết luận.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ-Trung đối lập trong chính sách ngoại giao về Biển Đông
Nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, Mỹ và Trung Quốc đang áp dụng cách tiếp cận đối lập nhau trong chính sách ngoại giao về Biển Đông.
Nhà phân tích chính trị Mỹ Keith Preston chia sẻ rằng, Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện một chính sách ngoại giao về Biển Đông khá đối lập nhau. Cụ thể, Washington đi theo hướng tiếp cận toàn cầu hóa, còn Bắc Kinh duy trì cách tiếp cận chính sách ngoại giao có phần cô lập.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Press TV, chuyên gia chính trị kiêm Tổng biên tập AttacktheSystem.com Preston chỉ ra, Washington và Bắc Kinh đã chia sẻ thẳng thắn một số quan điểm về vấn đề trên.
Máy bay quân sự Philippines chụp công trường hoạt động bồi lắp phi pháp của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Trung Quốc và Mỹ dường như đang đối lập nhau trong chính sách ngoại giao về vấn đề Biển Đông. Mỹ có cách tiếp cận theo lối toàn cầu hóa, quốc tế hóa", nhà phân tích Preston nhấn mạnh và bình luận về những phát biểu chính thức của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đối với hoạt động bồi đắp phi pháp mà Trung Quốc làm ở Biển Đông.
Cụ thể, phát biểu tại diễn đàn ASEAN ở Thủ đô Kuala Lumpur, Ngoại trưởng Kerry thẳng thắn lên tiếng phản đối những hạn chế đi lại trên không và trên biển ở Biển Đông.
Dẫu rằng, các đại diện Bắc Kinh như Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Wu Shengli hay người đứng đầu Ủy ban Cố vấn Thông tin Hải quân Trung Quốc Đô đốc Yin Zhuo ra sức biện bạch cho hoạt động trái phép này, nhưng Washington tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh hành động "vượt ra khỏi quy định và chuẩn mực quốc tế".
"Đó là một xung đột giữa mục tiêu chính sách đối ngoại của hai nước", ông Preston nói. Cụ thể, Mỹ theo đuổi một cách tiếp cận toàn cầu hóa và quốc tế hóa trong khi Trung Quốc lại khá cô lập trong chính sách ngoại giao và đặc biệt quan tâm tới các lợi ích khu vực.
Mặc dù còn nhiều bất đồng được cho là khá sâu sắc về vấn đề Biển Đông song các nước vẫn phụ thuộc vào nhau nhiều.
"Nhiều doanh nghiệp Mỹ phụ thuộc vào lao động Trung Quốc. Đổi lại, nhiều hàng hóa bán trên đất Mỹ được nhập từ Trung Quốc", chuyên gia phân tích chỉ ra và nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp Trung Quốc cũng "rất phụ thuộc vào Mỹ vì quốc gia Bắc Mỹ này là thị trường nhập khẩu chính của họ".
Thanh Nga (theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo, Syria yêu cầu LHQ can thiệp Syria hôm qua lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào lãnh thổ nước này đồng thời hối thúc Liên Hợp Quốc có các biện pháp can thiệp. Những tòa nhà bị hư hại nặng nề ở Aleppo, Syria. Ảnh: AP "Bộ Ngoại giao lên án mạnh mẽ tội ác được lặp lại của Thổ Nhĩ Kỳ và các cuộc tấn công...