Vì sao người Hồi giáo phải hành hương về Thánh địa Mecca?
Hành hương về Thánh địa Mecca một lần trong đời là một trong năm nghĩa vụ của người theo đạo Hồi. Vụ giẫm đạp khiến hơn 1.000 người thương vong ở Mecca hôm 24/9 cũng không khiến người Hồi giáo từ bỏ nghi lễ này.
Mỗi tín đồ Hồi giáo phải hành hương về Mecca ít nhất một lần trong đời
Mecca, tên đầy đủ là Makkah al-Mukarramah, là thành phố thánh địa của đạo Hồi, thuộc lãnh thổ Arập Xê Út.
Theo truyền thuyết kể lại thì đây chính là quê hương của Giáo chủ Mohammad (570-632) thuộc gia tộc Casimu. Tục truyền rằng Thánh Allah đã cử thiên sứ Gabriel đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho Mohammad chân lý của kinh Koran. Điều này khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” tiếp thu sứ mệnh chân chủ trao cho để bắt đầu công cuộc truyền bá đạo Hồi. Ông là người sáng lập ra đạo Hồi.
Cảnh tượng những tín đồ Hồi giáo hành hương về Thánh địa Mecca
Bên cạnh việc chấp nhận đức tin đạo Hồi, mỗi một tín đồ phải thực hiện năm bổn phận tôn giáo. Những bổn phận này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ý thức của tín đồ với cộng đồng người Hồi giáo nói chung. Chúng được coi là “Năm cột trụ của đạo Hồi”. Đó là: Tôn sùng tuyệt đối Thánh Allah; cầu nguyện mỗi ngày 5 lần; Làm bố thí; Tuân thủ mọi điều cấm kị trong tháng lễ Ramadan; Hành hương về Mecca ít nhất một lần trong đời người.
Như vậy, hành hương về Mecca là điều bắt buộc đối với bất cứ người nào theo đạo Hồi. Bên cạnh một số quy định như hành hương phải bằng chính kinh phí của bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho người thân (những người ở nhà, không đi hành hương) trong thời gian mà họ đi vắng, đến Mecca hành hương, mọi người phải mặc bộ đồ trắng giống nhau, không phân biệt màu da, địa vị xã hội, như muốn nói rằng tất cả họ đều là anh em con của Thánh Allah, cùng bình đẳng trước Thánh.
Nơi đầu tiên các tín đồ tìm đến là đền thờ Ka’aba có hình khối, với các chiều dài, rộng và cao 11m x 9m x 5,5m, kiến trúc thuộc loại độc nhất, vô nhị trên thế giới. Đây là trung tâm đức tin của gần 1,5 tỷ tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới, luôn được phủ vải đen tuyền nên có vẻ huyền bí.
Mọi người đi theo chiều ngược kim đồng hồ quanh “Beit Allah” 7 vòng, ví như 7 tầng trời mây, sau đó cùng chen nhau chạm tay vào “Hòn đá Đen”, mà ai cũng tin rằng nó từ trên trời rơi xuống từ thời thượng cổ. Cạnh đó là suối Zamzam, nằm ngay giữa sa mạc đầy cát và ánh nắng mặt trời, theo truyền thuyết, nó do Thiên thần Gabriel hóa phép thành, để có nước uống cho vợ bé Nhà Tiên tri Abraham là Hagar cùng con trai Ismael, bị vợ cả đuổi khỏi nhà do ghen tức.
Các tín đồ Hồi giáo đi ngược chiều kim đồng hồ quanh khối đá thiêng Kaaba được cho xây bởi nhà tiên tri Abraham cách đây 4.000 năm
Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là “Haj” hoặc “Haji”. Trong 5 ngày hành hương ở Mecca, các Hajj còn đến đồi Arafat, nơi nhà Tiên tri Mohammed giảng đạo lần cuối cùng trước khi qua đời. Mọi người leo lên núi cầu nguyện suốt một ngày, tới tận khi trời tối hẳn, không nhìn rõ mặt nhau, và chỉ khi đó họ mới thừa nhận mình đã tới Mecca.
Ngoài ra, trong lộ trình hành hương tới Mecca, còn hai địa danh linh thiêng khác không một tín đồ nào bỏ qua là Mina, nơi nhà tiên tri Abraham kề dao vào cổ con trai mình và ốc đảo Medina, nơi có mộ Đấng Tiên tri Mohammed để được cầu nguyện trong đền thờ Hồi giáo đầu tiên trên thế giới, được xây dựng cách đây hơn 1400 năm.
Video đang HOT
Hơn 1.000 người thương vong trong vụ giẫm đạp tại Mina hôm 24/9
Không phải ở Mecca, mà đỉnh điểm của chuyến hành hương lại diễn ra tại Mina, khi hàng triệu tín đồ cùng chen lấn nhau để được “giết” quỷ Satan bằng cách thi nhau ném đá vào ba cây cột đá lớn, tượng trưng cho quỷ dữ và gian tà.
Đã là người Hồi giáo, ai cũng thấy mình phải có trách nhiệm giết quỷ ác để tôn giáo của mình không bị quấy quả, bản thân và gia đình được sống bình yên để cầu nguyện. Điều đó lý giải vì sao vào ngày này người Hồi giáo đến Mina đông và chen lấn nhau như thế. Và đây cũng là lý do khiến hơn 1.000 người bị thương vong trong vụ giẫm đạp diễn ra ngày 24/9 tại Mina.
3 cây cột đá lớn ở Mina tượng trưng cho quỷ dữ và gian tà
Theo Nh.Thạch/AFP, AP
PetroTimes
Mecca - thánh địa linh thiêng của người Hồi giáo
Thành phố Mecca tại Ả-rập Xê-út được xem là thủ đô tinh thần của người Hồi giáo khắp thế giới. Hàng năm, khoảng 2 triệu tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi đổ về đây trong cuộc hành hương thường niên Hajj.
Các tín đồ Hồi giáo đứng chật kín một con đường ở thánh địa Mecca trong lễ hành hương thường niên Hajj năm 2015. Cuộc hành hương Hajj năm nay diễn ra từ 21-26/9.
Theo quy định của đại Hồi, các tín đồ khỏe mạnh bắt buộc phải thực hiện cuộc hành hương về thánh địa Mecca ít nhất một lần trong đời.
Giới chức Ả-rập Xê-út cho biết cuộc hành hương Hajj năm nay thu hút trên 2 triệu người.
Các tín đồ thực hiện các nghi thức cầu nguyện để xin xá tội và cầu bình an cho mọi người.
Các tín đồ sẽ đi vòng quanh đền thờ thiêng liêng Kaaba của đạo Hồi nằm trong Đại Thánh đường của thành phố Mecca.
Các tín đồ cầu nguyện cầu nguyện trước lúc trời sáng.
Dòng người nườm nượp hành hương tới Mecca, bất chấp thời tiết nắng nóng.
Một em nhỏ theo chân mẹ trong cuộc hành hành hương.
Các tín đồ chụp ảnh kỷ niệm trên núi Mercy gần Mecca.
Một tín đồ mang theo lều bạt trong cuộc hành hương.
Một tín đồ viết tên mình lên một cột trắng trên núi Arafat.
Cảnh sát được triển khai để đảm bảo an ninh cho cuộc hành hương.
Các tín đồ cầu nguyện bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Namira.
Một tín đồ bị ngất dưới nắng nóng đang được cáng lên trực thăng.
Các tín đồ đặt tay lên đền thờ Kaaba linh thiêng.
Các tín đồ đi vòng quanh đền thờ Kaaba.
Cuộc hành hương Hajj đòi hỏi các tín đồ phải có sức khỏe tốt và phải đi bộ nhiều. Do vậy, những người cao tuổi hoặc bị khuyết tật thường sử dụng xe lăn.
Một người hành hương chụp ảnh "tự sướng" cạnh đền Kaaba.
An Bình
Ảnh: AFP, AP, Getty
Theo Dantri
Người hành hương ở thánh địa Mecca trèo lên nhau để thở Người sống sót sau vụ giẫm đạp ở thánh địa Mecca hôm nay miêu tả cảnh tượng tại hiện trường vô cùng kinh hoàng, người ta trèo lên nhau chỉ nhằm tìm kiếm chút không gian để thở. Một phụ nữ hoảng loạn tại hiện trường vụ việc ở Mina. Ảnh: alarabiya /Al Arabiya/Al Arabiya "Tôi nhìn thấy có người giẫm hẳn lên...