Vì sao người Hàn Quốc không còn thích ăn thịt chó?
Trước đây, mỗi năm người dân Hàn Quốc ăn thịt hơn 1 triệu con chó, song điều này đã dần thay đổi.
Ảnh: Reuters
Theo USA Today, về phương diện lịch sử, người Hàn Quốc coi chó là con vật ăn được chứ không phải là một bạn đồng hành đáng yêu trong nhà. Mỗi năm, có 2,5 triệu con chó được nuôi ở các trại nuôi chó. Khoảng 1 triệu con bị giết và ăn thịt, số còn lại được nuôi lấy giống, theo Hội Nhân đạo quốc tế – tổ chức ủng hộ bảo vệ động vật có trụ sở ở Washington, Mỹ.
Suy nghĩ của người Hàn Quốc về chó bắt đầu thay đổi vào những năm 1980 và 1990 khi nước này trở nên giàu có hơn và sự ảnh hưởng của phương Tây tại đây tăng lên. Những người Hàn Quốc trẻ tuổi bắt đầu ủng hộ xoá bỏ các trại nuôi chó, một số người bắt đầu mua chó để nuôi như thú cưng trong nhà.
Những việc làm này đi ngược với lịch sử, rằng người Hàn Quốc ăn thịt chó hơn 1.000 năm. Chó là nguồn thức ăn quen thuộc trong những năm người dân nước này suýt chết đói khi bị Nhật chiếm đóng thời Thế chiến II cũng như trong thời chiến tranh liên Triều. Vào thời điểm đó, người Hàn Quốc thường ăn thịt chó vào những ngày nóng nhất trong năm, thường rơi vào tháng 7 và 8. Một số người cho rằng thịt chó giúp khôi phục năng lượng bị sức nóng lấy đi.
Video đang HOT
Theo khảo sát của Hội Nhân đạo quốc tế vào tháng 7/2017, khoảng 70% trong số 51,5 triệu người Hàn Quốc phản đối ăn thịt chó. Cùng thời điểm, số trại nuôi chó ở Hàn Quốc cũng giảm xuống, chỉ còn 17.000 trại. Khảo sát cũng cho thấy, số người phản đối ăn thịt chó cũng tăng lên. Tuy nhiên, một số người lại ủng hộ truyền thống và cho rằng không nên cấm hoàn toàn.
Thuật ngữ “khu vực xám” thường xuyên xuất hiện mỗi khi ai đó tìm kiếm thông tin về luật liên quan tới chó và thịt chó ở Hàn Quốc. Theo luật chế biến thịt năm 1962 của Hàn Quốc, chó không được liệt kê là thú nuôi, vì thế việc giết chó không được quy định cụ thể.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc từng công nhận thịt chó là thực phẩm, khi cho biết bất cứ sản phẩm nào ăn được (trừ thuốc) đều được gọi là thực phẩm. Luật về vệ sinh thực phẩm năm 1984 cấm các nhà hàng bán thực phẩm bị coi là “không tốt cho sức khoẻ hay không hợp vệ sinh, kinh tởm”. Thịt chó cũng được đề cập như một ví dụ cụ thể, song luật không được thực thi.
Việc người Hàn Quốc ăn thịt chó chưa bao giờ là một bí mật, song thế giới bắt đầu chú ý tới Hàn Quốc vào năm 1998 khi Thế vận hội mùa đông được tổ chức ở Seoul. Chính phủ nước này yêu cầu các nhà hàng tạm thời bớt bán thịt chó. Người phương Tây lúc đó cũng phản đối cách người Hàn Quốc đối xử như vậy với chó. Vấn đề này tiếp tục được đề cập khi World Cup 2002 được tổ chức ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Thế vận hội mùa đông 2018.
Tới tháng 11/2018, chính quyền thành phố Seoul đã đóng cửa Taepyeong – khu giết chó lớn nhất ở nước này. Quyết định đóng cửa này dẫn tới việc chợ Moran, từng có thời là chợ bán thịt chó lớn nhất ở Hàn Quốc, phải dừng hoạt động.
'Phó tướng' của Trump - Biden sắp tranh luận
Phó tổng thống Pence và ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Harris dự kiến tranh luận tại Đại học Utah lúc 19h (8h ngày 8/10 giờ Hà Nội).
Buổi tranh luận diễn ra từ 19h đến 20h30 ngày 7/10 (8h-9h30 sáng nay giờ Hà Nội) tại hội trường Đại học Utah ở thành phố Salt Lake và do Susan Page, trưởng đại diện tờ USA Today tại thủ đô Washington, điều hành. Hai ứng viên tranh luận liên tục 90 phút và không có quảng cáo xen ngang.
Hai ứng viên sẽ đứng cách nhau gần 4 m và được ngăn cách bằng vách kính để tránh nguy cơ lây nhiễm nCoV. Tất cả những người dự khán cũng phải đeo khẩu trang, trừ ông Pence, bà Harris và người điều hành tranh luận Susan Page. Những người có mặt tại hội trường hay an ninh vòng ngoài đều phải có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV.
Ứng viên Harris (trái) và Phó tổng thống Pence. Ảnh: AP.
Biện pháp được Ủy ban Tranh luận Tổng thống (CPD) đề xuất trong bối cảnh ca lây nhiễm nCoV trong cụm dịch Nhà Trắng ngày một tăng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Đệ nhất phu nhân Melania và nhiều quan chức chính quyền dương tính với nCoV. Phó tổng thống Pence đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus.
Pence, 61 tuổi, là người ủng hộ trung thành của Trump và là một trong những người luôn thầm lặng "làm dịu" những tuyên bố mạnh mẽ của Tổng thống. Tổng thống Mỹ đã đặt biệt danh cho Pence là "người truyền thông điệp" vì ông luôn truyền tải các quan điểm của Trump mà không phàn nàn.
Harris, 55 tuổi, là người phụ nữ thứ ba, nhưng là người da màu đầu tiên, trở thành ứng viên phó tổng thống của một đảng lớn ở Mỹ. Bà cũng là một trong những người đảng Dân chủ chỉ trích Trump nhiều nhất về loạt vấn đề như cách ứng phó đại dịch, biểu tình chống phân biệt chủng tộc và cho rằng ông không phù hợp, không đủ năng lực làm tổng thống.
Cuộc tranh luận có thể xoay quanh vấn đề ứng phó Covid-19 tại Mỹ, cũng như các chính sách sau cuộc bầu cử. Harris có thể đặt câu hỏi về cách xử lý đại dịch của Nhà Trắng khi Phó tổng thống Pence là người đứng đầu nhóm chuyên trách Covid-19, trong khi ứng viên đảng Cộng hòa có thể yêu cầu đối thủ giải thích những biện pháp Biden có thể làm khác với Trump.
Bên ngoài địa điểm tranh luận ở Đại học Utah hôm 6/10. Ảnh: AP.
Các cuộc tranh luận phó tổng thống chỉ được tổ chức một lần trong mỗi cuộc bầu cử, do sự kiện này được đánh giá là ít quan trọng và không ảnh hưởng đến kết quả chạy đua vào Nhà Trắng.
Lượng người xem tranh luận phó tổng thống cũng thấp hơn nhiều. Hồi năm 2016, chỉ có 37 triệu người theo dõi cuộc tranh luận giữa Mike Pence và đối thủ Tim Kaine, so với 66,5 triệu khán giả trong cuộc tranh luận có ít người xem nhất giữa ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton.
Ngoại lệ duy nhất diễn ra năm 2008 khi lượng người xem cuộc tranh luận giữa ứng viên Joe Biden và Sarah Palin cao hơn mọi cuộc đối đầu giữa Barack Obama và John McCain. Một số người còn kêu gọi CPD loại bỏ hoàn toàn những cuộc tranh luận phó tổng thống.
Tuy nhiên, sự kiện năm nay thu hút nhiều chú ý sau khi Tổng thống Trump phải nhập viện vì Covid-19. "Tôi nghĩ cuộc tranh luận sẽ được theo dõi chặt chẽ", Frank J. Fahrenkopf Jr., đồng chủ tịch CPD, nhận xét.
Tổng thống Hàn Quốc bất ngờ xin lỗi vụ "quan chức HQ bị bắn chết" ở lãnh hải Triều Tiên Hôm 28/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lần đầu tiên lên tiếng xin lỗi về vụ "quan chức Hàn Quốc bị bắn chết" ở lãnh hải Triều Tiên hồi tuần trước. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Telegraph Trong cuộc họp với các trợ lý cấp cao hôm 28/9, ông Moon Jae-in "gửi lời chia buồn sâu sắc" tới thân nhân...