Vì sao người Hà Nội thích ăn bún ốc sau Tết
Bún ốc vị chua thanh, ít đạm, ăn kèm rau nên được nhiều người ưa thích ăn dịp Tết, thậm chí chấp nhận giá cao.
Tuy không phải món ăn truyền thống ngày Tết, bún ốc vẫn được người Hà Nội “săn lùng” những ngày đầu năm, bất chấp quan niệm “ăn ốc nói mò” cả năm. Lượng khách tìm đến rất đông. Không ai biết phong tục này ở Hà Nội có từ bao giờ, chỉ biết rằng mỗi năm, cứ tầm mùng 2 Tết trở đi, khách tìm tới các quán bún ốc ngày một đông. Trên đường đi chúc Tết, du xuân, nhiều người tranh thủ tạt vào quán ven đường, ăn một bát bún ốc mới cảm thấy trọn vẹn.
Bún ốc là món ăn được yêu thích dịp Tết ở Hà Nội. Ảnh: Instagram Jandi.tv
Trên thực tế, bún ốc là món ăn khá thanh đạm, có tác dụng giải ngấy sau chuỗi ngày Tết “ngập chìm” trong bánh chưng, thịt gà, giò, nem rán… – những món ăn giàu đạm, nhiều mỡ. Bún ốc có lượng calo thấp, ngay cả khi so sánh với các món bún khác như bún gà, bún bò hay bún cá, do đó, không gây ngán hay làm tăng cân.
Nước dùng bún ốc vị chua thanh của giấm bỗng và cà chua, ăn “rất cuốn”. Topping chỉ gồm vài con ốc to hoặc ốc nhỏ, tùy vào sở thích mỗi người. Một số quán bán kèm sườn sụn hay thịt bò nhưng vào ngày Tết, phần lớn thực khách chỉ thích ăn bún ốc “suông”, không thêm thành phần khác, chủ yếu là để húp nước dùng chua ngọt, cắn một miếng ốc béo tròn.
Video đang HOT
Giống các loại thủy hải sản khác, ốc nhồi mang tính hàn (lạnh), có tác dụng thanh nhiệt, chống háo nước, nhất là sau những ngày ăn nhiều đồ ăn giàu đạm, làm cơ thể dễ bị nóng trong người.
Ngoài ra, khi ăn bún ốc, thực khách có thể ăn khá nhiều loại rau sống đi kèm, ngon miệng, dễ tiêu, rất thích hợp vào dịp Tết. Các loại rau gia vị rất phong phú như tía tô, kinh giới, hoa chuối, xà lách, rau húng, rau mùi… đều có tác dụng tốt như thuốc đối với sức khỏe. Ngon nhất là ăn rau tươi nhưng nhiều thực khách cũng thích ăn rau chần với nước dùng chua thanh, vẫn ngon miệng, lại đảm bảo hơn.
Bún ốc vị chua thanh, thích hợp ăn sau Tết. Ảnh: Nguyên Chi
Sau Tết, các quán bún ốc mọc lên như nấm khắp các con phố thủ đô. Giá mỗi bát đều cao ngất ngưởng so với ngày thường. Trong đó, nhiều quán lâu đời nhưng cũng có không ít quán mới mở tạm bợ ít ngày, phục vụ nhu cầu tăng đột biến của người dân Hà Nội. Do đó, giá vừa cao mà chất lượng lại không đảm bảo.
Những ngày gần đây, một số hội nhóm ẩm thực chia sẻ việc giá một bát bún ốc ngày Tết ở Hà Nội có thể lên tới 100.000 đồng, phần nhân chỉ có lèo tèo vài con ốc, nước dùng nguội, không ngon miệng, thái độ phục vụ gây khó chịu với thực khách. Chủ quán thực sự đã lên tiếng thanh minh quán mình vẫn nghỉ Tết chưa bán. Còn quán bún ốc được phản ánh chỉ là “hàng nhái”, cho khách ngồi ở phần không gian chung nên dễ khiến thực khách hiểu nhầm.
Trước khi đến ăn, bạn cần tìm hiểu kỹ về giá cả và độ thật – giả của mỗi quán. Một số con phố nổi tiếng với món bún ốc gợi ý cho bạn như Hòe Nhai, Bạch Mai, Tô Hiệu, Hai Bà Trưng, phủ Tây Hồ, Hàng Chai, Hàng Khoai, Đặng Dung hay bún ốc cô Sáu (nhiều chi nhánh)… Hoặc bạn cũng có thể tự nấu tại nhà, cách làm không quá khó, đảm bảo vệ sinh.
Đậm đà bún ốc Hà thành
Tôi biết đến quán bún nhỏ nằm trong con phố Trích Sài vào một lần chạy bộ ở bờ Hồ Tây.
Bát bún ốc đủ màu của Hà Nội - ẢNH KHÁNH NGUYỄN
Tôi biết đến quán bún nhỏ nằm trong con phố Trích Sài vào một lần chạy bộ bờ Hồ Tây. Quán ở đây mở từ rất sớm với hai dãy bàn thấp và vài chục cái ghế đua ra mép vỉa hè.
Bước vào quán bạn sẽ bắt gặp chị chủ quán ngồi bên nồi nước dùng đang bốc khói nghi ngút. Lớp mỡ vàng ươm lăn tăn trong nồi trông thật ngon mắt. Trước mặt chị là cái khay sành đầy ắp ốc to tròn, thơm ngậy. Rổ rau sống xanh non ngồn ngộn với kinh giới, tía tô, húng Láng kèm theo cả bắp chuối và rau muống bào nhỏ. Lọ tỏi ngâm, giấm bỗng, ớt chưng,... cũng được bày biện đầy đủ trên bàn.
Ngồi xuống ghế gọi cho mình một bát bún ốc, tôi lặng lẽ quan sát. Chị bán hàng cho một vốc bún sợi nhỏ, trắng ngần chần qua nước sôi rồi nhấc ra thả vào bát. Chị xúc những con ốc đã xào trong khay rải lên trên bún, thêm chút tía tô, hành lá thái nhỏ. Trước khi chan nước dùng, chị tươi cười hỏi tôi: "Em có ăn được mắm tôm không nhỉ?". Tôi gật đầu đáp: "Có ạ! Chị cho xin một ít".
Tôi đỡ bát bún từ tay chị vẫn còn nóng hôi hổi với màu đỏ của cà chua, màu vàng của đậu rán trông thật hấp dẫn. Tôi nhặt rau sống thả vào, cho thêm chút giấm bỗng, ớt chưng và vài lát tỏi ngâm rồi trộn đều xong cũng là lúc các thứ rau, hành vừa chín tới. Múc một thìa bún cùng nước dùng, gắp vài con ốc đặt lên trên rồi nhẹ nhàng đưa vào miệng thưởng thức, tôi cảm nhận được hương vị rất đặc trưng.
Nước dùng đậm đà mang vị ngọt của ốc, vị chua thanh dịu của giấm bỗng như tan ra trong khoang miệng. Ốc tươi vàng ươm béo ngậy, giòn sần sật không tanh. Tôi vừa ăn vừa hít hà vì nóng vì cay thì ít, mà vì ngon thì nhiều. Cái vị cay của ớt cùng vị thơm của tỏi quyện trong mùi vị đặc trưng của mắm tôm làm nên một mùi thơm vô cùng hấp dẫn.
Thưởng thức bát bún ốc trong tiết trời se lạnh của Hà Nội, cả người tôi nóng bừng lên bởi cảm giác ngon đến mê say. Ăn hết một suất mà tôi vẫn cảm thấy thòm thèm. Quan sát xung quanh, tôi thấy những vị khách cũng đang mải mê thưởng thức. Một vài người kiên nhẫn đứng xếp hàng chờ đến lượt.
Quán nhỏ chỉ có hai vợ chồng chị chủ quán nên đôi khi thực khách phải tự phục vụ mình. Nhưng có lẽ toàn là khách quen nên chẳng mấy ai cảm thấy khó chịu.
Nhìn chị bán hàng đang múc múc, chan chan hết bát này đến bát khác, miệng không ngớt tươi cười mà lòng tôi thích thú lâng lâng. Hơi ấm của bếp than làm đôi má chị thêm ửng hồng giữa tiết trời se lạnh của mùa đông.
Nhớ gánh bún ốc xưa Nhớ về Hà Nội, tôi nhớ ngay đến gánh bún ốc. Bún ốc nguội thần thánh - ẢNH NHÀ HÀNG BỂ CÁ Người ta thường nói "ốc tháng mười, người Hà Nội". Tháng mười nổi gió heo may, cánh đồng lúa chín, ốc béo nhất trong năm. Nhớ về Hà Nội, tôi nhớ ngay đến gánh bún ốc. Thời học đại học, tôi...