Vì sao người già thường hạnh phúc hơn giới trẻ?
Hạnh phúc không phải là một điều kiện thụ động phụ thuộc vào các sự kiện bên ngoài, cũng không phải là kết quả của tính cách của chúng ta, chỉ là việc sinh ra là một người hạnh phúc mà thôi.
Bất ngờ là người già có xu hướng hạnh phúc hơn giới trẻ.
Karl Pillemer, nhà xã hội học Cornell cho biết, ông đã xem nhiều nghiên cứu cho thấy những người ở độ tuổi 70, 80 và hơn thế nữa hạnh phúc hơn nhiều so với những người trẻ tuổi.
Ông nói: “Tôi liên tục gặp những người lớn tuổi, nhiều người trong số họ đã mất người thân, trải qua những khó khăn to lớn và gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng họ vẫn vô cùng mãn nguyện và tận hưởng cuộc sống. Tôi tự hỏi: “Chuyện đó là sao vậy?”.
Ông Pillemer chợt nhận ra rằng có lẽ họ nhìn thấy và hiểu được những điều mà những người trẻ tuổi hơn không hiểu được. Nhưng trước sự ngạc nhiên của Pillemer, không ai tiến hành nghiên cứu về những lời khuyên thiết thực mà người lớn tuổi dành cho thế hệ tiếp theo. Điều đó đã đặt ra cho ông một nhiệm vụ kéo dài bảy năm.
Bài học số 1 để sống lâu hơn, hạnh phúc hơn: Thời gian là hữu hạn, đừng lãng phí
Pillemer nhận thấy: “Càng lớn tuổi thì càng có nhiều khả năng nói rằng cuộc sống trôi qua dường như chỉ trong tích tắc”.
Khi người lớn tuổi nói rằng cuộc đời rất ngắn ngủi, không phải họ bi quan đâu. Họ đang cố gắng đưa ra một quan điểm mà họ hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho những quyết định tốt hơn, những quan điểm ưu tiên, những điều thực sự quan trọng.
Và điều hối tiếc lớn nhất của họ là gì? Lo lắng về những điều chưa từng xảy ra sẽ lãng phí của cuộc đời.
“Tôi ước gì tôi biết điều này ở độ tuổi 30 thay vì ở độ tuổi 60. Tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống” – một người đàn ông nói với Pillemer.
Theo những người lớn tuổi mà Pillemer phỏng vấn, đây là những điều có giá trị nhất bạn có thể làm với thời gian của mình:
Hãy nói những điều ngay bây giờ với những người bạn quan tâm, cho dù đó là bày tỏ lòng biết ơn, cầu xin sự tha thứ hay nhận thông tin.
Video đang HOT
Dành thời gian tối đa cho cha mẹ và con cái.
Hãy tận hưởng những thú vui hàng ngày thay vì chờ đợi những “món quà lớn” làm bạn hạnh phúc.
Làm việc trong công việc bạn yêu thích.
Hãy chọn bạn đời một cách cẩn thận; đừng vội lao vào.
Danh sách những thứ họ tin là không đáng để họ dành thời gian cũng tiết lộ điều đó.
Không ai nói rằng để hạnh phúc, bạn phải làm việc chăm chỉ nhất có thể để kiếm được tiền.
Không ai nói rằng điều quan trọng là phải giàu có như những người xung quanh bạn.
Không ai nói rằng bạn nên chọn nghề nghiệp của mình dựa trên tiềm năng kiếm tiền của nó.
Không ai nói rằng họ hối hận vì đã không trả thù được người đã coi thường họ.
Ảnh minh họa.
Hạnh phúc là sự lựa chọn, không phải điều kiện
Pillemer mô tả những người trong nghiên cứu của mình là “những chuyên gia đáng tin cậy nhất mà chúng tôi có về cách sống hạnh phúc và trọn vẹn trong thời kỳ khó khăn”.
Có lúc, ông yêu cầu một người tham gia giải thích tại sao cô ấy lại hài lòng đến vậy. Bà suy nghĩ về điều đó và trả lời: “Trong 89 năm của mình, tôi đã học được rằng hạnh phúc là một sự lựa chọn chứ không phải một điều kiện”.
Pillemer lưu ý rằng những người lớn tuổi mà ông trò chuyện cùng đã phân biệt rõ ràng giữa các tác động bên ngoài và các sự kiện xảy ra với họ cũng như thái độ bên trong của họ về hạnh phúc.
Ông nói: “Hạnh phúc không phải là một điều kiện thụ động phụ thuộc vào các sự kiện bên ngoài, cũng không phải là kết quả của tính cách của chúng ta, chỉ là việc sinh ra là một người hạnh phúc mà thôi.
Thay vào đó, hạnh phúc đòi hỏi sự thay đổi có ý thức trong cách nhìn, trong đó người ta lựa chọn hàng ngày sự lạc quan thay vì bi quan, hy vọng thay vì tuyệt vọng”.
Càng già, chúng ta càng nhìn sự việc theo cách mà hoàng đế La Mã Marcus Aurelius đã làm: “Khi bạn đau khổ vì một điều gì đó bên ngoài, điều khiến bạn lo lắng không phải là bản thân sự việc mà chỉ là sự phán xét của bạn về nó. Và bạn có thể xóa sạch nó ngay lập tức”.
Hãy tưởng tượng rằng, tất cả những lựa chọn hình thành nên sự nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn cuối cùng đều tạo nên một quyết định chung là hạnh phúc. Bạn quyết định điều gì sẽ theo đuổi trong cuộc sống và điều gì là ưu tiên của bạn. Bạn quyết định cách sử dụng tốt nhất thời gian, năng lượng và nguồn lực của mình.
Mạo hiểm khi kết hôn vì... tình yêu
Ai cũng nói muốn có hôn nhân hạnh phúc trước hết phải có tình yêu. Từ đó người ta dễ tin rằng cứ có tình yêu sẽ có hôn nhân hạnh phúc.
Nhà nghiên cứu gia đình người Mỹ, Peter Hector trong cuốn sách nổi tiếng "Love is no guarantee" cho rằng tình yêu không đảm bảo điều gì. Không những thế nó còn là mạo hiểm nếu bạn kết hôn chỉ vì tình yêu.
Ở thời đại chúng ta, hầu hết các cuộc hôn nhân đều bắt đầu bởi tình yêu. Nhưng trong ba thập kỷ gần đây, những cuộc hôn nhân vì tình yêu đổ vỡ hàng loạt trên phạm vi toàn cầu.
Tại TP.HCM hiện nay cứ bình quân 3 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn. Tình trạng ly hôn trong giới trẻ ngày càng phổ biến. Độ tuổi ly hôn dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 30% và có chiều hướng năm sau tăng hơn năm trước. Trung bình một tháng mỗi quận huyện tại TP.HCM có từ 80 - 100 vụ ly hôn. Số cặp lựa chọn lối sống không hôn thú tỷ lệ chia tay còn cao hơn nhiều so với hôn nhân truyền thống.
Tình trạng ly hôn trong giới trẻ ngày càng phổ biến (Ảnh minh họa)
Có hai anh chị gặp nhau trong một đoàn đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài và làm việc cùng nhau ở một nhà máy. Chị cảm kích vì được anh chăm sóc rất tận tình. Anh say mê vì chị vừa hiền lại vừa duyên. Sau vài tháng yêu nhau, họ thấy cái gì cũng hợp một cách lạ lùng. Chỉ xa nhau vài ngày nhớ không chịu nổi.
Hết thời hạn lao động về nước họ làm đám cưới, ai cũng khen đẹp đôi. Nhưng mới ở với nhau chưa được một năm đã nảy sinh quá nhiều mâu thuẫn không muốn sống với nhau thêm dù chỉ một ngày. Không tìm được việc làm thích hợp, suốt ngày anh ngồi hàng nước chơi cá cược, lô đề. Chị chán quá đưa đơn ra tòa. Những chuyện như thế kể cả ngày không hết.
Câu hỏi đặt ra là tại sao hai người yêu nhau tha thiết mà muốn ăn đời ở kiếp với nhau lại khó đến vậy? Phải chăng nguyên nhân cơ bản là vì người ta tưởng rằng một khi đã yêu nhau thì tình yêu sẽ tồn tại mãi và họ sẽ sống bên nhau hạnh phúc suốt đời?
Nhưng nhà nhân chủng học nổi tiếng thế giới Hélen Fisher có bằng chứng từ phòng thí nghiệm để nói rằng khi người ta yêu nhau say đắm, não bộ của họ sản sinh ra một thứ hoá chất có tên là phenylethylamin, như là một thứ "hóa chất yêu", nó gây ra sự si mê giữa các đôi trai gái.
Theo Hélen, thiên nhiên đã tạo ra sự gắn kết giữa "con đực và con cái" và duy trì tình trạng đó một cách đầy đủ cho đến khi sự thụ thai được hoàn thành để nòi giống sinh sôi. Còn quá trình chung sống một vợ một chồng bền vững suốt đời không được tạo hóa "lập trình" mà do xã hội văn minh của chúng ta quy ước như vậy.
Nhưng để biến mong muốn đó thành hiện thực, con người phải liên tục vun đắp mối quan hệ ấy chứ nó không phải là bản năng tự nhiên trời sinh ra thế. Những thí nghiệm lâm sàng cho thấy sau một thời gian chung sống, "hoá chất yêu" giảm đi một cách rõ rệt cùng với sự nguội dần của tình yêu say đắm buổi ban đầu và hệ quả là sức kết dính giữa hai đối tác cũng suy giảm theo.
Hélen cho rằng sự giảm thiểu của hóa chất này chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hờ hững của vợ chồng. Đó là chưa kể nguyên nhân tâm lý như "quy luật của sự nhàm chán" cũng góp phần đưa đến sự rạn vỡ của những mối quan hệ chỉ dựa trên tình yêu say đắm ban đầu.
Hạnh phúc hôn nhân là do hai người cố gắng, nỗ lực vun đắp mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Phần lớn những người trẻ tuổi được phỏng vấn nói rằng lúc kết hôn họ chỉ nghĩ cứ được sống bên nhau là hạnh phúc rồi. Còn cuộc sống chung sẽ ra sao, nghệ thuật chung sống thế nào, họ ít khi nghĩ đến.
Đời trước thế nào đời sau cũng vậy. Họ quên rằng đời ông bà ta cứ cưới nhau rồi sinh con đẻ cái, chồng nói vợ theo (phu xướng phụ tùy) làm ăn no đủ là mãn nguyện rồi.
Nhưng ngày nay con người thời 4.0 đòi hỏi chất lượng hôn nhân cao hơn. Nếu gia trưởng hống hách với vợ con là không chấp nhận. Họ sẽ đi tìm cuộc sống khác, thậm chí làm mẹ đơn thân cũng tự do hơn, chẳng bị ai bắt ne bắt nẹt.
Cho nên nếu sức hấp dẫn vợ chồng không còn, sự quan tâm chăm sóc nhau cũng không còn, thậm chí quản lý theo dõi nhau gây khó chịu thì tờ đăng ký kết hôn có con dấu của chính quyền cũng chẳng giữ được nhau.
Anh không thể nói "Tôi không bao giờ ly hôn, đừng có mà mơ". Nên nhớ rằng ngày nay dù lá đơn chỉ có một chữ ký tòa án vẫn xét xử. Tất nhiên quan tòa cũng hòa giải nhưng tỷ lệ thành công rất thấp chỉ độ 20-30%.
Suy cho cùng, hôn nhân không phải là "cái nôi" nuôi dưỡng tình yêu vì đó không phải là mục đích của nó. Nếu chỉ để yêu có thể không cần kết hôn vẫn yêu nhau được. Đừng tưởng rằng cứ thả tình yêu vào cái lọ hôn nhân là nó cứ sống mãi. Hôn nhân là nơi để chúng ta săn sóc động viên nhau những khi mệt mỏi trên đường đời và thực hiện các nghĩa vụ làm người, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ. Đời sống gia đình đầy trách nhiệm chứ không lãng mạn như tình yêu.
Khi kết hôn, ai chẳng muốn tình yêu bền vững suốt đời nhưng ngọn lửa tình yêu không phải là vĩnh cửu. Nó cũng cần tiếp thêm nhiên liệu như bất cứ ngọn lửa nào. Phải biết cách nuôi dưỡng nó nếu không nó sẽ thành một đống tro tàn.
Nhưng nuôi dưỡng tình yêu không giống như nuôi lợn, càng cho ăn no càng chóng lớn. Trái lại con "quái vật" này bỏ đói thì sống, cho ăn no là chết. Nhưng bỏ đói quá lâu nó cũng chết.
Cho nên chung sống suốt đời với ai mà không nhàm chán là cả một nghệ thuật. Nếu cứ thấy hôn nhân nhàm chán là nghĩ đến ly hôn thì có đi đến mấy lần đò cũng khó mà tìm thấy bến bờ hạnh phúc là đâu.
Chồng hứa thưởng 1 tỷ nếu tôi chịu sinh con thứ 3 Tôi không muốn sinh thêm con nữa nhưng chồng lại đưa ra 'giá cao' nếu như tôi chịu phá lệ, sinh thêm cho anh đứa con thứ 3. Vợ chồng tôi là mối tình đầu của nhau, yêu nhau từ năm học lớp 11, đến khi cả 2 tròn 27 tuổi thì tổ chức đám cưới. Bạn bè, họ hàng đều nói chuyện...