Vì sao người chuyển giới dễ mắc HIV?
Khoảng 19% người chuyển giới nữ đang sống với HIV, và so với dân số chung, tỷ lệ người chuyển giới nữ sống chung với HIV cao hơn 49 lần.
Chiều 12/12, tại Lễ Khởi động Chiến dịch truyền thông thúc đẩy cộng đồng người chuyển giới nữ tiếp cận với dịch vụ HIV tại Việt Nam với chủ đề “Hạnh phúc là mình. Tin yêu cuộc sống”, do Cục Phòng chống HIV/ AIDS, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và PATH chủ trì, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, Chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết nguy cơ mắc HIV ở người chuyển giới nữ rất cao.
Không chỉ vậy, sự kỳ thị và phân biệt đối xử người chuyển giới nữ đang phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày đã dẫn đến các nguy cơ đang gia tăng về bệnh lây truyền qua đường tình dục, sức khỏe tâm thần, lạm dụng rượu và chất gây nghiện, đặt ra các rào cản pháp lý và xã hội trong việc chăm sóc và thông tin y tế.
Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh. Ảnh: HQ.
Trên thế giới, khoảng 19% người chuyển giới nữ đang sống với HIV, và so với dân số chung, tỷ lệ người chuyển giới nữ sống chung với HIV cao hơn 49 lần.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu ở TP.HCM vào năm 2015 đã phát hiện 18% người chuyển giới nữ tham gia nghiên cứu nhiễm HIV và mắc bệnh giang mai, trong khi đó một nghiên cứu của USAID/PATH năm 2016 cho thấy chỉ có 46% người chuyển giới nữ tham gia bảo hiểm y tế.
“Tiếp cận với các công cụ dự phòng HIV thiết yếu và có tính sáng tạo như xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm HIV, dự phòng trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm HIV (PrEP and PEP), và sử dụng bao cao su chất lượng cao, giá cả phù hợp là yếu tố quan trọng để loại trừ HIV ở Việt Nam”, ông Cảnh cho biết.
Chiến dịch “Hạnh phúc là mình. Tin yêu cuộc sống” là sáng kiến đầu tiên được thiết kế riêng cho người chuyển giới nữ tại Việt Nam và do chính cộng đồng cùng thực hiện.
Mục đích của chiến dịch nhằm cung cấp thông tin truyền cảm hứng cho người chuyển giới nữ tìm kiếm các dịch vụ y tế, đào tạo nhân viên chăm sóc y tế để cung cấp các dịch vụ cho người chuyển giới một cách tôn trọng và phù hợp, và giới thiệu thêm giải pháp để người chuyển giới nữ vận động cho các nhu cầu của họ.
Video đang HOT
Chiến dịch tiên phong này sẽ đóng một vai trò then chốt trong việc tiếp cận những người có nguy cơ HIV cao nhất và cung cấp cho họ các thông tin và dịch vụ HIV thiết yếu, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu 90-90-90 và loại trừ HIV vào năm 2030.
Việt Nam có gần 400.000-500.000 người mong muốn chuyển giới. Hầu hết người có mong muốn chuyển đổi giới tính vẫn phải ra nước ngoài phẫu thuật.
Theo Hà Quyên (Zing)
Tâm sự của hotgirl chuyển giới uống thuốc tránh thai để có ngực khủng
Sau khi phẫu thuật tạo hình vùng kín thành công, M.A bơm ngực, điêu khắc lông mày, độn cằm, sửa môi, bơm mỡ.
M.A hotgirl chuyển giới xinh đẹp (váy trắng) vui tươi với hình hài của mình.
Hành trình gian nan
Tại lễ Khởi động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi "hạnh phúc là mình, tin yêu cuộc sống" do Bộ Y tế tổ chức ngày 12/12, L.M.A đã chia sẻ với PV về hành trình chuyển giới đầy gian nan để trở thành một hotgirl xinh đẹp.
Nhìn L.M.A (sinh năm 1990, ở Hà Nội) ngoài đời khó ai có thể nhận ra cô là người chuyển giới. L.M.A có gương mặt V-line thanh tú, nước da trắng hồng, giọng nói ngọt ngào.
M.A không ngần ngại chia sẻ hành trình chuyển giới của mình. M.A cho biết, sinh ra là nam giới, cô có đầy đủ bộ phận như các bạn nam khác. Thế nhưng, lớn lên M.A chỉ thích các trò chơi của con gái. M.A. thường bị bạn trêu, gọi là chị. Khi đi học, cô đã rất thích các bạn cùng giới, không hề có cảm xúc với bất kỳ cô gái nào. M.A luôn e ngại khi đi vệ sinh cùng các bạn nam. Ở trường, nếu buồn đi tiểu là cô cố nhịn về nhà. Có lúc không chịu được phải vào nhà vệ sinh nam khiến cô rất xấu hổ.
Đi học, thấy mình "dị" nên bị các bạn kỳ thị khiến M.A nghỉ học giữa chừng khi đang học cấp 3.
M.A bỏ vào Sài Gòn làm nghề làm tóc. Cô gặp và quen với một số bạn chuyển giới. Cô được một số bạn mách sử dụng hormone để có ngực rồi thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, thời điểm đó, cô không có tiền nên dùng thuốc tránh thai vì cô tìm hiểu và được biết trong loại thuốc này cũng có hàm lượng hormone nhất định. Sau 1 thời gian sử dụng, cô thấy cơ thể đã có thay đổi như ngực càng ngày càng lớn.
M.A tiếp tục tìm hiểu về việc chuyển giới qua mạng xã hội và gặp gỡ những người đã thực hiện và được biết hầu hết người chuyển đều sang Thái Lan thực hiện phẫu thuật bởi luật pháp Việt Nam chưa cho phép.
M.A. gặp 2 bác sĩ và họ cho biết có thể phẫu thuật chuyển giới được. Tuy nhiên, họ không thể thực hiện được tại Việt Nam mà phải sang Lào. M. A. đồng ý và một kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ Việt Nam sang một BV tại Lào để thực hiện.
Sau khi phẫu thuật tạo hình vùng kín thành công, cô bơm ngực, điêu khắc lông mày, độn cằm, sửa môi, bơm mỡ.
Khoảng 2 tuần sau phẫu thuật, khi sức khỏe đã ổn định, M.A đã có hình hài của một phụ nữ. Cô vui mừng vì được sống với chính mình.
Đến nay, M.A vẫn dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội liên quan đến người chuyển giới.
"Em sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình với cộng đồng và với các tổ chức để mọi người thay đổi cái nhìn về người chuyển giới.", M.A nói.
Chuyển giới có thể mất 20 năm tuổi thọ
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được các kỹ thuật chuyển đổi giới tính. Quá trình phẫu thuật chuyển từ nữ sang nam khó hơn nam thành nữ, song các bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt hiện nay đều có khả năng thực hiện, cũng như sử dụng liệu pháp hormone sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, ông Quang cho rằng người phẫu thuật chuyên đôi giơi tinh se co những hệ quả lâu dài vê sưc khoe mà nhiều người sau đó ân hận đã không sửa đổi được nữa. Người chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ hay ngược lại phải sử dụng hormone thường xuyên trong suốt cuộc đời, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tật cao, trong đó có ung thư. Tuổi thọ của họ cũng giảm khoảng 20 năm. Ngoài ra họ sẽ không bao giờ có con về mặt quan hệ thông thường.
M.A (váy trắng) vẫn dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội.
Hiện tổng chi phí cho việc phẫu thuật chuyển giới tính đến nay dao động từ 23 triệu đến hơn 1,5 tỷ đồng. Với nhóm từ nữ sang nam, chi phí trung bình cho phẫu thuật chuyển giới là hơn 147 triệu đồng. Với nhóm từ nam sang nữ, chi phí trung bình là hơn 128 triệu đồng.
Chi phí phẫu thuật cao cũng khiến nhiều người tìm kiếm các dịch vụ "chui" giá thấp từ các cơ sở tư nhân ẩn chứa nhiều rủi ro.
Trước thực trạng này, theo ông Nguyễn Huy Quang, Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính nhằm tạo cơ sở pháp lý cho những người mong muốn chuyển đổi giới tính. Sau khi được công nhận đã chuyển đổi giới tính, người chuyển giới sẽ được công nhận thay đổi tên, giới tính theo pháp luật về hộ tịch.
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cũng cho biết, thưc tê môt sô ngươi sau khi chuyển đổi giới tính chưa thích nghi kịp với nhiều thay đổi của cuộc sống mới và không thỏa mãn thật sự với giới tính mới dẫn đến trầm cảm, thậm chí là tự tử.
Vì thế, ông Quang cho rằng, trươc khi chuyên đôi giơi tinh, các cá nhân cân tim hiêu ro giới tính mới đê tranh trương hơp hôi hân sau khi chuyên giơi.
"Nên sống thử với giới tính mong muốn một thời gian trước khi quyết định phẫu thuật", ông Quang khuyên.
Theo Danviet
Nói "nghiện ma tuý tổng hợp vô phương cứu chữa" là tiêu cực quá Chiều 9.11, bác sĩ La Đức Cương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 cho rằng người nghiện ma tuý đá tổng hợp vẫn có thể cai nghiện được. Trong khi đó, ông Hoàng Đình Cảnh - Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) lại cho rằng nghiện ma tuý tổng hợp "vô phương cứu chữa". Quan...