Vì sao người cao tuổi dễ tử vong khi nhiễm nCoV?
Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi mắc 2,6 bệnh nền, trên 80 tuổi mang 6,8 bệnh nền, nên khó chống đỡ nếu nhiễm nCoV.
Bác sĩ Hà Quốc Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh Theo yêu cầu và Quốc tế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết người cao tuổi khó chống đỡ khi mắc các bệnh lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp và Covid-19.
Ở người cao tuổi, theo thời gian, quá trình lão hóa chức năng của các bộ phận cơ thể suy giảm. Hệ miễn dịch dễ dàng bị tác nhân gây bệnh tấn công, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh ở đường hô hấp. Do đó, khi mắc Covid-19, người cao tuổi dễ gặp nhiều biến chứng nặng hơn những người trẻ tuổi.
Ngoài ra, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh cùng lúc, có thể đã có biến chứng của các bệnh này. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa trung ương, trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi mắc 6,8 bệnh.
“Do đó, phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, nhất là người suy giảm sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Người cao tuổi đi khám tại bệnh viện nên tuân thủ yêu cầu giãn cách, đeo khẩu trang, sát khuẩn sạch sẽ để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Ảnh: Thùy An.
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Theo bác sĩ Hùng, đầu tiên, người cao tuổi cần duy trì chế độ luyện tập đều đặn và dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính và luôn cập nhật thông tin tình hình dịch để chủ động phòng ngừa.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen… Ăn đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là các loại vitamin A, C, D, E, sắt, kẽm. Các chất này đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
Video đang HOT
Bữa ăn hàng ngày nên dùng một số gia vị giúp tăng cường miễn dịch như tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua… Luôn ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm.
Uống 6-9 cốc nước mỗi ngày, tương đương 1,2-1,8 lít. Người nhà nên nhắc nhở người cao tuổi uống nước, bởi họ có thể không cảm thấy khát nước. Uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc. Không hút thuốc lá hay thuốc lào, không uống rượu bia.
Hạn chế tối đa ra ngoài khi diễn biến dịch đang phức tạp. Nếu bắt buộc ra ngoài, nên giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu 2 m, đeo khẩu trang, rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Môi trường sống trong nhà nên đảm bảo sạch sẽ. Thường xuyên nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Trong trường hợp người nhà có vấn đề về sức khỏe, nên liên hệ với y tế cơ sở gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn và thăm khám kịp thời.
Việt Nam hiện ghi nhận khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn họ mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Trong đợt bùng phát Covid-19 liên quan đến Đà Nẵng 10 ngày qua, Bộ Y tế ghi nhận nhiều bệnh nhân diễn biến rất nặng, nguy kịch, hầu hết đều là người cao tuổi và mắc nhiều bệnh lý nền nghiêm trọng.
Đến nay, 6 bệnh nhân Covid-19 tử vong đều là người cao tuổi mắc bệnh lý nền nặng. Trong đó, “bệnh nhân 524″, 86 tuổi, quê Quảng Nam, có bệnh nền là suy tim, suy thận mạn tính, là người lớn tuổi nhất tử vong.
Ba chị em ruột đều lần lượt mắc ung thư vòm họng, quan sát bữa cơm người nhà mang đến bác sĩ liền hiểu ngay nguyên nhân
Ban đầu bác sĩ phân vân, liệu có phải do gen di truyền nên mới khiến cả 3 chị em cùng mắc bệnh hay không, nhưng khi nhìn qua bữa cơm của họ thì ông chẳng còn nghi ngờ gì nữa.
Theo tờ QQ chia sẻ, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Giang Tô đã tiếp nhận 3 ca bệnh hết sức hi hữu, bệnh nhân đều là chị em ruột trong nhà với nhau. Theo chẩn đoán ban đầu, cả ba đều mắc ung thư vòm họng - một căn bệnh thường có biểu hiện ở họng làm nhiều người tưởng là các bệnh lý đường hô hấp, khiến họ chủ quan và phát hiện muộn.
Nhà có 3 chị em thì đều mắc ung thư vòm họng, may mắn thay cô em út đã đi khám sớm và điều trị kịp thời (Ảnh minh họa).
Người em út kể rằng, từ 7 năm trước thì chị và anh trai cô bắt đầu có những triệu chứng khác thường. Ban đầu người chị cả thường bị ù tai, người anh thì phát hiện có một khối u ác tính ở cổ và thường chảy máu, đến viện khám thì được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô vòm họng tiến triển. Sau đó cả hai ngay lập tức điều trị và tình trạng bệnh đã tạm kiểm soát thành công.
Tuy nhiên chỉ nửa năm sau, người em út đột nhiên phát hiện mình có triệu chứng y hệt hai anh chị mình. Có linh cảm xấu, cô đi khám và được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng y hệt. Vậy là cả 3 chị em trong nhà cùng mắc bệnh ung thư vòm họng liên tiếp, một hoàn cảnh đáng buồn.
Ban đầu bác sĩ nghĩ rằng gia đình của ba chị em này có tiền sử mắc ung thư. Thế nhưng trong một lần quan sát thấy người thân của họ mang đồ ăn đến, bác sĩ tình cờ đi ngang qua thấy thì chợt vỡ lẽ nguyên do vì sao.
Nhìn mâm cơm toàn đồ muối chua và thịt xông khói, bác sĩ chẳng còn nghi ngờ gì nữa vì đó chắc chắn là nguyên nhân gây ung thư vòm họng rồi.
Hóa ra nhiều thế hệ trong gia đình của 3 bệnh nhân trên đều yêu thích món rau củ muối chua và thịt xông khói. Họ ăn từ nhỏ đến lớn như một thói quen, đến cả lúc mắc bệnh vẫn ăn như bình thường mà không biết nó hại đến nhường nào.
Theo bác sĩ Chen Xiaaming - Giám đốc khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Giang Tô, hiện tại có 2 nguyên nhân chính khiến nhiều người mắc phải ung thư vòm họng, một là do virus và hai là do thói quen ăn uống:
1. Do virus Epstein-Barr
Đây là 1 trong 8 loại virus thuộc nhóm Herpes khá phổ biến ở người. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh bạch cầu đơn nhân và liên quan tới một số loại ung thư như ung thư biểu mô vòm họng, ung thư dạ dày, u lympho Hodgkin...
Virus Epstein-Barr lây truyền chủ yếu qua đường nước bọt như hôn, dùng chung bàn chải đánh răng và cốc nước... hay đường hô hấp và qua máu. Nếu mắc phải, chắc chắn nó sẽ gây ra ung thư vòm họng.
2. Do các loại thực phẩm bảo quản lâu
Ông Chen nhấn mạnh, lý do dễ gây ung thư vòm họng nhất xuất phát từ thói quen sinh hoạt và ăn uống của mọi người. Từ quan điểm dịch tễ học quốc gia, ông nhận thấy bệnh rất phổ biến ở 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến. Bởi ở đây, bệnh nhân hay ăn nhiều thực phẩm bảo quản.
Các loại đồ bảo quản lâu như thịt xông khói đều chứa hàm lượng nitrite tương đối cao, khi ăn vào cơ thể sẽ tự chuyển thành nitrosamine - một chất gây ung thư cực mạnh. Ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng lên đáng kể.
Cũng theo bác sĩ Chen, chúng ta cần phải nhận biết sớm những dấu hiệu ung thư vòm họng để có biện pháp chữa trị kịp thời:
- Nghẹt mũi: Đôi lúc chứng này cũng thường xảy ra với những người bị cảm hay viêm mũi, nhưng với ung thư vòm họng thì chúng sẽ làm tắc nghẹt hoàn toàn đường mũi và gây ra mùi hôi.
- Chảy máu mũi: Khi ung thư vòm họng bắt đầu di căn, bệnh nhân sẽ chảy máu cam thường xuyên hơn, có lúc chảy mỗi ngày liên tục trong 2 tuần.
- Các khối u xuất hiện ở cổ: Bạn cần phải đi khám ngay lập tức nếu sờ thấy một hoặc nhiều khối u kỳ lạ ở cổ, bởi đó chắc chắn là các mô ung thư đang dần phát triển và gây bệnh.
- Ù tai, giảm thính lực: Ai cũng nghĩ đây là dấu hiệu của bệnh tai nên ít khi đi khám ung thư, nhưng nó lại là tín hiệu khá rõ nét của ung thư vòm họng. Biểu hiện thường thấy là ù một bên tai, lúc bị ù cảm giác như có tiếng ve kêu.
Những việc người cao tuổi cần làm để không bị COVID-19 tấn công Từ thực tế diễn biến dịch bệnh COVID-19 cho thấy, người cao tuổi là đối tượng dễ bị tấn công và "gục ngã" khi mắc phải bệnh COVID-19 do hệ miễn dịch của họ đã suy yếu, và đa số người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo. BS. Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng khoa Cấp cứu, BV Hữu Nghị...