Vì sao ngành game Nhật Bản không bị tụt hậu?
Dù ngành công nghệ Nhật Bản đã bị Hàn Quốc và Trung Quốc vượt mặt, ngành game xứ sở hoa anh đào vẫn có chỗ đứng nhất định.
Năm 1983, bong bóng video game phát nổ khiến cả ngành công nghiệp game chao đảo. Khi đó, người Mỹ đã chứng kiến sự sụp đổ của Atari còn Nhật Bản với Nintendo hay Sony đã vươn mình trở thành những đế chế có sức ảnh hưởng toàn cầu.
Từ đây, thời kỳ hoàng kim của ngành game Nhật Bản đã được mở ra, và kéo dài mãi cho tới tận những năm 2000. Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 nổ ra, ngành game Nhật Bản tiếp tục đứng vững trước sự chuyển dịch của thị trường game từ offline sang online, từ console sang mobile, mà tất cả đều có nguyên do của nó.
Một phong cách rất Nhật Bản
Sự quy tắc và kỷ luật của người Nhật đã giúp ích rất nhiều cho ngành game. Nhờ đó, các sản phẩm game đầu ra luôn được đảm bảo chất lượng Nhật Bản, giống như các mặt hàng đồ điện tử điện lạnh xuất xứ đất nước mặt trời mọc.
Văn hóa làm việc của người Nhật chính là dòng chảy xuyên suốt tạo ra những sản phẩm game liền mạch, đúng thời hạn. Thật vậy, một studio như Ubisoft Montreal ở Canada có tới trên 3.500 người làm việc trên các dự án bom tấn như Assassin’s Creed, Far Cry, hay Watch Dogs. Với Level-5 hay FromSoftware của Nhật, con số này chỉ là vỏn vẹn 300 người mà vẫn cho ra đời những game trứ danh như Professor Layton hay Souls series.
Nhật Bản có nhiều sản phẩm mang màu sắc riêng không giống bất cứ game nào trên thế giới
Và để cạnh tranh về mặt số lượng với hằng hà sa số game Trung Quốc, người Nhật chọn cách kiên trì làm ra những sản phẩm ít nhưng chất lượng. Nhật Bản thậm chí rất biết tận dụng chiến lược remake, reboot hay remastered, tức ám chỉ việc làm mới một tựa game đã cũ. Nhờ đó, game Nhật Bản luôn hấp dẫn, tươi mới với đủ mọi lứa tuổi.
Chủ tịch Level-5 ông Akihiro Hino từng thừa nhận: “Tôi nghĩ điều đóng góp vào phần thay đổi mà ai cũng thấy, đó là thay vì cạnh tranh với các game AAA trên sân khấu lớn, chúng tôi đã chuyển trọng tâm vào việc tạo ra cái gì đó đặc trưng Nhật Bản. Tôi nghĩ đó là điều chạm đến trái tim game thủ”.
Video đang HOT
Giám đốc dự án Atsushi Hashimoto ở Tokyo RPG Factory (một studio con của Square Enix) cũng đồng tình với quan điểm này, ông cho biết: “Cách các nhà phát triển Nhật Bản tạo ra game về cơ bản không khác quá khứ là mấy. Nếu có thay đổi, tôi nghĩ là do chúng tôi đã nắm được thị hiếu khách hàng phương Tây. Về mặt cốt lõi, chúng tôi vẫn làm game với ý tưởng như nhau”.
Kết quả của sự chuyển dịch này là ngành game Nhật Bản đã chứng kiến sự trở lại trong nửa cuối thập niên 2010. Thống kê của Newzoo hay Sensor Tower cho thấy Nhật hiện nằm trong Top 3 thị trường tạo ra doanh thu lớn nhất thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.
Những bộ não quái dị
Không giống sự rập khuôn ở bất cứ ngành nghề nào, ngành game Nhật Bản có rất nhiều thiên tài, những bộ não quái dị với những sản phẩm không giống ai mà chỉ điểm qua một vài cái tên tiêu biểu như Shigeru Miyamoto (cha đẻ Mario) hay Hideo Kojima (cha đẻ Metal Gear) cũng là thiếu sót rất lớn.
Đó còn là những thiên tài ở thời đại này với những video game cực khó đến từ FromSoftware cho đến các game mobile doanh thu tỷ đô của Mixi và GungHo. Thậm chí có những thể loại đã được đóng đinh, cộp mác Nhật Bản như JRPG, viết tắt của Japanese role-playing game (ám chỉ thể loại game nhập vai chiến đấu theo lượt phong cách Nhật Bản).
Những bộ não thiên tài Nhật Bản cũng rất biết thay đổi cho hợp thời cuộc. Thay vì những đoạn hội thoại dài dòng lê thê, tính năng phức tạp, menu loằng ngoằng, các game Nhật Bản thời nay dần đơn giản hóa, hành động nhiều hơn để phù hợp thị hiếu nước ngoài. Kết quả chứng kiến ngành game Nhật vươn mình trở lại mạnh mẽ với những series hàng chục triệu bản như Pokemon, Kingdom Hearts, Monster Hunter hay Resident Evil…
Nhật vẫn đóng góp trung bình 26,2% vào tổng doanh thu toàn thị trường game mobile ở thời đại chuyển mình của video game (nguồn: SensorTower)
Dưới xu thế MOBA và battle royale đang lên, Nhật Bản vẫn đang kiên trì với một lối đi riêng và đây chính là nền móng để người Nhật giữ một vị thế không thể lung lay trong ngành công nghiệp game toàn cầu, như tác giả của hai cuốn sách best-selling về ngành game, Blake J. Harris đã từng nhận xét:
“Không có sự đóng góp của Nhật Bản, chúng ta sẽ không có một ngành công nghiệp video game, hoặc ít nhất là không giống cái mà chúng ta có ngày hôm nay. Từ phần cứng tới phần mềm, từ tay cầm đến văn hóa chơi game, không nước nào có tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với máy chơi game gia đình như Nhật Bản”.
Sau Resident Evil, Sony ấp ủ series phim chuyển thể game từ Monster Hunter?
Vợ chồng Paul W. S. Anderson - Milla Jovovich từng tạo nên đế chế "Resident Evil" với bảy phần phim, đạt doanh thu 1,2 tỷ USD toàn cầu.
Với Monster Hunter, hai người chắc chắn không bỏ qua cơ hội xây dựng một franchise tiếp theo về thế giới của những thợ săn và quái vật khổng lồ.
Giải mã cái kết Monster Hunter
Monster Hunter là dự án phim mới nhất của Milla Jovovich, chuyển thể từ tựa game cùng tên của hãng Capcom. Trong phim, "đả nữ" vào vai quân nhân Artemis, dẫn đầu một đoàn lính tinh nhuệ làm nhiệm vụ trên sa mạc. Họ bị một cơn bão cát kỳ quái cuốn cô lạc đến vùng đất xa lạ, nơi đầy rẫy những loài quái vật khổng lồ, nguy hiểm. Bị chia cắt khỏi đồng đội, Artemis quen nhân vật Hunter (Tony Jaa đóng), được anh hướng dẫn cách sinh tồn tại vùng đất mới và tìm đường về nhà.
Tác phẩm kết thúc với phân đoạn con quái vật Rathalos bước qua cánh cổng giữa hai thế giới và mắc kẹt lại ở thế giới thật của Artemis. Nó tàn phá những binh đoàn được trang bị vũ trang gồm máy bay, xe bọc thép. Artemis chớp thời cơ và tiêu diệt Rathalos nhờ sự giúp đỡ của các chiến binh đến từ thế giới Monster Hunter. Admiral - người thợ săn thủ lĩnh - cảnh báo những cuộc tấn công mới sắp xảy ra. Artemis cùng đội thợ săn nhảy lại vào cánh cổng và trở về thế giới Monster Hunter để tiếp tục chiến đấu với quái vật.
Đoạn kết Monster Hunter mở ra một chương mới trong hành trình của Artemis và đội thợ săn. Từ một quân nhân, cô nay giữ vị trí nòng cốt trong đội ngũ tiêu diệt quái vật do Admiral lãnh đạo. Cô quyết định không trở về nhà theo kế hoạch cũ mà ở lại để ngăn chặn các loài quái vật tràn sang thế giới của chúng ta.
Những tiềm năng cho phần hai Monster Hunter
Trong cảnh after credit, đạo diễn người Anh hé lộ cảnh Artemis cùng Hunter và Admiral chiến đấu với những quái vật mới. Chú mèo đầu bếp Palico của Admiral cũng tham gia trận đánh. Từ xa, một người lạ mặt trùm kín đứng theo dõi nhóm thợ săn. Phân đoạn thể hiện khá rõ ràng kế hoạch muốn làm các phần tiếp nối của Anderson. Ở phần hai, đạo diễn nhiều khả năng sẽ khai thác sâu hơn về thế giới Monster Hunter, thay vì chỉ tái hiện những màn chiến đấu quái vật trong tập phim đầu.
Trong một cuộc phỏng vấn, Anderson cho biết muốn đặt nhân vật Artemis vào bối cảnh núi tuyết lạnh lẽo nếu có phần phim mới. Trong tập đầu, nữ thợ săn phải chiến đấu với các loài quái vật tại sa mạc, ốc đảo và một ngôi đền bỏ hoang trên đỉnh núi. Tuy nhiên, tựa game Monster Hunter còn nhiều không gian thú vị hơn thế đang chờ đợi êkíp phim khai phá. Nhóm thợ săn do Admiral lãnh đạo vốn thuộc Ủy ban Nghiên cứu của Hội thợ săn, chuyên đi khám phá những vùng đất mới. Gia nhập binh đoàn này, Artemis chắc chắc sẽ có cơ hội chu du khắp thế giới Monster Hunter.
Phần một, đạo diễn Anderson tái hiện sáu loài quái vật trên màn ảnh. Tuy nhiên, tựa game còn có hàng trăm loài quái vật với tạo hình và những siêu năng lực thú vị khác đang chờ đợi được xuất hiện. Sau khi đánh bại Rathalos, Artemis nhìn qua cánh cổng và phát hiện một con quái vật hình rồng khổng lồ khác. Đó chính là Gore Magala, loài sinh vật trong truyền thuyết mang sức mạnh hủy diệt. Artemis và đồng đội sẽ phải luyện tập và chuẩn bị thêm nhiều nếu muốn đối đầu con quái vật này.
Nhân vật đội mũ bí hiểm trong đoạn after credit cũng nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong phần tiếp theo của phim. Một số diễn đàn game cho rằng đó là Seeker, từng xuất hiện trong phiên bản game Monster Hunter: World (2017). Nhân vật thuộc nhóm những thợ săn đầu tiên đặt chân đến vùng đất quái vật. Mục đích sống của ông là khám phá những bí ẩn về thế giới này, đặc biệt là những truyền thuyết về loài rồng Elder Dragons. Cuộc chạm trán với Seeker chắc chắn sẽ giúp Artemis và khán giả hiểu thêm về khởi nguồn của thế giới Monster Hunter.
Dù Sony chưa xác nhận về các phần tiếp theo, nữ chính Milla Jovovich cho biết chồng cô hiện viết kịch bản cho câu chuyện tiếp nối của Monster Hunter. Paul W. S. Anderson nổi tiếng với sở thích làm phim điện ảnh nhiều tập và chắc chắn không bỏ qua cơ hội xây dựng franchise Monster Hunter, tựa game yêu thích của ông.
"Monster Hunter" đang khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ - Giai thoại có một không hai của lịch sử ngành game Việt Ai cũng biết về Võ Lâm Truyền Kỳ nhưng mấy ai được nghe kể về hành trình game cập bến Việt Nam đã có bao gian nan vất vả cùng những câu chuyện hết sức thú vị. Câu chuyện đưa Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam bắt đầu vào khoảng giữa tháng 9/2004, khi CEO Lê Hồng Minh của VNG gửi chiếc...