Vì sao ngân hàng không “mặn” với BOT giao thông?
Các ngân hàng “quay lưng” với dự án BOT giao thông khi tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh là lý do từ năm 2016 đến nay không có thêm dự án BOT giao thông nào được triển khai.
Tại cuộc tọa đàm “Làm thế nào khơi thông nguồn và sử dụng hiệu quả tín dụng BOT giao thông” được tổ chức ngày 17-12 ở Hà Nội, đại diện Bộ GTVT, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia và doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ý kiến để tháo gỡ khó khăn về vốn cho dự án BOT.
Trạm BOT Sóc Trăng (nằm trên QL 1 thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng)
Ảnh: H.L
Thông tin từ cuộc tọa đàm cho biết, hiện dư nợ tín dụng cho các dự án BOT khoảng 150.000 tỷ đồng, chiếm 1,3 tổng dư nợ của nền kinh tế. Con số này chưa phải lớn nhưng lại tập trung chủ yếu ở 4 ngân hàng, lớn nhất là Vietinbank với 52.000 tỷ đồng, tiếp theo là BIDV, Vietcombank và SHB. Trong tổng số dư nợ, có khoảng 65.000 tỷ đồng phải cơ cấu lại nợ, nghĩa là độ rủi ro cao. Theo báo cáo từ các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu BOT khoảng 5% nhưng theo chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, con số này có thể lớn hơn, tới 10%.
Nói về bức tranh tín dụng hiện nay, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư Bộ GTVT cho rằng, các ngân hàng đang sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, nên có nhiều rủi ro khó lường.
Video đang HOT
Trong khi đó các dự án BOT giao thông đều có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài 10 – 30 năm. Hiện chỉ số bảo toàn vốn đã chạm trần nên các ngân hàng thương mại không còn mặn mà với các dự án BOT giao thông.
Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết, theo các quy định mới, sắp tới việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn sẽ bị siết chặt chỉ còn 40% rồi giảm tiếp xuống 30%. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng cho các dự án giao thông sẽ càng khó khăn hơn.
Về phía doanh nghiệp BOT, nhiều ý kiến bức xúc về những thay đổi cơ chế chính sách nhà nước, cam kết trong hợp đồng không được thực hiện, dẫn đến dự án bị phá vỡ phương án tài chính. Điển hình, dự án hầm đường bộ Đèo Cả, nguồn vốn nhà nước cam kết trong hợp đồng là 5.000 tỷ đồng nhưng đến nay còn thiếu hơn 1.100 tỷ đồng.
Cũng trong hợp đồng, nhà đầu tư được tổ chức thu phí trên 7 trạm nhưng thực tế chỉ được 5 trạm… Đó là chưa kể các ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh làm suy giảm kinh tế và tác động của những quy hoạch từ địa phương.
VCSC: Dự phóng lợi nhuận năm 2021 của CII tăng 8% đạt khoảng 517 tỷ đồng
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) đạt 517 tỷ đồng ( 7,9% YoY), một phần bị ảnh hưởng bởi thu nhập tài chính thấp hơn so với cùng kỳ.
Trong năm 2020, VCSC dự báo doanh thu đạt 5,3 nghìn tỷ đồng ( 192% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 479 tỷ đồng ( 145% YoY). KQKD tích cực dự kiến này chủ yếu đến từ mảng BĐS và khoản lãi tài chính từ chuyển nhượng cổ phần tại dự án Riverpark Giai đoạn 1.
Khi giả định cả 2 sự án BOT lớn của CII - dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội và Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - sẽ bắt đầu thu phí trong năm 2021, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 đạt 517 tỷ đồng ( 7,9% YoY), một phần bị ảnh hưởng bởi thu nhập tài chính thấp hơn so với cùng kỳ.
VCSC kỳ vọng dòng tiền mặt ổn định đến từ các dự án BOT lớn của CII sẽ cải thiện vị thế tài chính của công ty. Trong khi đó, các dự án BĐS nhà ở của CII tại TP. HCM sẽ là yếu tố dẫn dắt lợi nhuận mạnh mẽ trong trung hạn khi các trở ngại pháp lý dự kiến sẽ hạ nhiệt.
Các dự án BOT trọng điểm cải thiện tình hình tài chính của CII trong trung hạn: VCSC hiện thận trọng giả định dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội sẽ bắt đầu thu phí từ đầu năm 2021 - dù Sở GTVT đề xuất thành phố phê duyệt cho dự án này bắt đầu thu phí từ ngày 01/12/2020.
Ngoài ra, VCSC cho rằng dự án BOT Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (TL-MT) hiện đi đúng tiến độ để bắt đầu thu phí từ đầu quý 2/2021. Dự án TL-MT hiện đang trong quá trình thi công.
VCSC kỳ vọng các dự án này sẽ cải thiện vị thế tài chính của CII trong trung hạn khi tổng dòng tiền hàng năm từ các dự án này ước tính đạt khoảng 2,2 nghìn tỷ đồng. CII cũng chia sẻ rằng lượng vốn cần thiết cho các dự án này đã được thu xếp thành công.
Bên cạnh mức đóng góp cao từ các dự án BOT trọng điểm của CII, VCSC kỳ vọng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 đạt 517 tỷ đồng sẽ tiếp tục được hỗ trợ từ lượng bàn giao tại dự án BĐS nhà ở thấp tầng D'verano (Lakeview 3) và dự án BĐS nhà ở 152 Điện Biên Phủ tại TP. HCM, cả 2 dự án đều đang trong quá trình thi công.
Trong năm 2022, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS của CII tăng mạnh đạt 1,5 nghìn tỷ đồng ( 187% YoY) chủ yếu nhờ chuyển nhượng cổ phần tại dự án Riverpark Giai đoạn 2 và bàn giao một phần dự án Lakeview 4 và Lakeview 5.
Dù CII đã chứng minh năng lực triển khai của công ty, VCSC cho rằng trở ngại chính để CII hoàn thành các dự báo này là thủ tục pháp lý kéo dài. Dựa theo giá mục tiêu và dự báo lợi nhuận năm 2022, CII hiện được giao dịch với P/E dự phóng năm 2022 là 4,8 lần.
Nhiều dự án BOT trở thành 'cục nợ' Từ vị thế từng được xem như "gà đẻ trứng vàng", tới nay nhiều dự án hạ tầng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) ở khu vực phía Nam đã trở thành "cục nợ" chậm trả, thậm chí là có nguy cơ vỡ nợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có cả trạm thu BOT...