Vì sao Nga tung “sát thủ diệt tàu sân bay” đến Crimea?
Moscow muốn đảm bảo rằng không ai có thể âm thầm tiến vào và chiếm lại bán đảo Crimea. Để thực hiện mục tiêu đó, Nga đã triển khai rất nhiều vũ khí hàng đầu đến nơi này, trong đó có máy bay ném Tu-22M3 Backfire – thứ vũ khí được ví là “sát thủ diệt tàu sân bay”.
Máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-22M3
Lực lượng Không quân Nga đã triển khai “các phi đội” máy bay ném bom Tu-22M3 đến bán đảo Crimea. Hoạt động triển khai này đã đặt các máy bay ném bom hàng đầu của Nga vào trong tầm có thể cận chiến với các nước thành viên NATO và bất kỳ nhóm tàu sân bay tấn công nào của Hải quân Mỹ đi lại trong vùng biển Địa Trung Hải.
Những chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 được triển khai đến Crimea là để đáp trả động thái thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất của NATO ở Rumani năm 2015, Thượng nghị sĩ Nga – ông Viktor Bondarev hồi năm ngoái đã cho biết như vậy.
“Việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đến Rumani được xem là một thách thức lớn và để đáp trả điều đó, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định triển khai các máy bay ném bom được trang bị tên lửa tầm xa. Bước đi của chúng tôi đã làm thay đổi đáng kể cán cân lực lượng trong khu vực”, ông Bondarev tuyên bố.
Video đang HOT
Theo giải thích của ông Bondarev, việc triển khai các máy bay ném bom Tu-22M3 cùng với những tên lửa đạn đạo Iskander trên bán đảo Crimea đã ngăn chặn Ukraine, Mỹ và NATO khỏi việc tính đến kế hoạch đối đầu với Hạm đội Biển Đen của Nga.
Không quân Nga đang nâng cấp 30 trong số 67 chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 lên phiên bản mới M3M với động cơ và vũ khí mới.
Tu-22 được coi là một “sát thủ diệt tàu sân bay” hàng đầu trên thế giới. Với phiên bản nâng cấp mới nhất là Tu-22M3, loại máy bay này đã được cải thiện tính năng khí động học, trọng lượng và các đặc tính kỹ chiến thuật. Máy bay có khả năng mang đến 24 tấn vũ khí. Trong đó, tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22N được xem vũ khí chủ đạo của Tu-22M3 với tầm bắn lên đến 600 km. Máy bay cũng được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-15 với tầm bắn 3000km.
Việc Nga đưa máy bay ném bom Tu-22M3 đến Crimea tiếp tục khiến phương Tây và Ukraine lo ngại. Trong những năm trở lại đây, Moscow liên tục tăng cường triển khai các vũ khí mạnh, tăng cường sức mạnh quân sự ở bán đảo Crimea đồng thời tổ chức nhiều cuộc tập trận quân sự ở vùng đất này. Các động thái của Nga được xem như hành động cảnh báo, răn đe phương Tây không được động đến bán đảo Crimea. Phương Tây vẫn muốn Nga trả lại Crimea cho Ukraine và Kiev luôn nhăm nhe mục tiêu chiếm lại Crimea. Động thái mới nhất của Moscow cho thấy nước này quyết tâm bảo vệ Crimea và biến bán đảo này trở thành vùng đất quan trọng không thể thiếu trong chiến lược quốc phòng của Nga.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm 2014. Kể từ sau vụ sáp nhập này, giới chức chính quyền Kiev luôn miệng khẳng định sẽ tìm mọi cách để lấy lại bán đảo Crimea. Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố sẽ xây dựng quân đội Ukraine thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Âu để quay trở lại giành bán đảo Crimea. Tuy nhiên, Nga cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Moscow cũng tăng cường triển khai hàng loạt vũ khí mạnh hàng đầu của nước này đến Crimea để tỏ rõ sự quyết tâm của họ trong việc bảo vệ Crimea.
Kiệt Linh
Theo vnmedia.vn
Nga phản đối Mỹ trừng phạt Tập đoàn dầu mỏ Rosneft
Các tuyên bố của Mỹ về khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt mới liên quan tới hoạt động của Tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga tại Venezuela là bất hợp pháp.
Biểu tượng của Tập đoàn dầu mỏ Rosneft. Ảnh: oilprice.com
Phát biểu với báo giới ngày 11/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov khẳng định các tuyên bố mới nhất của giới chức Washington về hoạt động của Rosneft tại Venezuela là không hợp pháp. Tuy nhiên, ông nêu rõ Moskva không lo ngại bất kỳ lệnh trừng phạt nào, đồng thời nhắc lại "Rosneft từ lâu đã chịu các lệnh trừng phạt".
Tuyên bố trên của quan chức ngoại giao Nga được đưa ra một ngày sau khi đặc phái viên Mỹ về Venezuela Ellitt Abrams để ngỏ khả năng Washington áp đặt một loạt lệnh trừng phạt mới nhằm vào tập đoàn Rosneft vì mua dầu của Venezuela.
Phản ứng trước thông báo này, Rosneft cho biết hoạt động vận chuyển dầu mỏ Venezuela đã được thực hiện theo những hợp đồng ký kết từ trước.
Rosneft khẳng định: "Tất cả các hoạt động nhằm cung cấp dầu của Venezuela cho công ty (Rosneft) và các đơn vị thành viên trong công ty, cũng như việc giao ngược lại xăng cho Venezuela, được thực hiện trong khuôn khổ các hợp đồng trả trước, được ký trước khi áp dụng các lệnh trừng phạt và không theo đuổi bất kỳ lợi ích nào khác ngoài việc đảm bảo lợi nhuận cho các khoản đầu tư trước đó".
Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại quốc gia Nam Mỹ, Rosneft hiện tham gia 5 dự án khai thác dầu mỏ chung với Công ty Dầu mỏ và khí đốt nhà nước Venezuela (PDVSA).
Theo Thúc Anh (TTXVN)
"Run sợ" trước tiêm kích Su-35 Nga, Israel không dám không kích Syria Sự hiện diện của các chiến đấu cơ Su-35 của Nga được cho là nguyên nhân khiến không quân Israel không dám triển khai đợt không kích vào phía nam Syria hồi đầu tuần này. Theo Avia.Pro, các tiêm kích Su-35 của Nga đã được điều động khẩn cấp tới phía nam Syria nhằm đánh chặn máy bay quân sự của Israel và...