Vì sao Nga thử thách phòng không Ukraine bằng tên lửa hiếm khi được sử dụng
Cuộc không kích của Nga trong đêm 9/3 đã dội xuống khắp Ukraine bằng một loạt loại tên lửa và là một trong những cuộc không kích lớn nhất của Moskva trong nhiều tháng.
Máy bay MiG-31K mang tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Moskva, 9/5/2018. Ảnh: AP
Gần nửa triệu người không có điện ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, sau loạt vụ tấn công mới này- theo thống đốc khu vực. Và có những lo ngại về việc Ukraine có thể trụ vững ra sao trước những cuộc oanh tạc như vậy.
“Họ đang gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ tới mọi người ở Ukraine, và có lẽ với một số người tị nạn của chúng tôi bên ngoài Ukraine, rằng cuộc sống còn rất lâu mới trở lại bình thường mặc dù thực tế là trong những tuần gần đây đã yên tĩnh hơn”, ông Alexander Rodnyansky, Cố vấn kinh tế cho Tổng thống Zelensky, nói với CNN.
Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng các cuộc không kích như thế này sẽ không giúp Nga chiến thắng trong cuộc xung đột.
Justin Bronk, nhà nghiên cứu cấp cao về sức mạnh không quân và công nghệ tại Viện Các lực lượng Vũ trang Thống nhất Hoàng gia (RUSI), có trụ sở tại London, nhận xét: “Có một lịch sử khá dài về việc các quốc gia tìm cách giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh thông qua oanh tạc chiến lược, nhằm phá vỡ ý chí hoặc khả năng chống cự của quốc gia đối lập. Nhưng lịch sử đó cũng cho thấy khả năng thành công bằng cách đó là cực kỳ nghèo nàn”.
Lực lượng cứu hộ mang một thi thể nạn nhân trong vụ oanh tạc ở Lviv ngày 8/3. Ảnh: Reuters
Dưới đây là tổng hợp của CNN về cuộc tấn công tên lửa mới nhất của Nga và ý nghĩa của nó đối với cuộc xung đột.
Nga sử dụng những loại tên lửa nào?
Nga đã phóng tổng cộng 95 tên lửa các loại trong cuộc tấn công đó, 34 quả đã bị đánh chặn, cùng một số máy bay không người lái Shahed – Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết trong một bản cập nhật ngày 10/3.
Đội hình đó bao gồm các tên lửa hành trình được phóng từ cả trên biển và trên không. Theo ông Valerii Zaluzhnyi, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Ukraine, sáu loại tên lửa khác nhau đã được sử dụng.
Nhiều sự chú ý đã tập trung vào sáu quả tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kinzhal, loại tên lửa đặc biệt khó bị ngăn chặn. Loại vũ khí này hiếm khi xuất hiện trên bầu trời Ukraine. Nó lần đầu được sử dụng ở Ukraine vào tháng 3 năm ngoái và hiếm khi được dùng sau đó theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Giống như hầu hết các tên lửa đạn đạo, Kinzhal là tên lửa siêu vượt âm, có nghĩa là nó bay với vận tốc ít nhất gấp năm lần tốc độ âm thanh, và đặc biệt khó phát hiện vì nó có thể được phóng từ máy bay chiến đấu MiG-31, giúp nó có tầm bắn xa hơn và khả năng để tấn công từ nhiều hướng và bởi vì nó có thể cơ động khi đến gần mục tiêu.
Video đang HOT
Binh sĩ Nga kiểm tra một máy bay MiG-31K mang theo tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/AFP
Đây có phải là một chiến lược mới?
Việc sử dụng rất nhiều hệ thống vũ khí khác nhau trong một đêm ngày càng trở thành phương pháp ưa thích của Nga để tấn công đường không vào Ukraine.
Chuyên gia Justin Bronk cho biết: “Trong khoảng 6 tháng trở lại đây, có xu hướng gia tăng khoảng cách giữa các cuộc tấn công bằng tên lửa, nhưng nhiều tên lửa lại được sử dụng cùng một lúc khi có đợt tấn công, khiến lực lượng phòng thủ khó đánh chặn toàn bộ chúng hơn”.
Sự thay đổi chiến thuật đó diễn ra khi hệ thống phòng không của Ukraine được trang bị tốt hơn và tiên tiến hơn, đồng thời là một cách để Nga tối đa hóa tác động của mỗi đợt tấn công.
“Moskva dường như đã điều chỉnh các cuộc tấn công tên lửa của mình để làm phức tạp thêm thách thức đối với lực lượng phòng thủ Ukraine, với sự kết hợp của tên lửa hành trình cận âm, tên lửa đạn đạo Kinzhal tốc độ cao hơn nhiều, và có thể cả mồi nhử và các biện pháp chống đối phó khác”, ông Douglas Barrie, thành viên cao cấp về hàng không vũ trụ quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), cho biết.
Khói bốc lên vào sáng 9/3 sau vụ oanh tạc của Nga vào rạng sáng cùng ngày. Ảnh: CNN
Đặc biệt, việc sử dụng tên lửa siêu vượt âm diễn ra sau nỗ lực kéo dài nhiều năm của Điện Kremlin nhằm trang bị cho quân đội của mình loại vũ khí như vậy – một cách thức mà Mỹ và phương Tây ít muốn áp dụng hơn, do phải cân nhắc nguồn lực trong việc theo đuổi năng lực siêu vượt âm.
“Những gì bạn nhận được là một tên lửa khó đánh chặn hơn và khiến đối thủ của bạn ít được cảnh báo hơn. Những gì bạn mất là nó đắt đỏ hơn nhiều và thường chỉ có thể được thực hiện bởi một số nền tảng hạn chế hơn nhiều”, ông Bronk giải thích.
Hệ thống phòng không của Ukraine hiệu quả như thế nào?
Ông Rodnyansky, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết các hệ thống phòng không của Ukraine không đủ tốt để chống lại tên lửa Kinzhal có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga.
“Họ đang sử dụng tên lửa siêu vượt âm. Họ đang sử dụng các loại vũ khí mới và đang xem hệ thống phòng không của chúng ta có thể đối phó với nó như thế nào”, ông Rodnyansky nói CNN trong một cuộc phỏng vấn, đồng thời thừa nhận “phòng không Ukraine đối phó không đủ tốt”.
Ukraine đã thích nghi với các cuộc oanh tạc từ trên không của Nga ở giai đoạn trước, cải thiện khả năng bắn hạ tên lửa hành trình đang bay tới bằng hệ thống phòng thủ đất đối không và chứng kiến mức độ thành công đặc biệt cao đối với mục tiêu là máy bay không người lái Shahed.
“Ukraine đã nhìn thấy rất nhiều mô hình tiềm năng về tuyến đường và cách người Nga lên kế hoạch cho các loạt tên lửa của họ, vì vậy họ đã bố trí các đội phòng không của mình tốt hơn”, ông Bronk nói. Ông nói thêm rằng khả năng chỉ huy và kiểm soát của Ukraine cũng như khả năng theo dõi các cuộc tấn công sắp tới – thường với sự trợ giúp của người dân Ukraine thông qua một ứng dụng – cũng đã phát triển.
Các binh sĩ đứng trước hệ thống tên lửa đất đối không Patriot trong một cuộc tập trận quân sự tại Sân bay Warsaw Babice, Ba Lan vào ngày 7/2/2023.
Nhưng Kinzhal lại đưa ra một thách thức khác: Nó “miễn nhiễm” với hệ thống phòng không của Ukraine. Là một biến thể phóng từ trên không của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander (SRBM) cũng thường được sử dụng ở Ukraine, Kinzhal đã được Tổng thống Putin tiết lộ vào năm 2018 như một nền tảng trong kho vũ khí hiện đại của Nga.
“Nga có thể đã phát triển loại tên lửa độc đáo này để dễ dàng nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng. Tốc độ kết hợp với quỹ đạo bay thất thường và khả năng cơ động cao của tên lửa có thể làm phức tạp thêm khả năng đánh chặn”, theo một báo cáo của CSIS.
Nga còn bao nhiêu hỏa lực?
Mặc dù Nga đã triển khai một số tên lửa mà Ukraine hiện không thể ngăn chặn, nhưng dường như các cuộc tấn công như vậy sẽ không trở thành một đặc điểm thường xuyên hoặc mang tính quyết định của cuộc xung đột – bởi vì, theo hầu hết các đánh giá của phương Tây, Nga đang cạn nguồn cung cấp.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nói rằng Nga có khoảng 50 tên lửa Kinzhal để sử dụng và điều đó có nghĩa là họ đã sử dụng một tỷ lệ đáng kể chỉ trong đêm 9/3.
ISW viết trong đánh giá mới nhất về cuộc xung đột: “Điện Kremlin có thể đã cố tình phóng tên lửa mà lực lượng phòng không Ukraine không thể đánh chặn để đạt được kết quả trong không gian thông tin của Nga mặc dù nguồn cung cấp tên lửa như vậy đang cạn kiệt”.
“Người Nga đang cạn tên lửa nhưng họ vẫn tiếp tục bắn chúng”, ông Bronk nói thêm, giải thích rằng Moskva có thể sản xuất khoảng 40 tên lửa hành trình mỗi tháng.
Theo các nhà phân tích phương Tây, những lợi ích đối với Nga trong việc sử dụng nguồn cung cấp tên lửa ít ỏi cho các cuộc oanh tạc trên không dường như là hạn chế và không thể thay đổi động lực của cuộc xung đột – đặc biệt là khi Ukraine đang trải qua một mùa đông ôn hòa, không khắc nghiệt như dự báo.
“Điều đó rất có hại cho Ukraine, nhưng liệu nó có khả năng khiến họ mất khả năng tiếp tục chiến đấu không? Không, hoàn toàn không”, chuyên gia Bronk nhận định.
Theo ông, các cuộc không kích đóng vai trò như một lời nhắc nhở tâm lý về mối đe dọa quân sự của Nga, nhưng không làm thay đổi cán cân xung đột.
Cố vấn Tổng thống Ukraine: Có thể 'rút lui chiến lược' khỏi 'chảo lửa' Bakhmut
Cố vấn của Tổng thống Zelensky cho biết Nga bao vây chặt Bakhmut và các lực lượng của Kiev đang cân nhắc các lựa chọn, trong đó có khả năng "rút lui chiến lược".
Nòng pháo từ xe thiết giáp Ukraine ở Bakhmut. Ảnh: Getty Images
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Volodymyr Zelensky, ông Alexander Rodnyansky tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 1/3 rằng các lực lượng Ukraine tại thành phố Bakhmut đang bị bao vây có thể đang cân nhắc rút lui.
Ông Rodnyansky tuyên bố rằng Nga đang tìm cách bao vây chặt Bakhmut bằng cách sử dụng những đội quân tốt nhất từ công ty quân sự tư nhân Wagner Group. Ông nói với CNN rằng các lực lượng của Kiev sẽ rút lui hoặc "từ bỏ chiến lược" thành phố này "nếu họ tin rằng cái giá để giữ nó lớn hơn lợi ích".
Cố vấn Rodnyansky nói thêm rằng quân đội Ukraine "rõ ràng sẽ cân nhắc tất cả các lựa chọn."
"Cho đến nay, họ vẫn đang giữ thành phố, nhưng nếu cần, họ sẽ rút lui một cách chiến lược bởi vì chúng tôi sẽ không hy sinh tất cả người dân của mình chỉ vì điều không đâu", vị cố vấn tổng thống Ukraine tuyên bố, lập luận rằng cuối cùng thì đó cũng là mục tiêu. tùy thuộc vào quân đội quyết định xem có cần rút quân hay không và khi nào.
Ông Rodnyansky cũng nhấn mạnh rằng khu vực phía tây thành phố Bakhmut đã được củng cố và nếu lực lượng của Kiev rút khỏi nơi này, quân đội Nga sẽ không thể tiến nhanh. "Đừng nhầm lẫn, các cuộc phản công của chúng tôi sẽ sớm diễn ra", ông nhấn mạnh.
Bakhmut là một phần trong tuyến phòng thủ dài 70 km của Ukraine được tạo ra kể từ khi Kiev bắt đầu cuộc giao tranh với lực lượng đòi độc lập ở Donbas vào năm 2014. Nga đã tuyên bố chủ quyền đối với thành phố này cùng với phần còn lại của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng - điều đã bị Kiev bác bỏ.
Các thành viên Lực lượng Vũ trang Ukraine tuần tra ở tiền tuyến gần Bakhmut ngày 18/2/2023. Ảnh: AFP
Trong một chiến dịch kéo dài nhiều tháng, các lực lượng Nga, chủ yếu là các thành viên của nhóm quân sự tư nhân Wagner, đã chiếm được các khu định cư quanh Bakhmut và hiện nay thành phố này đã bị bao vây từ phía bắc, nam và đông.
Phóng viên CNN cũng đã nói chuyện với một người lính Ukraine giấu tên và người này đã mô tả tình hình ở Bakhmut là "tồi tệ hơn nhiều so với báo cáo chính thức". "Chúng ta nên thêm một độ khó 100% nữa vào các báo cáo chính thức. Trong tất cả các hướng, đặc biệt là ở hướng Bắc, nơi người Nga đã có bước tiến lớn nhất", người lính nói.
Ngày 28/2, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Anna Malyar tuyên bố rằng nhiều quân tiếp viện đang được Kiev gửi đến thành phố chiến lược Bakhmut. Điều này đã được xác nhận vào ngày 1/3 bởi người đứng đầu Wagner, Evgeny Prigozhin. Ông này cho biết Kiev đã gửi hàng chục nghìn chiến binh giỏi nhất của mình tới Bakhmut. "Họ đang kháng cự quyết liệt. Sự đổ máu của các trận chiến đang gia tăng mỗi ngày", ông Prigozhin lưu ý.
Trong khi đó, quan chức phương Tây được cho là đã kêu gọi Tổng thống Zelensky cắt giảm tổn thất và rút lui khỏi Bakhmut. Tổng thống Ukraine trước đây tuyên bố rằng "sẽ không ai đầu hàng Bakhmut", nhưng gần đây ông đã thay đổi quan điểm sau khi lực lượng của Kiev chịu tổn thất đáng kể. Nhà lãnh đạo Ukraine hiện tuyên bố rằng thành phố sẽ được giữ "chừng nào vẫn còn hợp lý" để làm như vậy.
Ukraine tiết lộ vũ khí có thể hạ tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga Sau cuộc tấn công tên lửa lớn của Nga vào đêm 9/3, giới chức Ukraine tiết lộ loại vũ khí có thể bắn hạ các tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Binh sĩ Nga kiểm tra một máy bay MiG-31K mang theo tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/AFP Theo tờ Newsweek, tổng cộng 81 tên lửa đã được...