Vì sao Nga không ủng hộ tham vọng TQ ở Biển Đông?
Sự cảnh giác của Nga đang đẩy Trung Quốc vào tình thế ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.
Gần đây, căng thẳng tranh chấp chủ quyền biển đảo tại châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên nóng bỏng với hàng loạt hành động ngang ngược, hung hăng của Trung Quốc không chỉ trên biển Hoa Đông mà còn trên cả Biển Đông.
Không chỉ liên tục cho chiến đấu cơ áp sát máy bay quân sự của Nhật Bản trên biển Hoa Đông và tìm cách bồi đắp các bãi đá trên xung quanh quần đảo Trường Sa để xây đảo nhân tạo, Trung Quốc còn ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và sau đó là một loạt giàn khoan khác xuống Biển Đông.
Với một loạt những hành động ngang ngược bất chấp thông lệ và luật pháp quốc tế đó của Trung Quốc, tình hình an ninh trên Biển Đông trở nên vô cùng nghiêm trọng, khiến cộng đồng quốc tế phải bày tỏ quan ngại sâu sắc.
Trong bối cảnh đó, chúng ta đã chứng kiến Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam và tăng cường hợp tác quân sự với Philippines. Tuy nhiên, chúng ta chưa thấy Nga, “đối tác chiến lược” của Trung Quốc bày tỏ quan điểm gì về vấn đề tranh chấp Biển Đông, và Moscow cũng không hề có bất cứ lời nào công khai thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường của Bắc Kinh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Sự im lặng này của Nga đã khiến cho nhiều người Trung Quốc thất vọng, bởi họ đã từng ảo tưởng rằng Nga sẽ ủng hộ tham vọng của họ trên Biển Đông sau khi Nga-Trung ký kết thỏa thuận khí đốt kỷ lục và trở thành “đối tác chiến lược” của nhau.
Theo chuyên gia phân tích Mu Chunshan tại Bắc Kinh, Trung Quốc, sự im lặng này của Nga không đồng nghĩa với việc Nga đang thực hiện chính sách “hai mặt” trong quan hệ với Trung Quốc. Việc Nga không thể hiện sự ủng hộ đối với Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông chứa đựng nhiều yếu tố chính trị và chiến lược, trong đó có 4 lý do cơ bản sau.
Thứ nhất, quan hệ Nga-Trung hoàn toàn khác về bản chất so với quan hệ Mỹ-Philippines. Về cơ bản, Trung Quốc không phải là đồng minh của Nga. Hai nước này chưa từng ký một hiệp ước đồng minh nào, trong khi Mỹ đã ký một loạt hiệp ước anninh với Philippines và Nhật Bản.
Trong một quan hệ đồng minh, các bên đều có nghĩa vụ bắt buộc theo hiệp ước để hỗ trợ về mặt chính trị và thậm chí cả quân sự trong trường hợp đồng minh của mình bị nguy cấp (chẳng hạn như bị nước ngoài xâm lược). Trong ngoại giao quốc tế, đây là mức độ cao nhất của mối quan hệ song phương.
Video đang HOT
Trong khi đó, mặc dù quan hệ Nga-Trung có chứa đựng một số yêu tố của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, song hai nước này chưa có nghĩa vụ ràng buộc theo hiệp ước để bảo vệ lẫn nhau trên trường quốc tế cũng như vì lợi ích quốc gia của nhau.
Bấy lâu nay, truyền thông Trung Quốc vẫn thường tuyên truyền để tìm cách nhấn mạnh các yếu tố tích cực trong quan hệ Nga-Trung, khiến một bộ phận người dân nước này trở nên “ảo tưởng” về mối quan hệ này.
Nga không có lý do gì để ủng hộ hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông
Có những lúc, báo chí Trung Quốc còn mạnh mồm tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc là “đồng minh”, mặc dù hai nước chưa hề ký kết hiệp ước đồng minh nào. Điều đó đã khiến nhiều người tưởng rằng hợp tác chính trị Nga-Trung là vô cùng sâu rộng, và điều đó sẽ giúp cải thiện tình hình an ninh của Trung Quốc.
Tuy nhiên thực tiễn trong quan hệ quốc tế cho thấy dù quan hệ Nga-Trung có nồng ấm đến mức nào đi chăng nữa, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Biển Đông không phải là nơi để Nga có thể mở rộng lợi ích của mình, cũng không phải là nơi mà Nga nhất thiết phải can thiệp khi không có quan hệ đồng minh chính thức với Trung Quốc. Có vẻ như từ trước tới nay, Trung Quốc đã quá kỳ vọng vào sự ủng hộ của Nga đối với tham vọng của họ trên Biển Đông mà đứng ra thách thức cả cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, Nga có quan hệ rất tốt đẹp với nhiều quốc gia ven Biển Đông, và Nga không cần phải công kích các nước Đông Nam Á vì lợi ích của Trung Quốc. Như đã nói ở trên, Nga không hề mặn mà với việc công khai ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bởi Moscow không muốn đánh mất quan hệ tốt đẹp đã dày công xây dựng với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nga thừa hưởng mối quan hệ hữu nghị bền chặt với Việt Nam từ Liên Xô, và mối quan hệ này tiếp tục phát triển với sự vun đắp của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Việt Nam và Nga cũng có quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng được phát triển từ giai đoạn sau Thế Chiến II tới nay.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã mua một loạt tàu ngầm Kilo hiện đại của Nga nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ trên biển của mình. Ngoài ra, trong nửa cuối năm 2014, Nga sẽ tiếp tục chuyển giao 4 máy bay tiêm kích Su-30MK2 cho Việt Nam, một loại vũ khí ưu việt để có thể khống chế bầu trời trên đất liền và trên biển trong trường hợp xung đột nổ ra.
Việt Nam sẽ nhận thêm 4 máy bay tiêm kích Su-30MK2 vào cuối năm nay
Nga cũng có quan hệ hợp tác tốt đẹp với Philippines. Cách đây 2 năm, 3 tàu hải quân của Nga, trong đó có tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev đã tới thăm quân cảng của Philipines trong 3 ngày nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước.
Thứ ba, Nga không có lý do gì để đối đầu trực tiếp với Mỹ về vấn đề Biển Đông. Hiện nay trọng tâm của Nga vẫn là ở châu Âu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Ukraine. Vấn đề Ukraine và cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây sẽ rất khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, Nga không có cả mong muốn lẫn khả năng để đối đầu với Mỹ ở Biển Đông.
Ngoài ra, các tranh chấp trên Biển Đông không thực sự là xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ chỉ là một yếu tố có ảnh hưởng chứ không phải là nhân tố quyết định tình hình khu vực trong tương lai. Là một kẻ ngoài cuộc, Nga càng có ít động lực hơn để hậu thuẫn Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và lên tiếng chỉ trích Mỹ.
Thứ tư, chính cách hành xử hung hăng, ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc hiện nay cũng khiến Nga phải lo ngại. Ở Nga, không ít người lo ngại rằng với cách hành xử này, Trung Quốc rồi sẽ dần dần “nuốt” các lãnh thổ ở khu vực Viễn Đông của Nga giáp biên giới với Trung Quốc.
Mặc dù các quan chức Nga rất lạc quan về triển vọng hợp tác với Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông, họ chưa bao giờ ngớt cảnh giác trước cái gọi là “tham vọng bành trướng lãnh thổ” của Trung Quốc.
Bị cộng đồng quốc tế lên án và chỉ trích, bị ngay cả “đối tác chiến lược” nghi ngờ và cảnh giác, Trung Quốc đang phải trả giá cho những hành động ngang ngược bất chấp thông lệ và luật pháp quốc tế của mình, và chính điều đó đang đẩy Trung Quốc vào tình thế ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.
Theo Khampha
Tạm giữ 3 nghi can, vụ đại náo Bệnh viện nhân dân Gia Định
Vào cuộc truy xét các đối tượng thuộc 2 nhóm gây nên vụ đâm chém kinh hoàng làm một người chết đêm 22/9 và vụ việc gây rối diễn ra sau đó tại Bệnh viện nhân dân Gia Định (quận Bình Thạnh). Đến nay, 3 nghi can đã bị Công an tạm giữ.
Liên quan đến vụ "Côn đồ truy sát nhau kinh hoàng tại bệnh viện" như Báo ANTĐ đã thông tin, chiều 24/9, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết đã bàn giao hồ sơ vụ án cũng như 3 nghi can đã bị cơ quan này tạm giữ trước đó cho Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Ba người bị tạm giữ gồm: Lê Hoàng Anh Tuấn (tự Hai "đen", SN 1992), Lê Minh Hiếu và Phan Huy Thịnh (SN 1978, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM).
Hàng chục đối tượng gây rối tại khoa cấp cứu Bệnh viện nhân dân Gia Định vào đêm 22/9
Theo diễn biến sự việc, vào khoảng 23h đêm 22/9 anh Nguyễn Văn Sang (SN 1991, ngụ phường 21, quận Bình Thạnh) chở bạn gái đi chơi về, khi đến hẻm 113 đường Võ Duy Ninh, phường 22, quận Bình Thạnh thì bắt gặp 1 nhóm thanh niên tại đây, trong nhóm có Tuấn là đối tượng giang hồ có máu mặt tại địa phương. Khi Sang và bạn gái chạy xe qua, cho rằng Tuấn "nhìn đểu" mình và có lời lẽ thách thức nên Snag gọi điện thoại cho Nguyễn Thanh Sơn (SN 1995) và Nguyễn Nhật Hào (SN 1996, cùng ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) mang hung khí đến "dằn mặt" đối thủ, Tuấn cũng không vừa khi đó cũng kêu gọi đồng bọn đến "ứng chiến". Khi người của Sang kịp đến thì đã bị Tuấn và đồng bọn đuổi đánh, buộc phải rút chạy.
Sang, Sơn và Hòa tháo chạy về đến nhà của Sang tại số 602/136 đường Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TPHCM sau đó đem chuyện kể lại cho cha ruột của Sang là ông Nguyễn Văn Đức (SN 1960, được biết ông này cũng là một "đàn anh" có máu mặt trong giới giang hồ địa phương).
Cũng không phải tay vừa, ông Đức nghe xong liền xách kiếm Nhật cùng Sang tìm nhóm của Tuấn "Hai đen" đánh trả. Khi cha con ông Đức vừa ra ra khỏi nhà thì bất ngờ nhóm đối thủ cũng ập đến. Hai bên xông vào đâm chém loạn xạ, ông Đức bị các đối tượng trong nhóm của Tuấn "Hai đen" đâm gục tại chỗ với 2 nhát dao trúng tim, 1 nhát vào cổ gây đứt động mạch và 1 vết chém vào đầu. Ngoài ra Tuấn "Hai đen" và một số người khác cũng bị thương.
Ông Đức được người thân, trong đó có vợ là Phan Thị Thanh Thúy và con gái Nguyễn Thị Thanh Thảo đưa vào Bệnh viện nhân dân Gia Định (quận Bình Thạnh) cấp cứu. Tuy nhiên do bị thương tích quá nặng ông Đức đã tử vong trước đó. Khi được hướng dẫn chuyển thi thể ông Đức về nhà xác thì vợ và con gái ông Đức biết được Tuấn "Hai đen" cũng có đang được cấp cứu tại bệnh viện. Cho rằng Tuấn "Hai đen" gây nên cái chết cho ông Đức nên 2 phụ nữ xông tới giường Tuấn đang cấp cứu hành hung, các nhân viên bảo vệ đã kịp thời can ngăn.
Nhưng chỉ ít phút sau vài cuộc điện thoại của vợ và con ông Đức, hàng chục người hung hãn vây kín Khoa cấp cứu Bệnh viện nhân dân Gia Định la lối, chửi bới. Sự việc nghiêm trọng hơn khi hàng chục đối tượng mang hung khí uy hiếp, ngăn cản các y bác sĩ không được che giấu, cứu chữa cho Tuấn "Hai đen". Trong tình thế nguy cấp, các bác sĩ bệnh viện đã phải di chuyển Tuấn "Hai đen" qua nhiều phòng, khoa khác nhau để lánh nạn.
Nhận được tin báo, Công an quận Bình Thạnh điều động các đơn vị gồm cảnh sát 113, cảnh sát hình sự và công an phường 7 nhanh chóng có mặt tại hiện trường xử lý vụ việc. Đến 2h30 sáng 23/9, cơ quan chức năng mới vãn hồi được trật tự, đồng thời tạm giữ các đối tượng để phục vụ công tác điều tra.
Hiện vụ việc đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM thụ lý điều tra.
Anh Phương
Theo ANTD
Cô gái bị người yêu mang dao nhọn đến cơ quan giết hại Thấy người yêu sa đà cờ bạc, cô gái muốn chia tay, tìm cách cắt liên lạc thì bị gã trai mang dao đến tận cơ quan tìm cách sát hại. Ngày 24/9, TAND Thành phố Hà Nội đưa bị cáo Phạm Văn Khánh (25 tuổi, ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên) ra xét xử tội Giết người. Nhà Khánh và nhà chị...