Vì sao nên thêm muối vào bia khi uống? Chỉ người sành sỏi mới biết
Thêm muối vào bia tưởng là sự kết hợp kỳ lạ nhưng lại có thể mang đến cho bạn nhiều bất ngờ.
Tác dụng của việc thêm muối vào bia khi uống
- Cải thiện hương vị của bia
Thêm muối vào bia có một công dụng rõ ràng nhất chính là cải thiện hương vị của bia. Khi uống bia, bạn sẽ thấy một số loại có vị đắng nhất định. Những người không thích uống bia có vị đắng thì việc thêm chút muối vào bia sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Muối giúp giảm vị đắng, tăng độ ngọt và chua trong các loại bia.
Ngoài ra, muối cũng giúp làm mất đi vị lạ, khó uống ở một số loại bia. Nếu muốn thưởng thức bia có hương vị đậm hơn, bạn hãy thêm một chút muối.
Thêm muối vào bia giúp cải thiện hương vị của loại đồ uống này.
Tạo nhiều bọt cho bia
Ngay khi thêm muối vào bia, lượng bọt sẽ tăng lên rất nhanh. Nếu thích bia có nhiều bọt, bạn có thể thử cách này.
Video đang HOT
Ngăn ngừa chứng ợ hơi
Nguyên nhân khiến việc bỏ muối vào bia lại làm bia có nhiều bọt hơn là do lượng carbonate thoát ra ngoài trong thời điểm bỏ muối vào bia tăng lên rất nhanh. Việc này cũng làm khí CO2 thoát khỏi ly bia nhiều hơn. Khi đó, lượng CO2 đi vào dạ dày sẽ giảm. Việc đưa ít khí hơn vào trong dạ dày sẽ giúp bạn ít bị đầy hơi, ợ hơi hơn sau khi uống bia.
Ngăn ngừa hiện tượng nôn nao
Sau khi uống bia, bạn thường cảm thấy nôn nao, khó chịu là do cơ thể mất nước. Bia là loại đồ uống có tác dụng lợi tiểu. Uống bia làm cơ thể tăng đào thải nước ra bên ngoài. Thêm muối sẽ giúp giữ nước cho các trong cơ thể. Việc giữ đủ nước trong cơ thể giúp giảm cảm giác nôn nao, khó chịu.
Mặc dù việc thêm muối vào bia mang lại rất nhiều lợi ích khi uống bia nhưng nhìn chung bia vẫn là loại đồ uống có cồn, sử dụng nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ. Do đó, bạn không nên uống bia quá thường xuyên, uống quá nhiều vì có thể gây hại cho các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, khi đã uống bia và các loại đồ uống có cồn khác thì tuyệt đối không được điều khiển các phương tiện giao thông.
Sử dụng bia và muối để làm sạch đồ dùng
Ngoài việc sử dụng làm đồ uống, bạn có thể kết hợp muối và bia để tạo ra một loại dung dịch làm sạch các món đồ trong nhà.
Chỉ cần trộn muối với bia là bạn đã có một dung dịch làm sạch đa năng.
- Làm sạch đồ kim loại
Các chất trong bia có tác dụng làm sạch vết ố vàng, loại bỏ các mảng bám trên đồ kim loại. Thêm một chút muối sẽ giúp tăng hiệu quả làm sạch.
Bạn chỉ cần bỏ món đồ cần làm sạch vào hỗn hợp bia và muối rồi ngâm khoảng 30 phút. Nều đồ vật có kích thước lớn, không thể ngâm trong bia thì có thể pha hỗn hợp bia và muối rồi đổ vào bình xịt, xịt dung dịch lên vị trí cần làm sạch, để vài phút. Sau đó, dùng bàn chải chà nhẹ cho các cặn bẩn trôi đi. Xả nước là hoàn thành việc làm sạch.
Thêm muối vào bia còn có tác dụng tạo ra một loại dung dịch làm sạch đồ dùng trong nhà.
- Làm sạch vết dầu mỡ
Bia và muối có tác dụng hút các chất bẩn dầu mỡ rất tốt. Bạn có thể xịt hỗn hợp bia và muối lên các vị trí dính nhiều dầu mỡ như mặt bết, bàn bếp, tường bếp. Sau đó, dùng khăn lau sạch các vật này là được.
Ruột gối dùng lâu bị bẩn, đem ngâm trong thứ nước này là sạch tinh tươm, không tốn tiền mua gối mới
Để loại bỏ các cặn bẩn bám trên ruột gối, bạn hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.
Sau một thời gian sử dụng, ruột gội sẽ bẩn, xuất hiện nhiều vết ố vàng, vết mốc, thậm chí có mùi hôi rất khó chịu. Nhiều cho rằng chỉ cần thay vỏ gối là được, ruột gối cứ dùng từ ngày này qua ngày khác không cần làm sạch. Tuy nhiên, ruột gối cũng cần được vệ sinh. Ruột gối dùng lâu ngày không giặt cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng.
Để làm sạch ruột gối, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp đơn giản. Chỉ sau vài bước, các cặn bẩn trong gối sẽ được loại bỏ, giúp gối sáng sạch như mới.
Ruột gối dùng một thời gian sẽ bẩn và cần được làm sạch.
Làm sạch ruột gối
- Sử dụng nước ấm: Hãy chuẩn bị một chậu nước ấm lớn. Pha nước giặt với nước ấm theo tỷ lệ 1:4 rồi dùng hỗn hợp này để ngâm gối trong khoảng 30 phút. Sau đó, cho gối vào máy giặt để làm sạch.
- Sử dụng giấm: Đổ 1/2 chến giấm, 1 chén nước oxy hoà và một muỗng bột giặt vào chậu nước. Cho gối vào ngâm trong hỗn hợp này vài tiếng rồi đem gối ra giặt tay bằng cách bóp nhẹ để các cặn bẩn trôi ra. Giặt lại gối nhiều lần bằng nước sạch cho hết các cặn bẩn và xà phòng là được.
- Sử dụng hàn the, thuốc tẩy: Hãy cho một nắp bột giặt, năur cốc bột hàn the, 1 cốc nước rửa chén, 1 cốc nước tẩy quần áo vào trong chậu nước nóng. Cho gối vào ngâm trong hỗn hợp này 10 phút. Dùng tay bóp nhẹ cho các vết bẩn trên ruột gối trôi ra ngoài. Giặt gối nhiều lần với nước sạch cho hết các cặn bẩn, tẩy rửa rồi đem phơi khô.
Một số lưu ý khi vệ sinh gối
Nên giặt gối và phơi vào ngày nắng để gối có thể khô nhanh, tránh đọng nước bên trong làm gối bị hôi. Không nên phơi gối trực tiếp dưới nắng gắt vì nhiệt độ cao có thể làm chất lượng của gối bị giảm.
Tương tự, không nên sấy gối ở nhiệt độ cao vì có thể làm gối bị hỏng.
Phơi gối thật khô rồi mới đem cất hoặc đem ra sử dụng vì gối ẩm rất dễ bị mốc.
Theo bạn, khi đi vệ sinh xong có nên đậy nắp bồn cầu không? Nhiều người nghĩ rằng, thường xuyên lau dọn nhà vệ sinh sạch sẽ loại bỏ được vi khuẩn, nên họ không có thói quen đậy nắp bồn câu sau khi sử dụng, hay đóng cửa nhà tắm. Đậy nắp bồn cầu ngay cả khi xả nước Nhà vi sinh vật học Philip Tierno của trường Đại học New York khuyên rằng, tốt nhất...