Vì sao nắp hố ga thường có hình tròn?
Mỗi hố ga thường được bao phủ bởi một chiếc nắp được làm từ sắt, bê tông, hay gang.
Điều thú vị là các nắp ga thường có dạng hình tròn chứ không phải hình vuông, chữ nhật, hay lục giác, ngũ giác.
Do thường nằm trên đường nên nắp hố ga phải chịu áp lực rất lớn từ các phương tiện qua lại, điều hiển nhiên là những nắp này phải rất nặng và vững chắc.
Thông thường các nắp hố ga thường được làm từ sắt hay bê tông và có thể nặng tới 50kg.
Bây giờ thử tưởng tượng vì một lí do nào đó bạn phải di chuyển những chiếc nắp này từ nơi này sang nơi khác, nó sẽ ngốn của bạn rất nhiều sức. Và một trong những lợi ích to lớn rất của hình tròn là bạn có thể lăn chúng một cách nhẹ nhàng thay vì phải bê vác nặng nhọc.
Video đang HOT
Đây cũng chính là bài học mà những nhà phát minh ra chiếc xe đạp đầu tiên đã học được.
Khả năng chống áp lực tốt, bởi hình tròn là hình có khả năng chống lại áp lực của mặt đất xung quanh chúng một cách tốt nhất.
Khi cần đặt nắp vào miệng hố ga, bạn có thể xoay theo bất cứ chiều nào mà chiếc nắp vẫn có thể vừa vặn vào miệng hố. Đối với những hình dạng khác, bạn sẽ phải đặt đúng góc của nắp và miệng hố. Dễ dàng hơn rất nhiều!
Nắp cống hình tròn dễ di chuyển.
Do hình vuông hay hình chữ nhật có đường chéo dài hơn các cạnh, nên nếu không may được mở hoặc xoay theo đường chéo, chúng sẽ dễ dàng bị rơi xuống hố bên dưới.
Đặc biệt nếu là hình chữ nhật, chiều dài của các cạnh sẽ khác nhau nên càng dễ dàng bị rơi xuống nếu không cẩn thận (xem hình dưới).
Không chỉ riêng hình tròn, nắp cống có hình tam giác đều hay tam giác Reuleaux cũng sẽ không bị rơi xuống hố dù cho bạn đặt nó ở bất kì chiều nào, nhưng nhược điểm của chúng là việc sản xuất phức tạp hơn rất nhiều việc sản xuất 1 cái nắp có hình tròn đơn giản.
Giải mã bí ẩn về hàng tỷ tấn băng tồn tại trên Sao Thuỷ
Giống như Mặt trăng, một số phần của Sao Thủy được bao phủ bởi các miệng hố nơi nhiệt độ đạt đến cực lạnh.
Nhưng vệ tinh Trái đất có lượng băng nhỏ, trong khi trên Sao Thủy có rất nhiều. Bí ẩn này đã khiến các nhà khoa học lâu nay vẫn chưa tìm được lời giải thích hợp lý nhất.
Nhiệt độ trên Sao Thủy có thể đạt tới 400 độ C nhưng vì một số lý do đặc biệt, hành tinh gần Mặt trời nhất lại vẫn có lượng băng khổng lồ. Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Georgia dường như đã phá vỡ bí ẩn này.
Gió Mặt trời tấn công Sao Thủy mang theo các hạt tích điện, bao gồm cả các proton. Tương tác với các khoáng vật trên hành tinh, chúng tạo ra cái gọi là các nhóm hydroxyl, dưới nhiệt độ cực cao giải phóng và đập vào nhau, tạo ra các phân tử nước và hydro.
Những phân tử này có xu hướng di chuyển khắp hành tinh và một số trong số chúng rơi xuống các miệng hố là những khu vực bị che khuất vĩnh viễn. Những khu vực này không bao giờ nhận được ánh sáng Mặt trời trực tiếp và có nhiệt độ cực lạnh.
Bên cạnh đó Sao Thủy không có bầu khí quyển dày đặc nên cũng có nghĩa là không có không khí dẫn nhiệt, các phân tử nước này biến thành băng. Theo nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, quá trình này có thể chiếm tới 10% tổng lượng băng của Sao Thủy, tương đương với khoảng 11 tỷ tấn băng.
Các nhà khoa học cho biết phần còn lại của băng có khả năng được tạo ra do va chạm với các tiểu hành tinh và thiên thạch.
Brant Jones, nhà nghiên cứu tại Trường Hóa học và Hóa sinh Georgia Tech, tác giả nghiên cứu cho biết: "Tôi sẽ thừa nhận rằng có rất nhiều nước trên Sao Thủy được phân phối bằng cách tác động đến các tiểu hành tinh. Nhưng cũng có câu hỏi về việc các tiểu hành tinh chứa đầy nước lấy nước đó ở đâu. Các quá trình như thế này có thể giúp tạo ra nó".
Trang Phạm
Phát hiện những tượng thần bằng gỗ kỳ lạ gần nghìn tuổi Đây là những tượng thần lâu đời nhất được phát hiện ở khu liên hợp khảo cổ Chan Chan phía bắc Peru. Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra 19 tượng thần hình người bằng gỗ, một số trong đó có đeo mặt nạ đất sét tại thành phố cổ Chan Chan, Peru. Những bức tượng thần được chạm...