Vì sao Mỹ – Trung khó nói chuyện?
Có rất nhiều vấn đề đang chia rẽ Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong bối cảnh đôi bên tìm cách đối thoại ở Bắc Kinh.
Tranh cãi trên Biển Đông, hoạt động thương mại, các lo ngại về tiền tệ và nhiều vấn đề khác đang là rào cản giữa hai nước.
Từ trái qua: Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại “Đối thoại Chiến lược và Kinh tế lần thứ 8″. (Ảnh: Reuters)
Tám năm trước, Tổng thống Barack Obama khởi động một sáng kiến nhằm xây dựng lòng tin giữa hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới.
Theo đó, hàng năm, hàng trăm quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc gặp nhau để thảo luận về các khác biệt, và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mà Mỹ và Trung Quốc có lợi ích chung, như đối phó với biến đổi khí hậu, chống chủ nghĩa khủng bố.
&’Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung lần thứ 8′, từ ngày 6-7/6, là diễn đàn cuối cùng diễn ra trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama. Tuy nhiên, tranh chấp ở Biển Đông đã trở thành tâm điểm căng thẳng khiến đôi bên không thể tìm ra tiếng nói chung.
Nhà báo Adrian Brown của kênh truyền hình Aljazeera nhận định, hội nghị lần này bị phủ bóng bởi sự bất đồng rất lớn giữa chính quyền Tổng thống Obama và Chính phủ Trung Quốc. “Căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông” – ông Brown nói.
Video đang HOT
Vậy, Washington sẵn lòng tìm kiếm giải pháp tới mức nào? Và Trung Quốc phản ứng ra sao?
Ngay trước đối thoại, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo Trung Quốc không lập Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ). Còn ở Đối thoại Shangri-La, từ ngày 3-5/6 tại Singapore, quan chức quốc phòng đôi bên đã chỉ trích lẫn nhau về diễn biến leo thang ở Biển Đông.
Hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy Trung Quốc xây dựng trái phép tại các đảo/đá mà Bắc Kinh chiếm bất hợp pháp trên Biển Đông. (Ảnh: NYTimes)
Chính quyền Mỹ đã thách thức các yêu sách quá đáng của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, bằng cách cho tàu chiến đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo mà Trung Quốc chiếm và bồi đắp trái phép.
Washington cũng đồng thời tăng cường hỗ trợ cho một số nước có tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông, nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc, chẳng hạn ký thỏa thuận đóng quân tại các căn cứ quân sự ở Philippines…
Những động thái này của Mỹ diễn ra sau khi Bắc Kinh bố trí tên lửa và máy bay chiến đấu ra các đảo nhân tạo, gây nên lo ngại về việc quân sự hóa trên Biển Đông và cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Nhà báo Simon Long của tờ Economist nhận định, một vấn đề ở đây là Mỹ và Trung Quốc đều chăm chăm chỉ trích nhau, thay vì có một cuộc đối thoại thật sự ý nghĩa. Theo ông, &’điều này sẽ phủ bóng lên mọi khía cạnh hợp tác khác trong cuộc đối thoại hiện nay tại Bắc Kinh’.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Hải cảnh Trung Quốc sắp sử dụng tàu hộ vệ tên lửa?
Ảnh chụp một con tàu mới đây cho thấy lực lượng hải cảnh của Trung Quốc dường như đã đưa vào sử dụng một loại tàu hộ vệ tên lửa hiện đại.
Theo trang The Diplomat, một hình ảnh trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc gần đây cho thấy một tàu có hình dáng tương tự tàu hộ vệ tên lửa 4.000 tấn Type 054A Jangkai II được sơn ba màu đặc trưng của lực lượng hải cảnh (CCG) nước này là trắng, đỏ và xanh.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A là loại tàu chiến đa chức năng, được triển khai cho các hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden, vùng Trung Đông kể từ năm 2009. Con tàu này cũng từng tham gia các cuộc tập trận hải quân Nga - Trung trong năm 2015. Hiện tại, hải quân Trung Quốc có 20 tàu Type 054A Jangkai II và năm tàu khác đang được đóng.
Các chuyên gia của Diplomat cho rằng việc đưa vào sử dụng một tàu hộ vệ tên lửa trong biên chế cho phép CCG tăng cường sức mạnh trên biển, bởi loại tàu này có phạm vi hoạt động lớn (khoảng 7.000 km), và tốc độ tối đa 32 km/giờ. Lượng giãn nước của Type 054A là 4.000 tấn, lớn hơn nhiều so với các tàu hải cảnh khác đang biên chế trong CCG.
Hình ảnh con tàu được cho là giống tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Trung Quốc. Nguồn: IHS Jane"s 360
Trong vòng hơn năm năm qua, lực lượng CCG đã bổ sung hơn 100 tàu. Tính đến năm 2016, CCG có khoảng 220 tàu các loại, trong đó có hai tàu hải cảnh được mệnh danh là "quái vật" là CCG 3901 và CCG 2901, lần lượt có lượng giãn nước là 12.000 và 15.000 tấn.
Hai tàu này lớn hơn bất kỳ các tàu tuần dương nào của các nước khác trong khu vực, thậm chí còn hơn tàu hải cảnh lớp Shikishima của Nhật Bản có trọng lượng 6.500 tấn, từng được coi là tàu tuần dương lớn nhất thế giới.
Theo các chuyên gia, các tàu hải cảnh của Trung Quốc thường có vai trò rất quan trọng với Bắc Kinh trong các hoạt động tranh chấp trên biển, đặc biệt là biển Đông. Bắc Kinh từng cố tình cho tàu hải cảnh đâm va tàu cá và cả tàu chấp pháp của các nước trong khu vực. Tàu CCG 3901 được coi là công cụ quan trọng "trên hết" để tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp tục đòi hỏi các tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển Đông.
Một hình ảnh rò rỉ trên trang Popular Science cho thấy chiếc tàu mang số hiệu CCG 46301 không được trang bị hệ thống phóng tên lửa VLS truyền thống và chưa rõ sẽ được gắn những loại vũ khí nào. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng vòi rồng, súng liên thanh và súng máy hạng nặng sẽ được lắp đặt trên tàu. Ngoài ra tàu cũng sẽ có những thiết bị liên lạc và radar thương mại, đồng thời có khoang chứa dành riêng cho trực thăng và các máy bay không người lái.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố 80% diện tích biển Đông bằng yêu sách "đường chín đoạn" cũng do nước này đơn phương lập ra. Để thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông,Bắc Kinh đang biến các tàu hải cảnh này thành loại vũ khí mới, phát triển đội tàu hải cảnh thành "cánh tay" hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền phi lý đó của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, chính quyền Trung Quốc dường như đang chủ trương tích cực biến các lực lượng dân sự trở nên hung hăng hơn và thực hiện cả công việc "củng cố chủ quyền" trên biển Đông bằng vũ lực.
Cụ thể, Trung Quốc mới đây đã công bố ý định biến một trong các đảo nhân tạo trên biển Đông thành căn cứ cho "siêu tàu cứu hộ" của mình. Trung Quốc cũng đầu tư phát triển lực lượng tàu cá ngư dân và các nghiệp đoàn tàu cá thành những nhóm "dân quân" trên biển Đông. Cùng với những động thái hung hăng như xây đắp đảo nhân tạo, bố trí thiết bị quân sự trên biển Đông, chủ trương "vũ lực hóa" các lực lượng dân sự của Bắc Kinh càng gây thêm nhiều lo ngại an ninh cho khu vực.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Triều Tiên 'tố' Hàn Quốc liên tiếp xâm phạm lãnh hải Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 6-6 đã cáo buộc hải quân Hàn Quốc xâm phạm biên giới trên biển của Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng vẫn leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), KCNA cáo buộc tàu chiến Hàn Quốc xâm phạm hải phận Triều Tiên trên khu vực Hoàng Hải...