Vì sao Mỹ sẽ sẵn sàng cho một cuộc chiến ở Biển Đông
Tạp chí Eurasiareview ngày 30.10 đang bài viết của tiến sĩ Ian Ralby, sáng lập viên tổ chức tư vấn an ninh chính trị I.R. Consilium (Mỹ) nhận định rằng Mỹ sẽ sẵn sàng để đi đến một cuộc chiến tranh trên Biển Đông để bảo vệ quyền tự do lưu thông tàu bè và máy bay quân sự một khi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực này lên đến đỉnh điểm.
Máy bay trinh sát E-2C Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) trên biển Philippines ngày 26.10.2014. Nhóm tàu sân bay chiến đấu này đang luyện tập để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ lợi ích hàng hải của Mỹ và các đồng minh cùng đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo trang web Hải quân Mỹ
Theo tác giả, tình hình căng thẳng ở Biển Đông có thể khiến các nhà hoạch định chính sách của hai phía nghĩ đến một cuộc chiến tranh. Khi Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát các vùng biển và đảo tranh chấp để ngăn cản máy bay và tàu chiến Mỹ đi qua khu vực rộng lớn của Biển Đông, sẽ khiến Mỹ không hài lòng khi cho rằng họ có quyền hợp pháp qua lại trên vùng biển này theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS).
Biển Đông đang là điểm nóng tranh chấp chủ quyền liên quan đến nhiều nước, và thậm chí tàu chiến các nước ngày càng gia tăng khả năng va chạm thù địch nhau. Cả hãng tin BBC gần đây còn có bài phóng sự về việc Hải quân Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với Trung Quốc nếu căng thẳng lên đỉnh điểm.
Nhưng vì sao Mỹ đang phải can thiệp vào các điểm nóng ở Đông Âu và Trung Đông lại sẵn sàng cho một cuộc chiến trên biển với một trong những đối thủ hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự?
Câu trả lời đầy đủ liên quan đến một số luận cứ khác nhau, nhưng một trong những điều quan trọng nhất lại ít được chú ý là liên quan đến luật biển quốc tế. Đơn giản là nếu Trung Quốc chiếm được các đảo tranh chấp trên Biển Đông thì có thể chặn đứng mọi sự qua lại của các tàu chiến lẫn máy bay Mỹ trên hầu hết vùng Biển Đông.
Video đang HOT
Vì vậy Mỹ không muốn Trung Quốc giành phần thắng trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, và cố gắng thuyết phục Trung Quốc tuân thủ UNCLOS. Mỉa mai là Mỹ không công nhận và tuân thủ UNCLOS nhưng lại xem UNCLOS như luật tập quán quốc tế, và kêu gọi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông theo UNCLOS.
Trung Quốc không cho rằng các nguyên tắc của luật biển lại áp dụng cho các tàu chiến hoặc máy bay quân sự nước ngoài được quá cảnh khu vực đặc quyền kinh tế trên biển (EEZ, theo UNCLOS). Thời gian qua, Trung Quốc đã ngăn cản các tàu hải quân nước ngoài, trong đó có một tàu của Ấn Độ, đi qua vùng biển mà Trung Quốc cho sẽ là EEZ của họ (đường lưỡi bò – TN) nếu giành được các vùng đảo tranh chấp và áp quyền sở hữu pháp lý trên Biển Đông. Trung Quốc còn cho rằng Mỹ vi phạm UNCLOS khi tiến hành các cuộc diễn tập quân sự, các chuyến bay giám sát, các cuộc khảo sát thủy văn (để phục vụ cho việc chống tàu ngầm) và các hoạt động khác trong khu vực Trung Quốc tự cho là EEZ của mình.
UNCLOS tuy nhiên không rõ ràng làm rõ quan điểm pháp lý này. Kể từ khi Công ước này có phần hạn chế sự di chuyển của các tàu chiến trong vùng lãnh hải, phía Mỹ giải thích rằng UNCLOS không có những hạn chế với các tàu hải quân hoặc máy bay quân sự bên trong vùng EEZ. Còn Trung Quốc thì tuyên bố chủ quyền hoàn toàn liên quan đến tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài trong toàn bộ khu vực hai trăm hải lý của EEZ tính từ lãnh hải.
Do vậy, nếu Trung Quốc chiếm được các lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông thì Mỹ sẽ phải xin phép Trung Quốc để cho tàu hải quân hoặc máy bay quân sự của mình đi qua trên hầu hết Biển Đông.
Nhìn từ quan điểm chiến lược, Mỹ không thể để mất sự tự do đi lại qua Biển Đông, điểm trung chuyển quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tàu sân bay USS George Washington đang di chuyển qua Biển Đông ngày 19.10.2014 – Ảnh: Hải quân Mỹ
Đài NHK (Nhật) đăng hình ảnh chụp từ trên không của quân đội Philippines cho thấy Trung Quốc đang mở rộng xây dựng trái phép các căn cứ trên bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mỹ lo ngại rằng nếu Trung Quốc chiếm đoạt tất cả các lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông và áp EEZ, tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ không thể vào Biển Đông
Mỹ đang cố ngăn chặn càng nhiều càng tốt sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, ngăn cản sự làm giàu hơn nữa của Trung Quốc thông qua việc tiếp cận các nguồn tài nguyên dồi dào, và hạn chế ảnh hưởng bá quyền của nước này, và một trong những lý do chính khiến căng thẳng trên Biển Đông có thể đưa đến điểm xung đột giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới là sự diễn dịch gây tranh cãi về UNCLOS.
Sự tự do đi lại của các tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ qua Biển Đông là có tầm quan trọng chiến lược khiến Mỹ đã sẵn sàng chiến đấu cho việc này. Vấn đề này thực sự là điều cơ bản hơn cho lợi ích của Mỹ so với tình hình ở Ukraine hoặc đối phó phiến quân IS ở Trung Đông. Đó là lý do tại sao Mỹ sẽ sẵn sàng tiến đến chiến tranh qua việc giải thích một công ước quốc tế về luật biển mà nước này không tham gia.
Theo Tin Nóng
Nhóm khủng bố Abu Sayyaf thả hai con tin người Đức
Nhóm khủng bố Abu Sayyaf ngày 17.10 đã trả tự do cho hai con tin người Đức bị nhóm này bắt giữ trong vòng 6 tháng qua, quân đội Philippines cho biết.
Các tay súng Abu Sayyaf xuất hiện tại đảo Jolo, miền nam Philippines - Ảnh: AFP
Hai con tin, gồm một người đàn ông trong độ tuổi 70 và một người phụ nữ khoảng 50 tuổi, được trả tự do tại đảo Jolo (Philippines), Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Gregorio Catapang, ngày 17.10 cho AFP biết.
Abu Rami, người phát ngôn cho Abu Sayyaf, tuyên bố nhóm này đã trả tự do cho hai con tin người Đức. Abu Sayyaf từng có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda, nhưng gần đây tuyên bố trung thành với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đang hoành hành ở Iraq và Syria.
Trước đó, Abu Sayyaf đe dọa sẽ giết chết hai con tin này nếu chính phủ Đức không trả tiền chuộc 5,6 triệu USD và rút khỏi liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu nhằm tiêu diệt IS ở Iraq và Syria.
Rami nói Abu Sayyaf đã nhận được tiền chuộc mà nhóm này yêu cầu. Nhưng tướng Catapang cho hay ông không có thông tin về việc trả tiền chuộc, khẳng định quân đội Philippines không thương lượng với khủng bố.
Ông Catapang cho biết thêm hai người Đức sẽ được kiểm tra sức khỏe tại một bệnh viện quân đội trên đảo Jolo và sẽ được đưa về thủ đô Manila.
Chính quyền Philippines trước đó cho biết hai người này bị bắt làm con tin khi đang đi thuyền buồm gần đảo Palawan của Philippines.
Mỹ và Philippines xem Abu Sayyaf là một nhóm khủng bố. Và nhóm này kiếm hàng triệu USD nhờ vào bắt con tin và đòi tiền chuộc. Abu Sayyaf được cho là đang giam giữ hai con tin người châu Âu, một người Malaysia và một người Nhật, theo AFP.
Theo Thanh Niên
Toàn bộ binh sỹ gìn giữ hòa bình Philippines thoát vòng vây phiến quân Toàn bộ 75 binh sỹ Philippines trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc bị các phiến quân Hồi giáo bao vây tại cao nguyên Golan, Syria đã trở về an toàn, trong khi nhiều binh sỹ người Fiji vẫn đang bị giữ làm con tin. Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Syria đang bị tấn công...