Vì sao Mỹ nghiện chiến tranh?
Mặc dù mọi cuộc can thiệp đều dẫn đến những cuộc xung đột lớn hơn, xong Mỹ vẫn không ngừng nhúng tay vào các cuộc chiến tranh trên khắp thế giới dựa trên niềm tin rằng, họ có thể giải quyết mọi vấn đề, bao gồm: Khủng bố có thể bị tiêu diệt, Iraq, Syria sẽ được bình định, không còn đổ máu hay Nga và Trung Quốc cuối cùng sẽ phải khuất phục… theo Giáo sư Doug Bandow của Viện Cato.
Theo ông Bandow, những cuộc can thiệp quân sự gần đây của Mỹ đều chứng minh, mỗi cuộc can thiệp đều đặt nền móng cho một cuộc xung đột lớn hơn.
Tuy nhiên, các “kiến trúc sư” của những cuộc can thiệp quân sự thất bại trên luôn nhấn mạnh rằng, tất cả những sứ mệnh đó sẽ thành công hoặc hiệu quả hơn nếu Washington hành động nhiều hơn, dứt khoát hơn. Theo quan điểm của những “kiến trúc sư” này, vấn đề không nằm ở việc Mỹ quyết định nhúng tay vào một chiến tranh mà là đã không tham chiến đầy đủ.
Quan niệm trên xuất phát từ niềm tin cho rằng, Washington có thể giải quyết mọi vấn đề, bao gồm: Khủng bố có thể bị tiêu diệt, tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sẽ bị ngăn chặn, Iraq, Syria được bình định, không còn đổ máu hay Nga và Trung Quốc cuối cùng sẽ phải khuất phục…
Tuy nhiên, theo Giáo sư Bandow, kết quả thực tế cho thấy chính sách như vậy hoàn toàn không tồn tại. Minh chứng là các hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài gần đây đều thất bại.
Vậy nếu can thiệp quân sự đã không thể thành công trong 15 năm qua, vậy vì sao có những người vẫn kêu gọi những chiến dịch như vậy tiếp tục diễn ra trong 15 năm tới? Những người này kêu gọi tiếp tục để quân đội đồn trú và chiến đấu ở nước ngoài lâu hơn, ném thêm bom và thiết lập nhiều hơn nữa các vùng cấm bay trên khắp thế giới mà không cần quan tâm đến hậu quả cũng như hiệu quả thực tế của chính sách đó.
Theo ông Bandow, cuộc xâm lược Iraq của Mỹ đã gây ra xung đột phe phái trên diện rộng ở đất nước Trung Đông này. Nó cũng cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người dân vô tội địa phương, khai sinh ra những tổ chức, mạng lưới khủng bố khét tiếng như Al Qaeda hay IS đồng thời cũng biến quân đội Mỹ và công dân Mỹ trở thành mục tiêu của những kẻ cực đoan, khủng bố Hồi giáo.
Video đang HOT
Sau cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Libya dẫn đến kết quả là chính quyền Đại tá Qaddafi bị lật đổ, đất nước Bắc Phi hiện vẫn chìm trong xung đột phe phái. Chính phủ Libya do Mỹ và phương Tây hậu thuẫn dựng nên không đủ mạnh để tiếp quản và điều hành đất nước đi đúng hướng.
Đối với Syria, nhiều người ở Washington vẫn tin rằng, Tổng thống Bashar al-Assad cuối cùng sẽ bị lật đổ và chịu chung số phận như Đại tá Qaddafi, IS sẽ bị diệt sạch. Tuy nhiên, theo ông Bandow, nhìn vào những gì đang diễn ra ở Afghanistan, Iraq, Libya, thì đây chỉ là một câu chuyện viễn tưởng tuyệt vời.
Đặc biệt, hiện ngày càng có nhiều lời kêu gọi mạnh mẽ, quyết liệt yêu cầu chính quyền Obama phải vạch ra “đường giới hạn đỏ” nhằm ngăn chặn Nga khôi phục tầm ảnh hưởng và vị thế siêu cường thời Xô viết cũng như sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thậm chí, có một số người ở Washington công khai ủng hộ một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc hoặc Nga…
Tuy nhiên, mọi nỗ lực hay chiến lược của Washington nhằm gây áp lực với Moscow và Bắc Kinh sẽ chỉ khiến những cường quốc hạt nhân này tìm cách củng cố quân đội để chứng minh rằng, họ sẽ không bị Mỹ khuất phục.
Theo đó, Giáo sư Bandow cho rằng, Mỹ nên ngừng phung phí hàng trăm tỷ đô la để tìm cách “quản lý” toàn cầu vì đây là nỗ lực vô ích.
Theo Danviet
20 xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào biên giới Syria
Hiện có khoảng 20 xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào biên giới Syria với mục đích tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Damacus gọi động thái này là "xâm phạm trắng trợn chủ quyền".
Theo Reuters, nhân chứng cho biết ít nhất chín xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào phía bắc Syria vào sáng 25-8 (giờ địa phương). Hãng tin AFP và kênh truyền hình Haberturk cũng ghi nhận thêm nhiều xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ và các thiết bị quân sự đã tiến vào Syria.
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận hiện có khoảng 20 xe tăng của nước này hiện diện bên trong lãnh thổ Syria và nói thêm sẽ điều thêm xe tăng và các thiết bị quân sự khác nếu cần.
Reuters cho hay tiếng súng nổ có thể được nghe thấy từ Jarablus và các đám khói đen được nhìn thấy bốc thấy tại thị trấn này.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào biên giới Syria. Ảnh: RT
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NTV (Thổ Nhĩ Kỳ), Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik cho biết các phiến quân Syria do Ankara hậu thuẫn đang "quét sạch" các phiến quân IS ở Jarablus. Các phiến quân Syria cũng đang ngăn chặn lực lượng người Kurd chiếm giữ biên giới phía nam.
Giới chức Thổ Nhĩ kỳ tuyên bố họ có quyền can thiệp quân sự ở Syria nếu các chiến binh người Kurd tràn qua bờ tây của sông Euphrates, AFP nói.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào lãnh thổ Syria nhằm mục đích tiêu diệt IS và các chiến binh người Kurd gần thị trấn Jarablus hôm 24-8. Thị trấn này đang bị IS kiểm soát từ tháng 7-2013.
Ankara cho biết mục đích giải phóng Jarablus nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới, trong khi lực lượng người Kurd cảnh báo binh sĩ Thổ sẽ kết thúc trong vũng lầy.
Tham gia chiến dịch quân sự lần này còn có sự yểm trợ của lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các chiến đấu cơ A-10S và F-16 từ liên quân chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu.
Theo chuyên gia Ali Rizk phụ trách vấn đề Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm hai mục tiêu trong chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria. Đó là tiêu diệt mối đe dọa từ IS và ngăn chặn người Kurd hình thành biên giới của lực lượng này ở phía nam.
"Chắc chắn đây không chỉ là vì IS, còn là vì người Kurd. Có thể là Đảng Lao động người Kurd (PKK) hoặc Lực lượng vũ trang người Kurd (PYG)" - ông nói với RT.
Hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ bị chính quyền Damacus chỉ trích là "sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền Syria". Damacus cho rằng việc "thay thế" các tay súng IS bằng "các tổ chức khủng bố khác được Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp hậu thuẫn" không thể xem đây là chiến đấu chống khủng bố.
"Những gì đang diễn ra ở Jarablus bây giờ không phải là chiến đấu chống khủng bố như Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố. Đúng hơn đây chỉ là đang thay thế một loại chủ nghĩa khủng bố khác" - một quan chức chính phủ Syria nói với hãng thông tấn SANA.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Đặc nhiệm Pháp đang tiến hành 'cuộc chiến bí mật' ở Libya Pháp điều động lực lượng đặc nhiệm tiến hành một "cuộc chiến bí mật" chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Libya, truyền thông Pháp ngày 24.2 cho hay. Pháp đang tiến hành cuộc chiến bí mật ở Libya. Trong ảnh là chiến đấu cơ Rafale của Pháp - Ảnh: Reuters Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ra lệnh...