Vì sao Mỹ muốn nâng cấp hệ thống giao thông châu Âu?
Mỹ sẵn sàng chi trả 50 triệu USD cho một tổ chức bản đồ địa lý để đổi lấy bản đồ chi tiết các nước châu Âu nhằm mục đích mới.
Trên bản đồ chi tiết này thể hiện rõ các khu vực dân cư và đường xá, các cơ sở công nghiệp cũng như các tuyến đường giao thông dưới lòng đất.
Đơn vị tiếp nhận bản đồ này là Bộ chỉ huy của Lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE) ở châu Âu.
Quân đội Mỹ ở châu Âu.
Tại sao người Mỹ lại cần một bản đồ mới chi tiết về các nước châu Âu?
Thứ nhất, tình hình chính trị quân sự trên thế giới ngày càng trở nên căng thẳng và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra bất ngờ, bao gồm cả một cuộc chiến tranh ở châu Âu.
Theo đó, Lầu Năm Góc cần phải chuẩn bị trước để sẵn sàng đối phó mới mọi kịch bản và giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với họ.
Video đang HOT
Thứ hai, các cơ sở hạ tầng giao thông cũ ở châu Âu đã quá tải và bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong trường hợp có chiến tranh xảy ra, việc di chuyển lực lượng quân đội trên bộ, đặc biệt là các loại xe tăng, xe bọc thép sẽ bị ảnh hưởng nếu không xác định được hướng di chuyển tốt nhất.
Ngoài ra do tốc độ phát triển nhanh nên những bản đồ cũ không kịp thời cập nhật trong tình tình hiện nay.
Bộ chỉ huy của Lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE) ở châu Âu lo ngại về sự ùn tắc giao thông trên các tuyến đường ở châu Âu, đặc biệt là ở các nước thuộc Liên Xô cũ.
Họ sợ nhất về tình trạng xuống cấp quá mức và không đạt yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng quân sự. Vì vậy quân đội Mỹ cũng như NATO cần biết những con đường mới để có thể đưa đến các “khu vực nóng” một cách nhanh nhất.
Hệ thống giao thông ở các nước châu Âu không đồng đều. Tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia châu Âu, họ đều có một hệ thống giao thông phát triển khác nhau.
Nếu tính tổng thế có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của liên minh châu Âu không hề thấp nhưng họ vẫn không đủ kinh phí dể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và công nghệ.
Theo ước tính để thực hiện dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng châu Âu giai đoạn đến năm 2020 cần số tiền khoảng 500 tỷ euro. Và sau đó muốn hoàn thành hệ thống mạng lưới giao thông trên toàn châu Âu giai đoạn đến năm 2030 có thể phải chi 750 tỷ euro.
Số tiền này rất lớn hơn nữa gồm nhiều quốc gia với trình độ phát triển khác nhau nên dự án này rất khó để thực hiện.
Tuy nhiên nếu dự án này được thực hiện chắc chắn sẽ đem lại cho Hoa Kỳ nguồn lợi không hề nhỏ. Các công ty và nhà thầu quân sự Mỹ hoàn toàn có thể tham gia vào dự án này.
Chí Huy
Theo baodatviet
Bulgaria phát lệnh bắt giữ toàn châu Âu nghi phạm cưỡng hiếp và sát hại nhà báo điều tra gây chấn động
Sau khi Bulgaria phát lệnh bắt giữ toàn châu Âu nghi phạm cưỡng hiếp và sát hại nhà báo điều tra Victoria Marinova, cảnh sát Đức đã bắt giữ được một nghi phạm, Văn phòng công tố Bulgaria cho biết.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Bulgaria Mladen Marinov, mẫu DNA được tìm thấy tại hiện trường vụ án trùng khớp với DNA của người đang bị bắt giữ.
Nữ nhà báo Victoria Marinova người Bulgaria bị sát hại. (Ảnh: AP)
"Chúng tôi phát hiện nghi phạm quốc tịch Bulgaria xuất cảnh ngày 7/10, sau khi xác định vị trí của anh ta, các quy trình quốc tế đã được khởi động, sau đó anh ta bị bắt tại Đức" - Công tố viên trưởng Bulgaria Sotir Tsatsarov nói trong một cuộc họp báo.
Ông Tsatsarov cho biết thêm người đàn ông bị bắt giữ sinh năm 1997, tên là Severin Krasimirov, bị cáo buộc vắng mặt tội cưỡng hiếp và giết người. Nghi phạm sẽ sớm xuất hiện trước tòa án tại Đức, sau đó sẽ bị dẫn độ về Bulgaria.
Trước đó, ngày 9/10, cảnh sát Bulgaria cũng bắt giữ một nghi phạm khác là công dân Romania đồng thời có quốc tịch Moldova. Theo truyền thông địa phương, người này sau đó được thả mà không bị cáo buộc.
Victoria Marinova, nữ nhà báo 30 tuổi là giám đốc kiêm dẫn chương trình đài truyền hình địa phương TVN, bị cưỡng hiếp và sát hại ngày 6/10 ở thành phố Ruse, phía Bắc Bulgaria. Theo Sputnik, trong khi cơ quan chức năng Bulgaria không loại trừ khả năng nào, các cơ quan hành pháp địa phương tin rằng vụ giết người có liên quan đến công việc điều tra của nữ nhà báo.
Gần đây nhất, nhà báo Marinova dẫn một chương trình đối thoại trên kênh truyền hình TVN liên quan tới các cáo buộc tham nhũng đối với nhiều doanh nhân và chính trị gia xung quanh vụ án GPGate - một bê bối xung quanh việc trộm tiền từ các quỹ EU.
Vụ việc nữ nhà báo Bulgaria bị sát hại khiến dư luận quốc tế và châu Âu phẫn nộ. Nhiều người hôm 8/10 tới thắp nến và đặt hoa tại quảng trường Ruse, trung tâm thủ đô Sofia và nhiều thành phố khác để bày tỏ sự tiếc thương với nữ nhà báo.
(Nguồn: Sputnik, RT)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Tình báo Anh tố Nga muốn biến Libya thành "xiềng xích" của phương Tây Các cơ quan tình báo đã cảnh báo Thủ tướng Anh Theresa May rằng Nga muốn "biến Libya thành Syria mới" để kiểm soát dòng người tị nạn tràn vào Châu Âu, qua đó gia tăng ảnh hưởng của mình đối với phương Tây. Hãng tin Sputnik đưa tin, một quan chức cấp cao giấu tên trong chính phủ Anh đã tiết lộ...