Vì sao Mỹ liên tục mất tàu chiến trong 2 tháng?
Với việc tàu khu trục USS John S. McCain và tàu USS Fitzgerald bị loại khỏi “vòng chiến đấu” sau hai vụ va chạm trong hai tháng trở lại đây, Hải quân Mỹ tạm mất hai tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân ở Thái Bình Dương.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tàu khu trục USS John S. McCain của Hải quân Mỹ hư hại nặng sau va chạm với tàu dầu gần eo biển Malacca. (Ảnh: AFP)
Seth Cropsey, Giám đốc trung tâm năng lực hàng hải Mỹ tại Viện nghiên cứu Hudson, tuần này đã nhận định với tạp chí National Interestrằng, vận hành quá sức có thể là nguyên nhân khiến tàu chiến Mỹ liên tục va chạm thời gian gần đây.
“Hạm đội tàu chiến của Mỹ đã quá kiệt sức. Việc mất hai tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis tạo lá chắn tên lửa trong bối cảnh Triều Tiên đe dọa phóng tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu của Mỹ và đồng minh thật đáng tiếc”.
Bryan McGrath, Giám đốc điều hành tổ chức tư vấn hàng hải FerryBridge, cũng có chung đánh giá này với ông Cropsey. Ông nhận định: “Mất hai tàu chiến được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tạo ra một lỗ hổng lớn trong hạm đội vốn bị coi là quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế ở Tây Thái Bình Dương”.
Chuyên gia này cũng nói rằng; “Tôi nghĩ Hải quân Mỹ có thể sẽ phải điều động các tàu triển khai ở Hawaii để bổ sung cho Thái Bình Dương”.
Video đang HOT
Trong khi đó, chuyên gia Bryan Clark thuộc Trung tâm Thẩm định ngân sách và chiến lược Mỹ, cho rằng việc bù đắp sự thiếu hụt của hai tàu khu trục không hề dễ dàng trong bối cảnh hạm đội chưa đầy 300 tàu chiến phải hiện diện tại khắp tất cả các vùng biển trên thế giới.
Các chuyên gia này chỉ ra rằng, Hải quân Mỹ có thể đã buộc hạm đội của họ phải vận hành quá sức khi có quá ít tàu để thực hiện các sứ mệnh trên khắp thế giới. Đó có thể là nguyên nhân sâu xa sau hai vụ va chạm của tàu khu trục Mỹ ở vùng biển Thái Bình Dương hai tháng qua.
“Vận hành quá sức có thể là nguyên nhân dẫn đến các vụ va chạm này, do vậy Hải quân Mỹ có thể sẽ điều động các tàu hải quân từ Hawaii để bù đắp thiếu hụt đó. 10 tàu tuần dương và tàu khu trục còn lại là lực lượng quá mỏng ở tây Thái Bình Dương”, ông Clark nói.
Chuyên gia hải quân Mỹ Jerry Hendrix cho rằng, không loại trừ khả năng Hải quân Mỹ buộc các tàu chiến tận dụng thời gian huấn luyện trên biển ngay trong các sứ mệnh thực chiến.
Chuyên gia này cho rằng, Hải quân Mỹ có thể sẽ cần thêm 50-75 tàu khu trục cỡ nhỏ, chưa kể đến các tàu tấn công nhanh để bù đắp thiếu hụt.
Vụ va chạm giữa tàu khu trục USS John S. McCain và tàu chở dầu Alnic MC mang cờ Liberia xảy ra vào sáng qua 21/8 ở vùng biển ngoài khơi Singapore. Vụ va chạm khiến 5 thủy thủ của tàu chiến Mỹ bị thương và 10 thủy thủ khác mất tích, đồng thời gây ra một lỗ hổng lớn ở mạn trái thân tàu.
Đây là vụ va chạm thứ hai của tàu chiến Mỹ với tàu hàng ở vùng biển châu Á trong vòng 2 tháng trở lại đây. Trong vụ va chạm của tàu USS Fitzgerald với tàu hàng Philippines hồi tháng 6 ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản, 7 thủy thủ Mỹ đã thiệt mạng trong khi tàu Mỹ bị hư hại nặng buộc phải đưa về Mỹ sửa chữa.
Minh Phương
Theo National Interest
Hai tàu chiến bị đâm, lá chắn tên lửa Mỹ lộ lỗ hổng
Việc thiếu hụt hai tàu khu trục mang hệ thống chiến đấu Aegis có thể tạo lỗ hổng không nhỏ trong lá chắn tên lửa Mỹ tại châu Á.
Tàu khu trục USS John S. McCain của hải quân Mỹ sáng 21/8 va chạm với tàu chở dầu Alnic MC mang cờ Liberia ngoài khơi Singapore, gần eo biển Malacca khiến 5 thủy thủ bị thương, 10 người mất tích. Cú đâm khiến tàu khu trục Mỹ thủng một lỗ lớn ở mạn trái và phải tự lết về cảng Singapore.
Vụ va chạm xảy ra chỉ hai tháng sau tai nạn giữa tàu khu trục USS Fitzgerald và tàu chở hàng ACX Crystal mang quốc tịch Philippines, làm 7 thủy thủ thiệt mạng. Cả hai sự cố đều khiến các chiến hạm Mỹ mất khả năng chiến đấu, để lại lỗ hổng trong lá chắn phòng thủ tên lửa trên biển của nước này, theo Sputnik.
Lực lượng đánh chặn tầm xa chủ lực của Mỹ tại châu Á là hạm đội 16 tàu tuần dương và tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis, trong đó 5 chiếc đóng quân dài hạn tại quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Tàu khu trục USS Fitzgerald và USS John S. McCain cũng là một phần của lá chắn tên lửa này.
Hệ thống chiến đấu Aegis được thiết kế trên nền tảng radar mảng pha quét điện tử thụ động AN/SPY-1D, có thể phát hiện và bám bắt nhiều loại tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn tới tầm xa. Mỗi tàu như USS Fitzgerald và USS John S. McCain được trang bị 4 đài radar AN/SPY-1D, cho phép chúng theo dõi cùng lúc hàng trăm mục tiêu ở mọi hướng.
USS John S. McCain trở về cảng Singapore sau vụ va chạm. Ảnh: Reuters.
Hai tàu được trang bị tên lửa phòng không tầm xa SM-2ER Block IV, với tầm bắn tới 185 km. Vũ khí này cho phép chúng bắn hạ các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn, cũng như phát hiện, bám bắt và chuyển dữ liệu mục tiêu cho 6 tàu khu trục mang tên lửa đánh chặn ngoài khí quyển SM-3.
Việc hai tàu trang bị hệ thống Aegis phải về cảng sửa chữa trong thời gian dài sau tai nạn sẽ buộc hải quân Mỹ kéo dài thời gian tuần tra của 14 tàu còn lại, gây mệt mỏi cho thủy thủ đoàn và tăng tốc độ hao mòn khí tài.
Các chuyên gia quân sự dự đoán sự vắng mặt của hai tàu chiến này sẽ làm suy giảm 13% sức mạnh lá chắn tên lửa Mỹ tại châu Á, khiến hiệu quả trinh sát và đánh chặn cũng giảm theo.
Ngoài thiệt hại về người và trang bị khí tài, việc thiếu hai tàu mang hệ thống Aegis trực chiến tại Thái Bình Dương sẽ làm Mỹ mất đi gần 100 quả đạn đánh chặn SM-2ER Block IV, vốn bảo đảm khả năng tiêu diệt 15-20 tên lửa đạn đạo bắn từ Triều Tiên.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Truyền thông Trung Quốc chế giễu hải quân Mỹ sau hai vụ đâm tàu Truyền thông Trung Quốc cho rằng hải quân Mỹ hiện là mối nguy hiểm tại vùng biển châu Á-Thái Bình Dương. Tàu khu trục USS John S. MacCain thủng một lỗ lớn sau vụ vam chạm. Ảnh: CNN. "Hải quân Mỹ luôn cho rằng sự hiện diện của họ có thể giúp bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông. Tuy nhiên...