Vì sao Mỹ công khai lo ngại về Cam Ranh?
Lo ngại của Hoa Kỳ về việc Việt Nam đồng ý để Nga tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ từ cảng Cam Ranh được công khai từ bài “độc quyền” của Reuters hôm 11/3.
Lai dắt tàu ngầm Hải Phòng vào quân cảng Cam Ranh
Một ngày sau, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận Washington không muốn Nga ra vào Vịnh Cam Ranh để có hoạt động “có thể làm tăng căng thẳng trong vùng”. Kể từ đó, truyền thông và chính phủ Nga đã có phản ứng bày tỏ “khó hiểu” và “kỳ lạ”.
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ.
Từ khi Nga chính thức rút khỏi Cam Ranh đầu thập niên 2000, lợi ích an ninh và quốc phòng của Nga chủ yếu xoay quanh châu Âu và những nước từng thuộc Liên Xô cũ.
Nhưng mới đây, điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Tướng John Kelly, Tư lệnh Bộ chỉ huy khu vực Nam Mỹ, nói từ 2008, Nga bắt đầu tìm kiếm ảnh hưởng trở lại ở châu Mỹ Latin.
Nga đang vận động Cuba, Venezuela và Nicaragua “để tiếp cận căn cứ không quân và cảng”, theo lời ông Kelly.
Ngay tại châu Âu, kể từ khủng hoảng Ukraine, Mỹ và Nato cũng cáo buộc Nga tăng cường các hoạt động biểu dương sức mạnh ở châu Âu.
Tháng 11, năm ngoái, Bồ Đào Nha đuổi một tàu Nga ra khỏi vùng biển của họ. Còn đầu năm nay, Anh nói máy bay của Nga đến gần không phận Anh trước khi không quân Anh đưa máy bay ra “hộ tống”.
Trở lại câu chuyện Cam Ranh, Đại tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói Nga “khiêu khích” khi bay quanh cả khu vực lãnh thổ Guam thuộc Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, và được tiếp liệu nhờ máy bay xuất phát từ Cam Ranh.
Ông Collin Koh Swee Lean, từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận định có thể Mỹ buộc phải công khai câu chuyện Cam Ranh để tăng sức ép với Việt Nam.
Chắc chắn giới hoạch định chính sách ở Washington đã lường trước rủi ro khi nói ra, nhưng vẫn làm thế vì tình hình ở Tây Thái Bình Dương gây lo ngại.
Collin Koh Swee Lean
Video đang HOT
“Chắc chắn giới hoạch định chính sách ở Washington đã lường trước rủi ro khi nói ra, nhưng vẫn làm thế vì tình hình ở Tây Thái Bình Dương gây lo ngại.”
Đã phải đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ càng không muốn đối diện khả năng Nga gia tăng đe dọa.
“Nếu hiện diện quân sự của Nga được tăng cường, một phần nhờ được tiếp cận căn cứ của Việt Nam, nó có thể làm phức tạp thêm hoạt động của Washington trong vùng,” ông Collin Koh Swee Lean nói với BBC.
&’Vấn đề của Mỹ và Nga’
Đến giờ Việt Nam chưa có tuyên bố chính thức. Tuy vậy, báo chí Việt Nam đưa tin về buổi gặp với Đại sứ Nga tại Hà Nội hôm 13/3.
Được hỏi về vụ Cam Ranh, Đại sứ Konstantin V. Vnukov tuyên bố quan hệ quân sự giữa Nga và Việt Nam “mang tính chất tự chủ” và không nhằm chống lại nước thứ ba.
Giáo sư người Úc Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nhận xét có vẻ như Việt Nam “đang ngầm ra chỉ dấu rằng các chuyến bay của chiến đấu cơ Nga là vấn đề giữa Nga và Mỹ”.
Chiến đấu cơ Tu-95 của Nga: Mỹ lo ngại Nga gia tăng các chuyến bay &’khiêu khích’
Việt Nam luôn khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào “mục đích quân sự”. Chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam cũng khẳng định không tham gia liên minh quân sự hay liên kết với nước khác để chống lại nước thứ ba, không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài.
Tuy vậy, một chuyên gia như ông Collin Koh Swee Lean không nghĩ rằng tranh cãi đủ để Việt Nam nói &’không’ với Nga.
Quan hệ Nga – Việt “sâu sắc và rộng lớn hơn” so với quan hệ với Mỹ, ông chỉ ra.
“Nếu Việt Nam rút lại quyền tiếp cận, nó có thể gửi đi tín hiệu sai lạc cho quốc tế và có thể ảnh hưởng xấu vị trí của Việt Nam trong ASEAN.”
“Về lâu dài, nhượng bộ Washington sẽ tạo ra tiền lệ xấu,” ông nói.
Theo NTD/BBC
Hoàn Cầu thời báo hậm hực, đố kị khi tàu chiến Nga đến Cam Ranh
Báo Trung Quốc tỏ ra đố kị về quan hệ quốc phòng Việt-Nga, tuyên truyền xuyên tạc chia rẽ quan hệ Việt-Nga và dụ Nga kiếm lợi từ Trung Quốc.
Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ182 của Hải quân Việt Nam, do Nga chế tạo. Việt Nam sẽ có lực lượng 6 tàu ngầm loại này vào năm 2016.
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng 6 đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia Nga: Việt Nam đã trở thành khách hàng trang bị lớn của Nga, có quốc gia châu Á-Thái Bình Dương rất bất mãn".
Bài viết dẫn thông tấn xã Việt Nam, tờ "Quân đội nhân dân" Việt Nam cho rằng, biên đội 3 tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga chiều ngày 17 tháng 6 đến cảng vịnh Cam Ranh để tiếp nhận tiếp tế hậu cần và kiểm tra sự cố kỹ thuật.
Ngày 17/6, đoàn chiến hạm Nga gồm tàu chống ngầm cỡ lớn Nguyên soái Shaposhnikov, tàu chở dầu Irkut và tàu cứu hộ Alatau đã ghé thăm không chính thức cảng Cam Ranh.
Biên đội 3 tàu chiến có tổng cộng 511 thủy thủ và thuyền viên, có kế hoạch ở lại 4 ngày. Theo bài báo, sĩ quan chỉ huy biên đội đã dâng hoa lên bia kỷ niệm quân nhân Việt Nam và Liên Xô. Bia kỷ niệm này cách sân bay quốc tế Cam Ranh chưa đến 1 km.
Phóng viên tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc đã tìm hiểu và biết được, trên bia kỷ niệm này khắc chữ: "Những quân nhân Liên Xô, Nga và Việt Nam hiến thân mình vì hòa bình khu vực", "Kỷ niệm tròn 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nga/Liên Xô (năm 2010)".
Tàu hộ vệ lớp Gepard Việt Nam mua của Nga, lượng giãn nước 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/giờ.
Theo bài báo, Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển, là cảng nước sâu, vịnh Cam Ranh có được ưu thế thiên nhiên ưu đãi, diện tích mặt nước của vịnh đạt 98 km2, có thể đồng thời đỗ 40 tàu chiến cỡ lớn, trong đó có tàu sân bay. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã chi 300 triệu USD để mở rộng vịnh Cam Ranh.
Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Liên Xô, nằm ở tuyến đầu để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và "tranh bá" với Mỹ. Năm 2002, do không thể chi trả tiền thuê mỗi năm 300 triệu USD, Nga đã rút khỏi vịnh Cam Ranh.
Khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thăm Việt Nam vào tháng 4 năm 2014, tờ "Kommersant" Nga từng bình luận cho rằng, Hà Nội luôn được Moscow coi là đồng minh chiến lược của họ ở Đông Nam Á, Hà Nội không chỉ sử dụng tình hữu nghị với Moscow để nỗ lực phát triển kinh tế nước mình, mà còn tìm cách "ngăn chặn dã tâm ngày càng tăng" của Bắc Kinh ở Đông Nam Á.
Tàu tên lửa lớp Molniya Việt Nam mua của Nga, trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-35
Theo bài báo, mỗi năm Việt Nam đều mua từ Nga trên 1,5 tỷ USD vũ khí trang bị, do đó, Hà Nội cũng nằm trong top 5 nước Nga xuất khẩu vũ khí.
Chuyên gia Andrey Gubin, Viện nghiên cứu chiến lược Nga cho rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Việt đã đạt "trình độ chưa từng có trong lịch sử". Việt Nam là một trong những khách hàng lơn nhât của trang bị hải quân Nga.
Danh sách vũ khí Nga cung cấp bao gồm tàu ngầm lớp Kilo, xuồng tuần tra lớp Firefly, tàu tên lửa lớp Molniya, tàu hộ vệ lớp Gepard, máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, máy bay chiến đấu MiG-29SMT, máy bay vận tải quân sự IL-76MF.
Báo Trung Quốc dẫn lời Andrey Gubin cho rằng: "Một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương cảm thấy không hài lòng với hợp tác Nga-Việt, nhất là quy mô hợp tác lĩnh vực kỹ thuật quân sự không ngừng tăng lên. Trung Quốc có người cho rằng, Nga có ý tăng cương đối thủ khu vực cho Trung Quốc".
Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 do Nga chế tạo
Cũng báo Trung Quốc "dẫn lời Andrey Gubin" chia rẽ quan hệ Việt-Nga và nói tốt cho quan hệ Trung-Nga, cho rằng: "Không phủ nhận quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Nga được hình thành trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng Nga có thể bị Việt Nam lôi kéo về một bên, phục vụ cho lợi ích của Việt Nam hay không là điều đáng nghi ngờ, dù sao giữa Trung-Nga có lợi ích chiến lược rộng rãi hơn".
Nhà nghiên cứu Hứa Lợi Bình, Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cũng lên tiếng đố kị cho rằng, một loạt động thái này của Việt Nam chắc chắn là muốn tăng cường lôi kéo Nga làm "thẻ bài" ở Biển Đông, nhưng ông ta phán "Việt Nam sẽ không được toại nguyện" (?).
Việt Nam không chỉ mua vũ khí trang bị của Nga, mà còn tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung vũ khí trang bị, bảo đảm độc lập và dễ được chuyển giao công nghệ sản xuất hơn. Trong hình là tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma do Hà Lan chế tạo.
Theo Giáo Dục
Nga bác lo ngại vô lý của Mỹ về quân cảng Cam Ranh Hôm 14/3, Nga lên tiếng bác bỏ các quan ngại của Mỹ về việc Nga sử dụng cảng Cam Ranh của Việt Nam để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom. Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95 của Nga. Trang web của Bộ Quốc phòng Nga hôm qua đăng thông báo nói rằng, thật lạ khi nghe những tuyên bố...