Vì sao Mỹ chưa trừng phạt Nga dù Tổng thống Ukraine hối thúc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 20/1 đã từ chối áp đặt các lệnh trừng phạt vào Nga dù phía Ukraine lên tiếng kêu gọi.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Hội nghị An ninh Munich (Đức). Ảnh: Reuters
Mỹ và các quốc gia phương Tây trong thời gian qua cảnh báo rằng Nga có thể tấn công quân sự nhằm vào Ukraine. Phía Nga đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc này. Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 20/2 cho biết phương Tây còn đe dọa trừng phạt nặng nề kinh tế Nga nếu điều họ coi là một cuộc “xâm lược Ukraine” được xúc tiến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy lên tiếng cho rằng nếu Mỹ và các đồng minh chắc chắn về việc Nga lên kế hoạch “xâm lược Ukraine” thì nên áp đặt lệnh trừng phạt vào Moskva từ bây giờ.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Ukraine khi phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 19/2 nêu rõ: “Các ngài nói với tôi rằng 100% sẽ có chiến tranh trong vài ngày tới. Vậy các ngài còn chờ đợi gì?”. Ông Zelenskiy đã nhắc lại kêu gọi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt vào Nga ở thời điểm này. Tổng thống Ukraine nói: “Chúng tôi không cần các lệnh trừng phạt sau khi đã có bắn phá”.
Thủ tướng Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong khi đó chia sẻ với kênh CNN: “Mục đích của các lệnh trừng phạt ngay từ đầu là nhằm ngăn cản Nga tiến đến chiến tranh. Ngay khi bạn kích hoạt chúng thì sự ngăn cản đó biến mất”.
Phát biểu trước các phóng viên tại Munich (Đức), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nhấn mạnh các lệnh trừng phạt được áp dụng sẽ là “lớn nhất và thậm chí là nặng nề nhất” trong lịch sử. Nhưng bà Harris cũng tái đề cập đến quan điểm của Ngoại trưởng Blinken rằng vẫn có phương pháp khác để ngăn viễn cảnh “xâm lược Ukraine”.
Bà Harris chia sẻ: “Chúng tôi nhất trí rằng tác dụng răn đe của các biện pháp trừng phạt vẫn có ý nghĩa, đặc biệt là chúng tôi vẫn chân thành hy vọng rằng có một con đường ngoại giao ở thời điểm này”.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby vào ngày 20/2 nhận định: “Nếu bạn trừng phạt ai đó vì việc họ chưa thực hiện thì điều đó có thể khiến họ quyết định làm điều đó”.
Cùng ngày 20/1, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Mỹ và Anh sẽ chặn hoạt động tiếp cận đồng USD và bảng Anh của các công ty Nga nếu Điện Kremlin ra quyết định tấn công Ukraine. Ông Johnson cũng đánh tiếng rằng các lệnh trừng phạt sẽ nghiêm trọng hơn những gì ông từng đề cập trước công chúng.
Pháp và Nga đẩy mạnh nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột tại Ukraine
Theo Điện Elysee, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ trong tối 20/2 (theo giờ Paris).
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại Paris, ngày 26/6/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là cuộc điện đàm thứ hai của hai nhà lãnh đạo Pháp và Nga trong ngày 20/2, sau cuộc thảo luận kéo dài gần 2 giờ đồng hồ trước đó, trong khuôn khổ một loạt những cuộc trao đổi giữa Tổng thống Emmanuel Macron với các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ nhằm tránh một cuộc xung đột lớn tại Ukraine.
Ngoài các cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp cũng có các cuộc trao đổi riêng rẽ với Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Trước đó, trong cuộc điện đàm đầu tiên, Tổng thống Pháp và Tổng thống Nga thống nhất rằng cần tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine.
Theo thông báo từ Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Putin cho rằng chính quyền ở Kiev đã khiến căng thẳng leo thang ở miền Đông Ukraine, song nhấn mạnh cần tăng cường nỗ lực ngoại giao nhằm tìm ra hướng đi cho cuộc khủng hoảng nói chung.
Ông đồng thời lặp lại lời kêu gọi "Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xem xét một cách nghiêm túc các yêu cầu bảo đảm an ninh mà Nga đưa ra".
Giao tranh giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng nổi dậy ở vùng Donbass ở miền Đông đang leo thang thời gian qua. Một nguồn tin cho biết những trận pháo kích giữa các bên tham chiến gần đây bùng phát dữ dội nhất kể từ năm 2015.
Nhiều vụ nổ được ghi nhận vào ngày 18/2 ở hai khu vực do lực lượng đòi độc lập kiểm soát tại Donbass gồm Lugansk và Donetsk. Phe đòi độc lập cùng ngày thông báo bắt đầu sơ tán dân thường sang Nga do lo ngại quân Chính phủ Ukraine mở đợt tấn công, song không đưa ra bằng chứng. Quân đội Ukraine bác bỏ cáo buộc này.
WB sẵn sàng giải ngân 350 triệu USD cho Ukraine Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cho biết họ sẵn sàng giải ngân 350 triệu USD cho Ukraine mà ban điều hành ngân hàng này sẽ xem xét vào cuối tháng Ba như một phần của kế hoạch cấp vốn ngắn và dài hạn cho quốc gia này. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass. Ảnh: AFP/TTXVN Trong cuộc gặp...