Vì sao Mỹ chưa kiểm xong phiếu bầu tổng thống Mỹ?
Các vấn đề với lá phiếu như vết bẩn hay việc xác minh tư cách cử tri khiến quá trình kiểm phiếu mất nhiều thời gian.
California vẫn đang kiểm phiếu bầu tổng thống Mỹ. Ảnh: npr
Hai tuần sau ngày bầu cử, Hillary Clinton dẫn trước Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hai triệu phiếu phổ thông, dù vậy, ông Trump mới là người chiến thắng chung cuộc vì ông thắng về số phiếu đại cử tri.
Khoảng cách dẫn trước về phiếu phổ thông của bà Clinton được dự đoán sẽ tăng trong vài tuần tới – chủ yếu là vì California, bang đông dân nghiêng về đảng Dân chủ, vẫn chưa kiểm phiếu xong, theo NPR.
Một nguyên nhân khiến California mất nhiều thời gian kiểm phiếu là vết cà phê trên những lá phiếu được gửi bằng thư. California cho phép cử tri đăng ký bầu bằng hình thức gửi thư, miễn là họ phải gửi đơn xin dùng hình thức này ít nhất 7 ngày trước ngày bầu cử.
“Vết cà phê trông giống như dấu hình bầu dục (cách lựa chọn trên phiếu bầu là tô vào hình bầu dục)”, người phụ trách ghi danh cử tri tại hạt Sacramento, Alice Jarboe, nói. “Vì vậy, chúng tôi phải loại bỏ tất cả những vết cà phê”.
Có vẻ như một số cư dân California đã điền phiếu bầu khi dùng bữa sáng, vì không chỉ có vết cà phê, mứt và thạch cũng là những yếu tố gây khó khăn cho việc kiểm phiếu.
Video đang HOT
“Chúng tôi có thấy những thứ đó trên lá phiếu”, Jarboe nói. “Chúng làm kẹt máy kiểm phiếu, vì vậy chúng tôi phải làm bản sao cho những phiếu bầu này”.
Tái tạo một lá phiếu không phải là công việc nhanh chóng. Hai nhân viên bầu cử sẽ làm việc cùng nhau để sao chép những lá phiếu bị hỏng. “Một người sẽ đọc, người còn lại đánh dấu”, Jarboe nói. “Và sau đó họ sẽ kiểm tra chéo để đảm bảo đã sao chép đúng”.
Một nhóm kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra thêm một lần nữa. Lá phiếu bị hỏng cuối cùng bị đóng dấu “không còn hiệu lực” lớn màu xanh.
Jarboe cho biết có cách sửa chữa nhanh hơn là dùng bút xóa: “Chúng tôi sẽ xóa những hình bầu dục có vấn đề. Có khi cử tri chọn nhầm và sau đó gạch chéo để chọn lại, chúng tôi sẽ xóa phần họ không mong muốn và đóng dấu hình ngôi sao vào lá phiếu – dấu hiệu thể hiện lá phiếu đã qua sửa chữa”, cô cho biết.
Ngoài ra còn có những “lá phiếu tạm” mất nhiều thời gian để xử lý. Lá phiếu tạm được sử dụng khi có nghi ngờ liệu cử tri có đủ điều kiện bỏ phiếu hay không, chẳng hạn khi cử tri không xuất trình thẻ căn cước, tên của cử tri không xuất hiện trên danh sách tại một khu vực nhất định, hay bản đăng ký của người đó có những thông tin không chính xác như địa chỉ sai hay tên sai.
Việc xác minh “làm chậm quá trình kiểm phiếu”, Paul Mitchell, một trong những nhà phân tích bầu cử hàng đầu của California, nói. “Tuy nhiên, nếu đánh đổi việc kiểm phiếu nhanh với việc tước đi quyền bỏ phiếu của một số người thì tôi nghĩ làm vậy là không đáng”.
Các quận của California có hơn hai tuần để xác nhận số lượng lá phiếu cuối cùng. Một số bang lớn khác như Florida và Virginia đã hoàn thành việc đó.
Mitchell nói rằng việc kiểm phiếu chậm của California làm người dân Mỹ không có nhận thức chính xác về kết quả bầu cử. “Khoảng cách dẫn trước phiếu phổ thông của Hillary Clinton giờ lớn hơn nhiều điều được công bố trong ngày bầu cử hay thậm chí vài ngày sau cuộc bầu cử”, ông nói. “Và khoảng cách đó ngày càng được nới rộng”.
Nhiều khả năng là 14 triệu cử tri đã đi bầu ở California và bà Clinton thắng ở bang này với tỷ lệ gần 2:1. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về phiếu phổ thông không có tác động đến kết quả chung cuộc. Bà Clinton đã được ấn định là thắng ở bang California và giành được 55 đại cử tri tại đây. Nguyên nhân bà Clinton thắng về số phiếu phổ thông nhưng vẫn thua phiếu đại cử tri là do bà thắng lớn tại các bang đông dân có truyền thống nghiêng về đảng Dân chủ và thua sít sao tại một số bang khác.
Mitchell ước tính Clinton có thể sẽ thắng ông Trump 2,5 triệu phiếu phổ thông trên toàn quốc – biên độ lớn nhất cho một người thua phiếu đại cử tri.
Hệ thống đại cử tri được thiết kế nhằm khiến các bang ít dân và vùng nông thôn ở Mỹ cũng có tiếng nói và được quan tâm trong cuộc bầu cử. Nó đòi hỏi các ứng viên phải có chiến lược tính toán sao cho “gom” đủ số bang để đạt được ít nhất 270/538 phiếu đại cử tri. Sau khi giành chiến thắng, ông Trump đã ca ngợi rằng hệ thống “đưa tất cả các bang, kể cả những bang nhỏ hơn, vào cuộc chơi”.
Ông nói rằng nếu kết quả bầu cử được tính trên phiếu phổ thông thì ông sẽ thay đổi chiến lược, đi vận động tại các đô thị lớn như New York, Florida, California và sẽ “chiến thắng còn giòn giã và dễ dàng hơn”.
Phương Vũ
Theo VNE
6 đại cử tri quyết chặn đường vào Nhà Trắng của Trump
6 đại cử tri kêu gọi những người còn lại bỏ phiếu cho ứng viên khác ngoài Donald Trump và Hillary Clinton, nhằm khiến tỷ phú không giành được số phiếu yêu cầu.
Đại cử tri Dân chủ Micheal Baca. Ảnh: 9news
6 đại cử tri Dân chủ từ các bang Washington và Colorado, chủ yếu là những người từng ủng hộ Bernie Sanders (đối thủ của Clinton trong vòng bầu cử sơ bộ) đang vận động hành lang để các đại cử tri Cộng hòa tại các bang khác không bầu cho ông Trump vào cuộc bầu cử tháng sau, theo Politico.
Cuộc bỏ phiếu ngày 8/11 chưa chính thức đưa tỷ phú Donald Trump vào ghế tổng thống Mỹ mà chỉ xác định 538 đại cử tri, những người sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống vào ngày 19/12. Theo Vox, ông Trump trên lý thuyết giành được 306 phiếu đại cử tri so với 232 phiếu của bà Clinton, ứng viên cần ít nhất 270 phiếu để chiến thắng.
Ngay cả những người lạc quan nhất trong số 6 đại cử tri Dân chủ nói trên cũng thừa nhận rằng họ khó có thể thuyết phục đủ 37 đại cử tri đảng Cộng hòa không bỏ phiếu cho ông Trump - con số họ cần để ông Trump không giành được 270 phiếu và trao quyền quyết định cho hạ viện. Ngay cả khi họ thành công, hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát vẫn có thể bầu ông Trump.
Tuy nhiên, các đại cử tri Dân chủ tin rằng ngay cả khi kế hoạch thất bại, nỗ lực của họ cũng sẽ làm xói mòn niềm tin vào đại cử tri và thúc đẩy nỗ lực xóa bỏ hệ thống này. Với mục tiêu đó, nhóm này đang suy tính việc khuyến khích cử tri Dân chủ không bỏ phiếu cho Hillary Clinton mà hợp tác với các đại cử tri Cộng hòa, để bầu cho một người vai vế trong đảng Cộng hòa như Mitt Romney hay John Kasich.
"Tôi tin rằng nỗ lực này sẽ khiến mọi người phải nghiên cứu nghiêm túc về việc cải cách hệ thống đại cử tri", Micheal Baca, đại cử tri Dân chủ từ Colorado, nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Đại cử tri bất ngờ đổi ý cản bước Donald Trump vào Nhà Trắng Theo kế hoạch, tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20.1. Tuy nhiên, ngoài chiến thắng vang dội trong ngày bầu cử 8.11, ông Trump sẽ còn phải vượt qua thử thách trong ngày 19.12 khi các đại cử tri ra quyết định cuối cùng. Ngày 19.12, đại cử tri sẽ bỏ phiếu bầu chọn ông Trump. Mọi người...