Vì sao mùa đông nên chọn thực phẩm màu đen?
Những thực phẩm màu đen rất phong phú và tốt cho sức khỏe ngày đông. Cùng tham khảo một số thực phẩm màu đen dưới đây.
Thực phẩm màu đen rất phong phú, như gạo tẻ đen, gạo nếp đen, đậu đen, vừng đen, ngô đen, cao lương đen, mộc nhĩ đen…
Các chế phẩm làm từ các nguyên liệu này cũng hết sức đa dạng đa dạng. Như trân châu đen (chế từ đậu đen), cháo ngô đen, rượu cao lương đen, miến gạo đen, nước giải khát gạo đen, cơm bát bảo gạo đen…
Thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe ngày đông. Ảnh minh họa
Mộc nhĩ đen
Đây là thực phẩm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chống ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng máu đông dẫn đến tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ cứng động mạch.
Ngoài ra còn có tác dụng nhuận phế, làm sạch ruột và dạ dày, bổ âm ích vị, cải thiện vi tuần hoàn, giải độc, phòng chống ung thư và viêm hạch lympho.
Gạo đen
Gạo đen là một trong những lương thực quý, có chứa tới 17 axit amin và rất nhiều các khoáng chất như Fe, Ca, P, vitamin B1, B2, B6…
Ăn nhiều gạo đen có tác dụng khai vị ích trung, kiện tỳ ấm gan, sáng mắt hoạt huyết, hoạt sắc bổ tinh, dùng để chữa chứng bệnh bạc tóc sớm, bổ dưỡng cơ thể cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh con.
Gà xương đen
Đây là giống gia cầm quý, có tác dụng bổ gan thận, dưỡng khí huyết, trừ hư nhiệt… Chủ trị tất cả các chứng hư tổn như đau lưng mỏi gối, tiêu khát (đái đường), kiết lị mạn tính, váng đầu hoa mắt, thở dốc mệt mỏi…
Video đang HOT
Chế phẩm Đông y nổi tiếng “Ô kê bạch phượng hoàn” lấy gà xương đen làm nguyên liệu chủ yếu, phối hợp với các vị thuốc Đông y khác, dùng để chữa các bệnh phụ khoa, viêm gan mạn tính, đái tháo đường, viêm khớp, bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Đậu đen
Vị ngọt, tính bình, tác dụng nhuận tràng bổ huyết. Ăn nhiều đậu đen sẽ phòng được nhiều bệnh vào mùa đông. Theo nhiều nghiên cứu, đậu đen rất giàu albumin thực vật, dịch nhày, axit amin không no, vitamin A, B1, B2, E, PP và rất nhiều canxi.
Loại đậu này có tác dụng làm giảm cholesterol, làm mềm huyết quản, phòng chống đái tháo đường, loãng xương, béo phì, làm đẹp da và kéo dài tuổi thọ.
Vừng đen
Vừng (mè) đen là thực phẩm giàu vitamin E, sắt và kẽm. Trong đó hàm lượng sắt gấp 2 lần so với hạt mè trắng, hàm lượng canxi cao hơn gấp 8 lần so với sữa.
Nếu ăn vừng đen nguyên hạt hệ tiêu hoá sẽ khó hấp thu chất dinh dưỡng, vì vậy chuyên gia khuyên bạn nên ăn vừng đen bằng cách làm thành nước loãng hoặc nghiền giã thành bột. Do hàm lượng chất béo trong vừng đen cao gần 60%, lượng calo cao nên nếu bạn ăn trộn vừng với các món chứa chất béo thì nên giảm lượng dầu mỡ ăn kèm.
Nghệ đen
Nhiều người cho rằng dùng nghệ đen tốt hơn nghệ vàng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn về y học cổ truyền thì nghệ đen và nghệ vàng có tác dụng rất khác nhau.
Nghệ đen rất hữu ích trong điều trị bệnh trĩ ở người mắc bệnh trĩ, phong, viêm phế quản, hen suyễn, ung thư, bệnh động kinh, sốt, chữa lành vết thương, rối loạn kinh nguyệt, đau răng, nôn mửa… Với những công dụng này, nhiều gia đình bắt đầu cho chúng vào bữa ăn hàng ngày để vừa thay đổi khẩu vị vừa có thể chữa bệnh.
Tính phá huyết của nghệ đen rất mạnh nên ngoài bệnh nhân viêm loét dạ dày, phụ nữ đang mang thai và người đang bị rong kinh cũng không nên dùng.
Tiêu đen
Hạt tiêu đen không chỉ giúp tăng vị cho món ăn mà còn được xem như một nguyên liệu hữu hiệu chữa trị một số vấn đề về sức khỏe. Tiêu đen có thể giúp hỗ trợ chữa và ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm lạnh, ho, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Ngoài ra, trong tiêu đen có chứa chất pipeprine có tác dụng giúp não hoạt động tốt hơn nên ngăn ngừa và chống lại các dấu hiệu trầm cảm hiệu quả.
Đặc biệt, theo các nghiên cứu thì tiêu đen còn có tác dụng trong việc ngăn chặn sự phát triển các khối u trong vú. Chính các chất piperine, vitamin C, A, flavoroid, caroten cùng chất chống oxy hóa khác nên hiệu quả trong việc ngăn chặn các gốc tự do gây hại cơ thể.
Diệu Tâm (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bất ngờ những "siêu" thực phẩm có khả năng giải độc chì hiệu quả
Nếu như rau muống, gạo, trứng muối hay các loài ngao, trai, hến có nguy cơ nhiễm độc chì cao thì thịt bò, tôm khô, mộc nhĩ đen, cà rốt và tỏi lại có khả năng giải độc thì siêu hiệu quả.
Thịt bò là thực phẩm hàng đầu có khả năng giải độc chì rất hiệu quả. Ảnh: nongsandungha.
Lý do là vì thịt bò có chứa hàm lượng protein và canxi cao, có thể ngăn chặn cơ thể hấp thụ chì. Ảnh: thucphamsachkhanhngoc.
Tôm khô là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày với nhiều gia đình Việt Nam. Cùng với thịt bò, tôm khô cũng có khả năng giải độc chì rất tốt. Ảnh: dacsanmuicamau.
Trong tôm khô chứa hàm lượng đạm và canxi cao, có tác dụng giúp bài tiết chì khỏi cơ thể hiệu quả. Được biết, cứ mỗi 500gram vỏ tôm chứa đến 250 gram canxi. Ảnh: thucphamdfood.
Ít ai biết rằng mộc nhĩ đen có khả năng thải độc chì khá hiệu quả. Ảnh: giaoducthoidai.
Nếu bạn ăn mộc nhĩ thường xuyên sẽ có thể loại bỏ bớt lượng chì trong cơ thể và các chất độc hại khác. Ảnh: khoahoc.
Cà rốt chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Đây là loại thực phẩm thường được dùng để giải độc nói chung và thủy ngân, chì nói riêng. Ảnh: trithucvn.
Do đó, những người bị nhiễm độc thủy ngân hay nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt. Ảnh: tienphong.
Tỏi là loại gia vị có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có thể giúp giảm lượng kim loại nặng nhiễm vào cơ thể. Ảnh: baotintuc.
Nghiên cứu đã chứng minh tỏi có tác dụng hóa giải ngộ độc chì, có thể làm giảm nguy hại khi chì vào cơ thể. Ảnh: akamaized.
Theo Kiến Thức
Những người này ăn thanh long cực kỳ nguy hiểm, cần biết mà tránh Quả thanh long có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu, nhuận phổi, giải độc, sáng mắt... Mặc dù trái cây này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng 'hợp' để ăn thanh long. Ảnh minh họa: Internet Được biết tới là một trong những loại trái cây "đại bổ" thơm ngon, thanh long...